- Tồn tại: Công tác tự kiểm tra của tổ TK & VV, của tổ chức Hộ
3.2.4. Giải pháp thực hiện công tác kế toán ngân quỹ và các hoạt động khác
động khác
Nâng cao chất lượng kiểm tra hồ sơ cho vay và chứng từ kế toán. Thực hiện thu đúng, đủ, chi đúng chế độ, tiết kiệm những khoản chi không cần thiết. Thực hiện tốt quản lý chìa khóa kho, kiểm quỹ cuối ngày và đột xuất đảm bảo an toàn kho quỹ. Trực gác cơ quan 24/24h trong ngày để bảo vệ an toàn tài sản của cơ quan cũng như của khách hàng.
Thực hiện cho vay theo cơ chế thị trường (cho vay theo lãi suất dương) có ưu đãi chút ít sẽ là động lực thúc đẩy tính năng động, buộc người vay phải tính toán số tiền cần vay bao nhiêu, trồng cây gì, nuôi con gì cho hiệu quả, tiết kiệm trong chi tiêu để có tiền trả nợ. Từ đó giúp họ tập dần với việc hạch toán kinh tế, tiếp cận với nguồn vốn tín dụng Ngân hàng. Như thế thì sự tồn tại và phát triển của NHCSXH mới ổn định lâu dài, phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong thực tiễn cái mà người nghèo quan tâm hơn cả là được vay đúng lúc cần thiết, đáp ứng đủ vốn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, thủ tục đơn giản thuận tiện.
Mô hình quản lý tín dụng chính sách thông qua phương thúc ủy thác cho vay qua các tổ chức Chính trị - xã hội như hiện nay của NHCSXH là
đúng hướng và có hiệu quả. Hợp đồng ủy thác bán phần cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác sẽ phát huy được lợi thế của các tổ chức này. Đó là huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia thực hiện nhiệm vụ Xóa đói giảm nghèo cùng với Ngân hàng, nâng cao chất lượng đầu tư cho vay ưu đãi, phát huy và đưa chủ trương xã hội hoá công tác Xóa đói giảm nghèo vào thực tiễn hoạt động, dân chủ hoá hoạt động của NHCSXH.