SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU :

Một phần của tài liệu Lý luận chung về công tác kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất. (Trang 46 - 50)

Chứng từ ghi sổ.

 Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ gồm các loại sổ kế toán chủ yếu sau:+Nhật ký chứng từ số 5.

+Bảng kê số 3. +Sổ cái.

+Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết.

 Hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái gồm các loại sổ kế toán chủ yếu sau:+Nhật ký- Sổ cái.

+Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

 Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ kế toán chủ yếu sau:+Sổ nhật ký chung.

+Sổ cái các tài khoản 152:Nguyên vật liệu, tài khoản 331:

Thanh toán với người bán.

+Các sổ, thẻ kế toán chi tiết như: sổ chi tiết nguyên vật liệu, thẻ kho, sổ chi tiết thanh toán với người bán.

 Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm các loại sổ kế toán chủ yếu như:+Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.

+Sổ cái.

+Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

V. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU: :

Nền kinh tế thị trường ngày một phát triển, nhu cầu xã hội ngày một tăng, đòi hỏi khối lượng sản phẩm nhiều hơn, chất lượng cao hơn, mẫu mã đa dạng hơn. Do vậy, việc cung cấp, sản xuất cũng phải không ngừng nâng cao cả về chất lượng và chủng loại.

Trong điều kiện hiện nay, các ngành sản xuất của ta chưa đáp ứng đầy đủ vật liệu cho yêu cầu sản xuất, còn rất nhiều nguyên vật liệu phải nhập ngoại như thép cho ngành công nghiệp cơ khí, thuốc nhuộm cho ngành công nghiệp dệt, phân bón cho nông nghiệp...dẫn tới sản xuất bị ảnh hưởng. Do đó, sử dụng vật liệu sao cho đạt hiệu quả kinh tế là điều hết sức quan trọng. Như vậy, việc quản lý vật liệu có thể hiểu rằng:

-Quản lý thu mua vật liệu sao cho tốt tránh gây thất thoát vật liệu trong khâu thu mua, đảm bảo vật liệu mua về đúng yêu cầu sử dụng và giá mua phải hợp lý, lựa chọn điểm thu mua phải thích hợp để hạ thấp chi phí thu mua góp phần hạ giá thành sản phẩm.

-Quản lý việc dự trữ vật liệu: Do đặc tính của vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh, trong quá trình sản xuất bị tiêu dùng toàn bộ và do giá cả cũng như cung và cầu trên thị trường của nguyên vật liệu (luôn luôn biến động) nên viẹc dự trữ vật liệu như thế nào để đáp ứng kịp thời đầy đủ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh liên tục là hết sức quan trọng. Đối với những vật liệu có nguồn cung ứng dồi dào thì không cần dự trữ tránh tình trạng ứ đọng vốn, làm tăng nhanh vòng quanh của vốn. Việc dự trữ vật liệu đặt ra với những vật liệu thiết yếu dành cho những công nghệ chế tạo sản phẩm của Công ty. Đối với loại vật liệu này cần phải dự trữ tối thiếu vào cuối chu kỳ. Thực tế hiện nay rất ít doanh nghiệp thực hiện được yêu cầu về 2 loại dự trữ này. Mục đích dự trữ đó là dẩm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh không gây nhiều ứ đọng vốn, không quá ít làm gián đoạn quy trình sản xuất.

-Quản lý việc sử dụng vật liệu: Chi phí vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Bởi vậy khi sử dụng vật cho quá trình sản xuất phải đúng định mức quy định, đúng thứ loại, quy cách và đúng quy trình sản xuất đảm bảo tiết kiệm chi phí vật liệu trong giá thành.

Do công tác quản lý vật liệu có tầm quan trọng lớn như vậy nên việc tăng cường quản lý vật liệu là rất cần thiết, phải luôn cải thiện công tác quản lý vật liệu cho phù hợp với thực tế sản xuất và coi đây là vấn đề cấp thiết đưa công tác quản lý vật liệu vào nề nếp khoa học.

2.Nội dung hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu:

Để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế và phát huy tối đa vai trò của nguyên vật liệu. Xuất phát từ vị trí và yêu cầu quản lý vật liệu, xuất phát từ vị trí của kế toán trong quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp, kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất cần hoàn thiện các nội dung sau:

-Tổ chức ghi chép, tổng hợp và phản ánh số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển, bảo quản, tình hình nhập- xuất tồn kho nguyên vật liệu. Tính giá thành thực tế của vật liệu đã thu mua và nhập kho của công ty, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu mua về các mặt: số lượng, chủng loại, giá cả, thời hạn nhằm cung cấp đầy đủ kịp thời, đúng chủng loại vật liệu cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

-Áp dụng đúng đắn các phương pháp về kỹ thuật hạch tóan vật liệu, hướng dẫn kiểm tra các bộ phận, đơn vị của xí nghiệp. Thực hiện đầy đủ chế độ kế toán ban đầu về vật liệu (lập chứng từ, luân chuyển chứng từ) mở các sổ, thẻ kế toán chi tiết, thực hiện hạch toán vật liệu đúng chế độ. Phương pháp quy định nhằm đảm bảo thống nhất trong công tác kế toán, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác kế toán.

Kế toán trong phạm vi ngành kế toán và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

-Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ và sử dụng vật liệu, phát hiện ngăn ngừa và đề xuất các biện pháp xử lý vật liệu thừa, thiếu, ứ đọng, kém hoặc mất phẩm chất. Tính toán xác định giá trị, số vật liệu thực tế đưa vào sử dụng.

-Tham gia kiểm kê và đánh giá lại vật liệu theo chế độ nhà nước quy định, lập báo cáo về vật liệu phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý, tiến hành phân tích tình hình thu mua. Bảo quản dự trữ và sử dụng vật liệu một cách hợp lý góp phần tiết kiệm chi phí về nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm.

3.Ý nghĩa của việc hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu:

Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu nghiêm chỉnh, kịp thời và chính xác là cơ sở để cung cấp số liệu cho việc hạch toán giá thành ở mỗi doanh nghiệp thành viên. Nếu kế toán vật liệu không được thực hiện tốt sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tính giá thành sản phẩm dẫn đến tình hình nhà quản lý không nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh một cách chính xác.

Hạch toán vật liệu cung cấp những thông tin giúp cho xí nghiệp có kế hoạch thu mua, dự trữ nguyên vật liệu tránh tình trạng làm gián đoạn quy trình sản xuất.

Nhờ công tác hạch toán nguyên vật liệu, doanh nghiệp biết được tình hình sử dụng vốn lưu động, từ đó đưa ra các biện pháp làm tăng nhanh vòng quay vốn lưu động, bảo toàn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Lý luận chung về công tác kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất. (Trang 46 - 50)