Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN MỤC TIÊU XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN HÓA SƠN TỈNH AN GIANG (Trang 27)

Từ thực tế một số nước trên thế giới, là người đi sau - Việt Nam sẽ được học hỏi và rút ra nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích để làm tăng hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Tuy vậy, vấn đề là áp dụng như thế nào cho phù hợp với tình hình của Việt Nam lại là vấn đề đáng quan tâm. Chính vì thế cần phải vận dụng một cách sáng tạo vào mô hình cụ thể ở nước ta. Từ những vấn đề nêu trên có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Tín dụng Ngân hàng cho hộ nghèo cần được sự trợ giúp từ phía nhà nước. Vì cho vay hộ nghèo gặp rất nhiều rủi ro mà trước hết là nguồn vốn. Có nghĩa nếu rủi ro xảy ra Nhà nước phải có chính sách cấp bù cho

những khoản tín dụng không thể thu hồi được.

Đơn giản hóa thủ tục cho vay, mở rộng các hình thức cho vay, các hình thức huy động tiết kiệm. Mức lãi suất cho vay đối với người nghèo không nên quá thấp vì lãi suất quá thấp thì sẽ không phát huy được tiềm năng về vốn, người vay vốn không chịu tiết kiệm và vốn sẽ sử dụng không đúng mục đích, kém hiệu quả.

*Tóm lại: Thực hiện XĐGN ở mỗi nước đều có cách riêng, áp dụng vào thực tiễn của mỗi nước. Bằng việc giải quyết những vấn đề còn tồn tại và có hướng đi đúng đắn giữa các định chế tài chính phục vụ vốn cho người nghèo, nước ta sẽ có những giải pháp hợp lý giúp hộ nghèo có thêm vốn để mở rộng sản xuất và thoát khỏi đói nghèo.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN MỤC TIÊU XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN HÓA SƠN TỈNH AN GIANG (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w