Công nghệ và thiết bị khai thác điện NLMT độc lập

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiềm năng các nguồn năng lượng tái tạo tại khu di tích K9, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (Trang 64)

Loại trạm điện MT này thường được ứng dụng cho các khu vực miền núi, hải đảo,… những nơi không có lưới điện quốc gia, công suất thường nhỏ (hàng chục Wp đến hàng trăm kWp).

- Ưu điểm của loại nguồn này là có thể ứng dụng cho mọi nơi, mọi địa hình những nơi có thể khai thác được NLMT. Riêng với trạm điện MT vận hành khá đơn giản, hoạt động tin cậy,…

- Nhược điểm lớn nhất của trạm điện loại này là phải sử dụng Bộắc qui để tích trữ điện năng, để ổn định nguồn cung cấp, đây là thành phần khá đắt tiền, phải chăm sóc bảo trì thường xuyên và gây ô nhiễm môi trường.

Sơ đồ hình 3.11 là sơ đồ điển hình về hệ nguồn điện mặt trời. Các thành phần chính của hệ nguồn nhau sau:

- Phần phát điện: Tấm PMT có nhiệm vụ hấp thụ và chuyển đổi nguồn NLMT thành nguồn điện năng một chiều;

- Bộ Điều khiển (charge controller) có nhiệm vụđiều hoà quá trình nạp điện và phóng điện của Bộắc qui, bảo vệắc qui;

- Hệ thống ắc quy (battery) gồm một hay nhiều bình ắc qui nối ghép lại. Nó tích trữ điện năng (nạp điện) khi có nắng, PMT phát điện và ắc qui cấp điện bổ xung cho các tải tiêu thụ khi nguồn điện từ pin MT không đủ (không đủ ánh nắng mặt trời);

- Bộ biến đổi điện (inverter) biến đổi điện một chiều từ PMT và Bộắc qui thành điện xoay chiều thông dụng (ví dụ 220V, 50Hz). Trường hợp nếu tải tiêu thụ là loại tải sử dụng điện một chiều thì không cần sử dụng Bộ biến đổi điện;

56

Hình 3.11: Sơđồ hệ thống điện mặt trời độc lập

Các thành phần nêu trên được thiết kế, tính toán, đảm bảo kỹ thuật phù hợp nhu cầu tiêu thụđiện của phụ tải và tiềm năng bức xạ mặt trời tại chỗ.

Mô hình cấp điện mặt trời có thể dùng cho hộ gia đình, cho hộ tập thể, cụm dân cư, cho nhu cầu công cộng và cho các hộ là các doanh nghiệp. Với mỗi loại phụ tải khác nhau sẽ được tính toán và thiết kế tương ứng. Riêng với trạm điện pin MT tính linh hoạt và thích nghi với phụ tải là tốt. Qui mô công suất có thể từ vài chục watt đến hàng trăm kilowatts. Chính vì vậy trong thời gian qua tại Việt Nam đã có rất nhiều dự án tài trợ của các tổ chức phi chính phủ cũng như hỗ trợ của nhà nước, bộ ngành khác nhau đã triển khai lắp đặt hàng ngàn trạm điện mặt trời cho các hộ dân, hoặc các trạm tập trung cho thôn, bản, cộng đồng, đồng bào thiểu số, đồng bào ở vùng sâu vùng xa, miền núi, hải đảo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiềm năng các nguồn năng lượng tái tạo tại khu di tích K9, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (Trang 64)