1. Khái quát về phân tích tài chính doanh nghiệp
3.2.2. Giải pháp về cơ cấu nguồn vốn
Cơ cấu nguồn vốn trong những năm qua của doanh nghiệp đang dịch chuyển theo hướng giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tăng tỷ lệ nợ phải trả và đã mang lại hiệu quả rất tích cực. Trong những năm tiếp theo công ty nên vẫn đi theo xu hướng đó tuy nhiên thì cần sử dụng đòn bẩy tài chính tích cực hơn nữa. Tuy nhiên công ty cần cân đối tỷ lệ giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phù hợp vì hiện tại dư nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cao và là nguồn tài trợ chủ yếu cho các hoạt động kể cả dài hạn. Do đó rủi ro từ việc chậm hình thành tài sản cố định từ các tài sản dở dang là rất lớn.
Để giảm tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn thì nên giảm tỷ lệ vốn đầu tư của chủ sở hữu. Qua các năm 2011-2013, tỷ lệ đầu tư của vốn chủ sở hữu giảm tỷ lệ nợ phải trả tăng trong khi doanh lợi trên vốn chủ sở hữu giảm nhưng với tốc độ thấp hơn. Sở dĩ điều này xảy ra là vì khi công ty hoạt động có hiệu quả thì chi phí sử dụng nợ sẽ thấp hơn chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu rất nhiều. Ngược lại, công ty nên tăng dần nợ phải trả đặc biệt là việc chuyển đổi các khoản nợ ngắn hạn thành nợ dài hạn theo đúng mục đích sử dụng của từng loại vốn.
Công ty nên tăng cường huy động nguồn tài trợ từ các cổ đồng và nhà đầu tư để đầu tư để biến tài sản xây dựng cơ bản dở dang thành tài sản cố định, thay vì đầu tư bằng vốn vay ngắn hạn và vốn chủ sở hữu như trước đây. Mặt khác, công ty cần xây dựng kế hoạch kinh doanh tổng thể, từ đó xác định kế hoạch huy động và phân bổ vốn hợp lý cho các chương trình kinh doanh đặc biệt các kế hoạch xúc tiến đầu tư tìm kiếm nguồn tài trợ dài hạn với chi phí hợp lý để tránh rơi vào bẫy sử dụng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn và sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến chi phí tài chính tăng cao và tạo ra nguy cơ sụt giảm khả năng trả nợ hoặc mất khả năng thanh toán.
Để cân bằng giữa nguồn vốn đi chiếm dụng và bị chiếm dụng, công ty nên gia tăng hợp lý nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh toán bằng cách: bộ phận mua hàng tích cực tìm kiếm và thoả thuận với những khách hàng cung ứng để được hưởng chính sách trả chậm.Có như vậy cũng sẽ gia tăng được tỷ lệ phải trả cho người bán.
Quan trọng hơn, công ty phải xây dựng và xác định được một cơ cấu vốn hợp lý phù hợp với các chương trình kinh doanh của doanh nghiệp làm kim chỉ nam
cho việc thu xếp, phân bổ vốn tránh việc rơi vào trạng thái bị động hoặc phải sử dụng các nguồn vốn với chi phí cao ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp.
Mặt khác, hiện nay trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp chưa chú trọng đến việc trích lập quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng rủi ro dẫn đến việc doanh nghiệp có thể bị động khi có các khoản phải thu rơi vào tình trạng khó đòi, việc ứ đọng vốn tại khách hàng hoặc hàng tồn kho dẫn đến khó khăn về nguồn vồn cho doanh nghiệp đặc biệt là vốn lưu động.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn cũng như chủ động trong việc tìm kiếm nguồn tài chính cho doanh nghiệp với chi phí vốn phù hợp, công ty cần thực hiện một số giải pháp như sau:
3.2.2.1 Nâng cao thực hiện các dự án đầu tư xây dựng
Công ty cần xây dựng kế hoạch chi tiết trong việc đầu tư và triển khai có dự án với mục tiêu đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh tình trạng đầu tư dàn trải theo chiều ngang và đa ngành như hiện nay. Bên cạnh đó, công ty cần phải phân tích và đánh giá tính khả thi của các phương án, dự án trước khi thực hiện cũng như phải giám sát chặt chẽ quá trìn triển khai các dự án để nhanh chóng chuyển các tài sản xây dựng cơ bản dở dang thành tài sản và tạo được nguồn thu cho doanh nghiệp. Từ đó cân bằng được cơ cấu nguồn vốn giữa ngắn hạn và trung hạn, thực hiện đầu tư vốn theo đúng mục đích.
3.2.2.2 Chứng khoán hóa nguồn vốn của Công ty
Là công ty cổ phần với sự phát triển ngày càng nhanh, doanh nghiệp cần chứng khoán hóa nguồn vốn thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu để huy động nguồn vốn từ thị trường tài chính.
Để thực hiện được điều đó, Công ty cần tạo sự tin cậy từ phía các tổ chức tín dụng, từ các cổ đông bằng cách minh bạch hóa tài chính, thực hiện lành mạnh hóa và công khai hóa tài chính. Công ty cần chủ động thiết lập, tăng cường, phát triển mối quan hệ với các ngân hàng, nghiên cứu và thâm nhâp thị trường chứng khoán nước ngoài.
Không chỉ vậy, công ty nên thuê tổ chức tư vấn chuyên nghiệp xây dựng lộ trình và kế hoạch IPO, phát hành cổ phiếu cũng như trái phiếu đặc biệt là trái phiếu dự án khi công ty đang cần nguồn vốn lớn cho việc triển khai ba dự án tại Thái Nguyên.