/SGK; BT 1 4/SBT
4. Củng cố : Nhắc lại ghi nhớ của truyện , đọc kỹ truyện, nhớ những sự việc chính, kể tóm tắt được truyện
5.Dặn dò: Học và soạn “ Nhân hóa”
***************************************************
Tiết: 91 Ngày soạn :.../.../2011 Ngày
dạy :.../.../2011 Tiếng Việt: NHÂN HÓA I.Mục tiêu: Giúp HS
1.Kiến thức: Nắm được khái niệm nhân hoá, các kiểu nhân hoá. Tác dụng của phép nhân hoá
2.Kĩ năng: - Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của phép tu từ nhân hóa. - Sử dụng được phép nhân hóa trong khi nói và viết
3.Thái độ: Ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Soạn và lấy nhiều ví dụ, tìm tài liệu liên quan Tích hợp phần Văn ở bài “Sông nước Cà Mau” .Bảng nhóm. Giáo án điện tử
2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà.
III.Tiến trình bài dạy:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút
* Đề : So sánh là gì? Cấu tạo của phép so sánh ?Có mấy cách so sánh? Cho Ví dụ? ( 9 điểm)
* Đáp án: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật , sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Cấu tạo của phép so sánh gồm: Vế A, phương diện so sánh, từ ngữ so sánh và vế B
- Có hai kiểu so sánh : so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng VD: Con đi trăm núi ngàn khe
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi
=> So sánh không ngang bằng Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày => So sánh ngang bằng
3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Ở tiết trước ta học phép tu từ so sánh. Hôm nay chúng ta học phép tu từ nhân hoá. Nhân hoá là gì? Có mấy kiểu nhân hoá? Tác dụng của nhân hoá
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức