Tác động đến môi trường kinh doanh.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬPNKINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA (Trang 26 - 29)

Thực chất của hội nhập kinh tế quốc tế là tự do giao thương, nói hẹp hơn chính là mức độ mở cửa của nền kinh tế đối với quốc tế, mở rộng phạm vi cạnh tranh từ phạm vi một quốc gia sang phạm vi nhiều quốc gia. Trong thời gian ngắn, chỉ có các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các liên doanh được hoạt động tại Việt

Nam. Tuy nhiên chỉ trong một thời gian không lâu nữa, ngân hàng nước ngoài sẽ được phép thành lập ngân hàng 100% vốn và không bị hạn chế nào trong hoạt động nghiệp vụ. Như vậy số lượng các ngân hàng hoạt động ở Việt Nam sẽ tăng lên. Sự cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam không chỉ còn giới hạn trong phạm vi một nước mà đã mở rộng hơn. Đối thủ của các ngân hàng Việt Nam lại có ưu thế hơn hẳn về quy mô, chất lượng hoạt động, công nghệ khoa học, cách quản lí... Các ngân hàng Việt Nam phải tìm ra cách thức hoạt động phù hợp để chiến thắng trong cạnh tranh. Chiến thắng trong cạnh tranh là điều kiện để các ngân hàng tồn tại và phát triển. Trong bất cứ trường hợp nào, muốn chiến thắng trong cạnh tranh ngân hàng phải có lợi thế hơn so với ngân hàng khác. Lợi thế trong cạnh tranh nghĩa là ngân hàng cung ứng dịch vụ với các ưu thế hơn so với các ngân hàng khác cung ứng sản phẩm, dịch vụ cùng loại. Các biểu hiện lợi thế cạnh có tính then chốt là giá cả, chất lượng, sự khác biệt hoá sản phẩm, tốc độ cung ứng...

Muốn có lợi thế về giá ngân hàng phải tạo ra dịch vụ với chi phí thấp hơn các ngân hàng khác. Có thể nói một ngân hàng hoàn toàn có lợi thế cạnh tranh về giá nếu giá thành sản phẩm của ngân hàng đó thấp nhất và các nhà quản trị biết dựa trên cơ sở chi phí thấp mà đề ra các chính sách giá cả thích hợp.

Để có lợi thế về chất lượng và khả năng khác biệt hoá sản phẩm thì ngân hàng cần có đội ngũ cán bộ nghiên cứu với chất lượng cao và công nghệ hiện đại.

Ngân hàng có lợi thế về tốc độ cung ứng khi bất cứ loại cầu nào mới xuất hiện trên thị trường, ngân hàng đều có thể cung cấp sớm nhất. Như vậy, ngân hàng cần có đội ngũ cán bộ nghiên cứu phát triển mạnh. Đội ngũ này có đủ khả năng nhanh chóng nghiên cứu thành công các sản phẩm mới từ ý tưởng dù chỉ là rất nhỏ, tưởng chừng không logic.

Trong một môi trường kinh doanh mới, các ngân hàng Việt Nam đã dần biết tạo ra các lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng mình bằng cách tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm của mình. NHNo&PTNT có chủ trương mở rộng các công ti trực

thuộc. Đây là một chiến lược đúng đắn. Để đa dạng hoá các dịch vụ và sản phẩm Ngân hàng, NHNo&PTNT đã mở thêm một loạt các công ti trực thuộc như công ti cho thuê tài chính, công ti chứng khoán, công ti mua bán nợ, công ti bảo hiểm và sắp tới là công ti đầu tư thương mại và dịch vụ. Ngân hàng NHNo&PTNT đã nắm bắt được tâm lí khách hàng là luôn mong muốn đến một ngân hàng và có thể nhận được mọi dịch vụ khác có liên quan đến các giao dịch về tài chính. Có những thời điểm hệ thống ngân hàng rơi vào trong tình trạng khan hiếm tiền mặt, chi nhánh NHo&PTNT Hà Tây đã phát hành kì phiếu 12 tháng, lãi suất 0,6% trả lãi trước và ngay lập tức chiến dịch này đã thu hút khách hàng đến gửi tiền, tạo thế mạnh cho chi nhánh ngân hàng Hà Tây so với các NHTM khác trong việc ổn định khả năng thanh toán. NHNo&PTNT Nam Hà Nội lại biết tận dụng thái độ phục vụ của cán bộ ngân hàng. Thượng đế có thể ngồi tại nhà mà vẫn có thể gửi tiền an toàn tại NH, các doanh nghiệp có nhu cầu vốn ngay hoặc giao chuyển chứng từ, chỉ cần gọi điện là các nhân viên ngân hàng có thể đến tận nơi và hướng dẫn cho khách hàng sử dụng những dịch vụ tốt nhất. Trong khi các ngân hàng vẫn đang trong tình trạng nhiều cửa thì khách hàng vẫn thích đến NHNo&PTNT Nam Hà Nội với công nghệ tin học tiên tiến, hơn thế khi gặp bất cứ một nhân viên nào từ nhân viên bảo vệ đến hành chính hay cán bộ nghiệp vụ, họ đều nhận được sự phục vụ tốt nhất, với những thông tin đầy đủ nhất.

Kinh nghiệm các nước cho thấy nếu hệ thống ngân hàng nội địa đủ mạnh thì dù mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính các ngân hàng nội địa vẫn chiếm lĩnh được thị phần của mình trên thị trường. Thực tế cho thấy thị phần ngân hàng nước ngoài ở Đức chỉ chiếm 4%, Ý chiếm 6%, Hàn Quốc 12%, các nước Đông Nam Á. Trong thời gian này, các NH nước ngoài chưa có ý định chiếm lĩnh thị trường Việt Nam mà chỉ đặt cơ sở nghiên cứu, thăm dò, khảo sát thị trường Việt Nam do vậy môi trường cạnh tranh này chỉ được tạo lập khi họ kết thúc thời gian thăm dò, nghiên cứu và thực sự hoạt động ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬPNKINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA (Trang 26 - 29)