Hiệu quả thiết thực của SKKN nếu được triển khai, áp dụng trong đơn vị, ngành:

Một phần của tài liệu SKKN 2013 : Công tác chỉ đạo chuyên môn trong trường học (Trang 26)

trong đơn vị, ngành:

Đối với người cán bộ quản lý: Có thêm những kinh nghiêm trong công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn.Góp phần làm cho hoạt động chuyên môn ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả.Từ đó chất lượng giáo dục của nhà trường từng bước được nâng lên.

Đối với giáo viên: Nhận thức sâu sắc hơn ý nghĩa vai trò của hoạt động chuyên môn trong trường học từ đó có ý thức tự trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, tích cực học tập bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn về mọi mặt, thực hiện nghiêm túc mọi nề nếp quy định của chuyên môn.

Đối với học : Từ những chuyễn biến tích cực trong giáo viên,làm cho học sinh yêu thích môn học,tạo không khí thi đua học tập sôi nổi từ đó nâng cao ý thức giác trong học tập của các em.

3. Kiến nghị :

Để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác chỉ đạo chuyên môn trong trường THCS hiện nay chúng tôi có một số kiến nghị sau:

Về cơ sở vật chất: Có đủ số phòng học một ca, có đủ các phòng chức năng và phòng thực hành...

Tăng cường hơn nữa công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý các trường học.

Chăm lo cơ sở vật chất, đảm bảo đủ số phòng học, phòng học phải đúng quy cách, đủ ánh sáng để đảm bảo cho việc dạy và học của thày và trò trong nhà trường.

Trên đây là một số biện pháp quản lý chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả chuyên môn mà tôi đã nghiên cứu , áp dụng vào trường tôi đang công tác và

bước đầu đã thu được những kết quả đáng kể.Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng chắc rằng vẫn không tránh khỏi những thiếu sót kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp quản lý, các bạn đồng nghiệp bổ sung thêm để sáng kiến của tôi được hoàn chỉnh hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Một phần của tài liệu SKKN 2013 : Công tác chỉ đạo chuyên môn trong trường học (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w