Nguồn vốn đầu tư, tài trợ từ nước ngoà

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC NẮM GIỮ TIỀN MẶT ĐẾN GIÁ TRỊ CÔNG TY.PDF (Trang 50)

Tại Bình Thuận, nguồn FDI tập trung chủ yếu vào ngành du lịch và ngành công nghiệp đối với ngành nông, lâm nghiệp, việc thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này quá nhỏ. Một mặt việc đầu tư vào nông nghiệp rất khó thu lại vốn nhanh nên thường các nhà đầu tư hay e ngại bỏ vốn vào lĩnh vực này. Mặt khác cũng do tiềm năng về nông nghiệp còn hạn chế, cơ cấu cây trồng không đa dạng, chưa có những dự án hấp dẫn để đầu tư.

Năm 2008, Bình thuận thu hút được 11 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký là 515,053 triệu USD. Trong đó, ngành nông, lâm nghiệp chỉ thu hút được 2 dự án với số vốn đăng ký là 0,950 triệu USD và chiếm tỷ trọng 0,18% tổng nguồn vốn.

Trong năm 2009, Bình Thuận thu hút được 13 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 125,68 triệu USD. Trong đó, ngành nông lâm nghiệp thu hút được 4 dự án với tổng số vốn đăng ký là 19,54 triệu USD, chiếm tỷ trọng 15,5% tổng nguồn vốn.

Bảng2.15: các dự án FDI đầu tư vào nông nghiệp được cấp phép năm 2009

FDI được cấp phép năm 2009 của tỉnh Bình Thuận Số dự án Tỷ trọng Tổng vốn đăng ký (triệu USD) Tỷ trọng Vốn pháp định (triệu USD) Tỷ Trọng Tổng số 13 100% 125,68 100% 35,00 100% Phân theo ngành:

- Nông, lâm nghiệp 4 30,8% 19,54 15,5% 9,07 25,9%

- Công nghiệp 4 30,8% 26,89 21,4% 11,61 33,2%

53

Phân theo hình thức đầu tư:

- Liên doanh 4 30,8% 22,61 18,0% 7,36 21,0%

- 100% vồn nước

ngoài 9 69,2% 103,07 82,0% 27,64 79,0%

(Nguồn: niên giám thống kê năm 2009 của tỉnh Bình Thuận)

Năm 2009 toàn tỉnh có 74 dự án FDI còn hiệu lực đến 31/12/2009 với tổng số vốn đăng ký là 1.081,07 triệu USD, tổng vốn pháp định là 304,55 triệu. Trong đó ngành nông, lâm nghiệp có 8 dự án với tỷ trọng 10,81% với tổng vốn đăng ký 26,01 triệu USD (tỷ trọng 2,41%), vốn pháp định12,49triệu USD (tỷ trọng 4,10%).

Bảng2.16: các dự án FDI trên địa bàn còn hiệu lực đến 31/12/2009

FDI còn hiệu lực đến 31/12/2009 của tỉnh Bình Thuận Số dự án Tỷ trọng Tổng vốn đăng ký (triệu USD) Tỷ trọng Vốn pháp định (triệu USD) Tỷ trọng Tổng số 74 100% 1.081,07 100% 304,55 100% Phân theo ngành:

- Nông, lâm nghiệp 8 10,81% 26,01 2,41% 12,49 4,10%

- Thuỷ sản 9 12,16% 13,47 1,25% 6,60 2,17%

- Công nghiệp 17 22,97% 74,56 6,9% 26,49 8,7%

- Xây dựng 3 4,05% 2,8 0,26% 1,5 0,49%

- Khách sạn, du lịch 31 41,89% 946,71 87,57% 251,07 82,44% -Văn hóa, thể thao, y

tế, giáo dục 6 8,11% 17,53 1,62% 6,40 2,1%

Phân theo hình thức đầu tư:

- Liên doanh 18 24,32% 594,49 54,99% 140,93 46,28%

- 100% vốn nước

54

(Nguồn: niên giám thống kê năm 2009 của tỉnh Bình Thuận)

Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (ACP) do Ngân hàng Thế giới tài trợ, UBND tỉnh Bình Thuận đã phê duyệt Kế hoạch tổng thể (năm 2009-2013) với số vốn ODA riêng cho tỉnh Bình Thuận là 8,24 triệu USD (tương đương 133 tỷ đồng).

Dự án Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học tỉnh Bình Thuận, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã Phê duyệt kế hoạch tổng thể (2009-2015). Tổng vốn đầu tư cho tỉnh Bình Thuận là 3.265.000 USD, tương đương 55,505 tỷ đồng (17.000 đ/USD). Trong đó,vốn dự án ADB là 2,838 triệuUSD (tương đương 47,991tỷ đồng).

Giai đoạn 2008-2015, liên quan đến nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản, tỉnh Bình Thuận đangkêu gọi và thu hút nguồn vốn FDI đầu tư cho các dự án như:

Dự án Chợ đầu mối nông sản, rau quả xuất khẩu Hàm Thuận Nam: địa điểm đầu tư tại Xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam. Quy mô 12 ha, với số vốn đầu tư 2- 4 triệu USD liên doanh 100% nước ngoài, nằm cạnh quốc lộ 1A nên điều kiện giao thông rất thuận lợi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dự án Nhà máy đóng hộp nước giải khát, trái cây: địa điểm đầu tư tại KCN Hàm Kiệm, KCN Sơn Mỹ. Quy mô 800- 1.000 tấn sản phẩm/năm, với số vốn đầu tư 8-10 triệu USD liên doanh 100% nước ngoài.

Dự án nhà máy xử lý nhiệt (trái Thanh long): địa điểm đầu tư tại Phan Thiết/Hàm Thuận Nam. Quy mô 10.000tấn/năm, diện tích 3 ha với số vốn đầu tư 10 triệu USD liên doanh 100% nước ngoài.

Dự án Nhà máy Sản xuất phân bón: địa điểm đầu tư tại KCN Sơn Mỹ. Quy mô 10.000 tấn sản phẩm/năm, với số vốn đầu tư 5-7 triệu USD liên doanh 100% nước ngoài.

55

Dự án chế biến phân bón vi sinh: địa điểm đầu tư tại KCN Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam. Quy mô 10.000 tấn/năm, với số vốn đầu tư 3 triệu USD liên doanh 100% nước ngoài.

Mặc dù nguồn vốn FDI đầu tư cho nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh có gia tăng qua các năm, nhưng đầu tư cho phát triển Thanh long chưa thu hút hiệu quả nguồn vốn này. Nhà nước, địa phương cần có định hướng chiến lược “đầu tư mồi” để khơi thông nguồn vốn FDI đầu tư cho phát triển Thanh long.

Qua các số liệu và phân tích trên, nhìn chung các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh từng bước đang được cải thiện. Trong đó, có 2 nguồn vốn đầu tư chủ lực cho phát triển Thanh long Bình Thuận là nguồn vốn tích luỹ từ bản thân khu vực nông nghiệp (nguồn vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân) và nguồn vốn tín dụng.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC NẮM GIỮ TIỀN MẶT ĐẾN GIÁ TRỊ CÔNG TY.PDF (Trang 50)