Chuyển giá với mục đích chiếm lĩnh thị trường:

Một phần của tài liệu Chuyển giá trong các Cty đa quốc gia ở Việt Nam (Trang 61)

Trong quá trình sản xuất- kinh doanh, các doanh nghiệp FDI thường giành chi phí quá lớn cho các chương trình khuếch trương thương hiệu, các chi phí thuê tư

vấn, quản lý và bảo hộ quyền sở hữu…bất chấp thua lỗ. Về vấn đề này, theo tính toán của Tổng Cục thuế, hầu hết các doanh nghiệp đều vượt mức khống chế 10%

tổng chi phí về mức quảng cáo, khuyến mại. Chính vì thế, đã rất nhiều lần Bộ Tài chính cảnh báo về thực trạng, có không ít doanh nghiệp (công ty con) vì mục đích chiếm lĩnh thị trường cho công ty mẹ tại Việt Nam, nên đã chấp nhận bán với giá

thấp hơn giá thành và tăng cường các công tác khuyến mại, quảng cáo để thu hút

khách hàng, gây ra cuộc cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp có vốn

FDI và các doanh nghiệp trong nước.

Các MNC khi đi vào đầu tư kinh doanh tại một quốc gia thì họ thường sẽ

thích liên doanh với một công ty nội địa hơn là vào đầu tư thẳng là công ty 100% vốn nước ngoài. Nguyên nhân là các MNC này muốn sử dụng hệ thống phân phối

và thị phần có sẵn của các công ty nội địa. Sau một thời gian liên doanh thì các MNC này sẽ dùng các thủ thuật khác nhau, trong đó có thủ thuật chuyển giá để đẩy

công ty nội địa ra và chuyển công ty liên doanh thành công ty 100% vốn nước

ngoài. Và P&G Việt Nam là một ví dụ.

P&G Việt Nam là một công ty liên doanh giữa Công ty Proter & Gamble Far

Earst với Công ty Phương Đông, được thành lập vào ngày 23 tháng 11 năm 1994.

Tổng số vốn đầu tư ban đầu của liên doanh này là 14,3 triệu USD và đến năm 1996 tăng lên là 367 triệu USD. Trong đó Việt Nam góp 30% và phía đối tác chiếm 70% (tương đương 28 triệu USD). Sau hai năm hoạt động (năm 1995 và 1996) liên

doanh này đã lỗ đến một con số khổng lồ là 311 tỷ VND. Số tiền lỗ này tương đương với ¾ giá trị vốn góp của cả liên doanh. Trong con số thua lỗ 311 tỷ này thì

năm 1995 và 1996 đây là gia đoạn mới vào Việt Nam nên P&G muốn xây dựng thương hiệu tại Việt Nam và muốn các sản phẩm của mình đều được người tiêu dùng biết đến và sử dụng. Với mục đích chiếm lĩnh thị trường, trong hai năm 1995 và 1996, P&G đã chi cho quảng cáo một số tiền rất lớn lên đến 65,8 tỷ đồng. Đây là một con số quá lớn đối với quảng cáo tại Việt Nam vào thời điểm đó. Trong thời điểm này hầu như các kênh truyền hình. đài phát thanh và báo chí đều có sự xuất

hiện quảng cáo của các sản phẩm của công ty P&G như Safeguard, Lux, Pantene,

Header & Shouder, Rejoice… Vào thời điểm này, mọi người đều nghe các khẩu

hiệu quảng cáo như “Rejoice tạo mái tóc mượt và không có gàu”, “Pantene giúp tóc bạn khỏe hơn”, “Header & Shoulder khám phá bí quyết trị gàu”,“bột giặt Tide thách

thức mọi vết bẩn”… Tổng các chi phí quảng cáo này chiếm đến 35% doanh thu

thuần của công ty và đã vượt xa mức cho phép của luật thuế là không quá 5% trên tổng chi phí và nó cũng đã gấp 7 lần so với chi phí trong luận chứng kinh tế ban đầu.

Ngoài các khoản quảng cáo này thì các khoản chi phí khác cũng vượt xa so

với luận chứng kinh tế ban đầu. Quỹ lương năm đầu tiên xây dựng trong luận chứng

kinh tế là 1 triệu USD nhưng thực tế đã chi đến 3,4 triệu USD, tức là gấp 3,4 lần.

Nguyên nhân chủ yếu là do P&G đã sử dụng đến 16 chuyên gia là người nước ngoài trong khi trong luận chứng kinh tế chỉ đưa ra từ 5 đến 6 người.

Ngoài hai chi phí trên thì các chi phí khác cũng phát sinh lớn hơn nhiều so

với luận chứng kinh tế ban đầu như chi phí cho chuyên gia xây dựng cơ bản ban đầu

là 7 tỷ VND, chi phí tư vấn pháp lý hết 7,6 tỷ VND và chi phí thanh lý hết 20 tỷ

VND… Ngoài ra một nguyên nhân khác dẫn đến việc thua lỗ nặng nề trong năm đầu tiên là do doanh số thực tế năm chỉ đạt 54% kế hoạch và phải gánh chịu chi phí tăng cao, dẫn đến kết quả là năm đầu tiên hoạt động thua lỗ 123,7 tỷ VND.

Tình hình này lại tiếp tục lặp lại vào năm thứ hai và kết quả là năm thứ hai

lại tiếp tục thua lỗ thêm 187,5 tỷ VND với con số thua lỗ lũy kế hai năm đến 311,2

tỷ VND; chiếm ¾ tổng số vốn của liên doanh, và đến tháng 7 năm 1997 thì tổng giám đốc của P&G đã đầu tư quá giấy phép là 6 triệu USD, công ty phải vay tiền

mặt để trả tiền lương cho nhân viên. Đứng trước tình thế thua lỗ nặng nề và để tiếp

tục kinh doanh thì bên phía đối tác nước ngoài đề nghị tăng vốn thêm 60 triệu USD.

Như vậy phía Việt Nam cần phải tăng theo tỷ lệ vốn góp 30% (18 triệu USD). Vì bên phía Việt Nam không có đủ tiềm lực tài chính nên cuối cùng đã phải bán lại

toàn bộ số cổ phần của mình cho đối tác nước ngoài. Như vậy công ty P&G Việt

Nam từ hình thức là công ty liên doanh đã trở thành công ty 100% vốn nước ngoài.

Một phần của tài liệu Chuyển giá trong các Cty đa quốc gia ở Việt Nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)