Nghiệp vụ buồn g( Housekeeping)

Một phần của tài liệu luận văn khách sạn du lịch Tổ chức bộ máy quan lý của công ty Cổ phần khách sạn Silk Path (Trang 35)

a. Giới thiệu bộ phận buồng

Là một trong những bộ phận chủ lực của khách sạn, bộ phận buồng luôn có trách nhiệm rất lớn. Bộ phận buồng cũng là bộ phận mang lại nhiều doanh thu nhất cho khách sạn. Kết quả công việc do bộ phận buồng đem lại sẽ quyết định đến mức độ hài lòng của khách lưu trú, qua đó tác động đến việc nâng cao hình ảnh, uy tín của khách sạn. Đặc biệt là khách sạn mới đi vào hoạt động như Silk Path. Bộ phận buồng của khách sạn Silk Path đã nỗ lực làm việc để có thể tạo niềm tin đến cho khách hàng, qua đó xây dựng uy tín cho khách sạn, giúp cho Silk Path nhanh chónh trở thành khách sạn được khách du lịch tin tưởng, lựa chọn lưu trú khi đến Hà Nội.

Khách sạn có 106 phòng với diện tích được tận dụng tối đa và thiết kế đầy sang trọng với nội thất nhập khẩu cao cấp đem đến sự tiện nghi, thoải mái cho khách. Lượng phòng bán ra luôn ở mức cao đã thể hiện được hiệu quả làm việc của bộ phận buồng.

Ngoài ra, bộ phận buồng cũng quản lí cả mảng giặt là trong khách sạn. Bộ phận có 24 nhân viên trong đó

- 1 quản lí : điều hành và sắp xếp công việc cho nhân viên bộ phận buồng - 3 giám sát : kiểm tra và giám sát quá trình cũng như kết quả công việc của nhân viên bộ phận buồng

Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm là một lợi thế của bộ phận buồng, bên cạnh đó là sự tận tụy trong công việc đã giúp chất lượng công việc ngày một nâng cao.

Thời gian làm việc được chia theo ca Ca sáng : 7h-15h

Ca đêm : 22h- 7h b. Công việc chính - Dọn phòng cho khách

- Lau dọn khu vực sảnh, hành lang

- Nhận, trả đồ giặt là cho khách và các bộ phận khác trong khách sạn - Quản lý đồng phục nhân viên

c. Quy trình công việc

Quy trình kỹ thuật vệ sinh buồng khách là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng của phòng, tạo sự thoải mái cho khách trong thời gian lưu trú tại khách sạn, đồng thời kéo dài tuổi thọ của đồ dùng, trang thiết bị. Thông qua việc vệ sinh phong, nhân viên buồng thể hiện sự tôn trọng khách và cũng là thể thiện trình độ thẩm mỹ, phong cách chuyên nghiệp của nhân viên khách sạn, làm hình ảnh khách sạn trở nên đẹp hơn trong mắt khách, làm cho khách trở thành các khách trung thành, thường xuyên của khách sạn.

Bước 1 : Chuẩn bị đồ trước khi vào ca làm việc

Trước khi dọn vệ sinh cần phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ làm vệ sinh và đồ dùng thay thế cho khách, xếp trên xe đẩy, giỏ nhựa. Khi làm vệ sinh phòng khách, cần đảm bảo đúng các tiêu chuẩn vệ sinh, không gây phiền hà cho khách. Cần có 2 người để vào phòng khách dọn vệ sinh.

Bước 2 : Vào phòng khách

Vào phòng khi khách đi vắng, nhân viên buồng phải kiểm tra xem tay nắm cửa có an toàn hay không. Sau đó, cần gõ cửa 3 tiếng vào nói “Housekeeping” để đề phòng có người trong phòng. Nếu không có ai trả lời thì nhân viên buồng dùng chìa khóa phòng của bộ phận, mở hé cửa xem có người trong phòng không. Nếu không có ai thì mở hẳn để vào phòng.

Vào phòng khi khách còn trong phòng: nếu khách treo biển “Do Not Disturb” thì bỏ qua. Đợi khi khách xong việc thì sẽ gọi hỏi xem khách có cần giúp gì không. Nếu khi gõ cửa 3 tiếng có người trả lời, khách cho vào thì mới được vào làm vệ sinh.

một người dọn phòng ngủ và lau bụi trên các bề mặt. Bước 3 : Vệ sinh phòng ngủ

- Bật đèn, tắt điều hoà, kéo rèm cửa sổ, mở cửa sổ, lau cửa sổ

- Dọn giường: gấp gọn chăn, để sang một chỗ sao cho không chạm đất; lột vỏ gối, vỏ chăn, ga, cho vào túi giặt là.

 Thay ga, gấp 4 góc vuông vắn, gọn gàng

 Lồng vỏ chăn, trải phẳng, ở mép chăn gần đầu giường gấp ra ngoài khoảng 30cm.

 Lổng vỏ gối, xếp ngay ngắn lên giường; xếp gối trang trí, tấm trang trí lên giường.

- Thu dọn cốc chén, tách, thìa để vào phòng vệ sinh cọ rửa. - Thu thảm chân giường, dép đi trong nhà

- Lau bụi trên các bề mặt, đồ đạc, tay cầm theo một chiều nhất định (xuôi hoặc ngược chiều kim đồng hồ). Khi lau bụi đồng thời kiểm tra xem các thiết bị điện trong phòng còn hoạt động tốt không, nếu thiết bị nào bị hỏng cần ghi lại để báo bộ phận kỹ thuật sửa chữa, thay thế.

- Quét nhà, hút bụi hoặc lau nhà tuỳ theo bề mặt sàn của phòng. - Đặt đồ dùng đã được lau chùi vào vị trí cũ

- Đóng cửa sổ, kéo rèm cửa, tắt điện Bước 4 : Làm sạch phòng vệ sinh - Mở cửa, bật đèn, bật quạt thông gió

- Cho hoá chất làm sạch vào toilet, đậy nắp ngâm

- Thu tất cả các dụng cụ sử dụng một lần: khăn mặt, khăn tắm, xà phòng, dầu gội đầu, dầu xả, thuốc đánh răng, bàn chải cùng đồ phế thải vào túi nilon

- Lau vòi hoa sen, đèn, giá kính, bình nóng lạnh

- Cọ rửa cốc chén, tách, thìa, gạt tàn,... từ phòng ngủ mang vào (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bày đồ dùng phòng tắm mới: khăn, bàn chải, dầu gội,...

- Cọ bồn tắm kính từ trong ra ngoài, dùng dụng cụ gạt nước gạt sạch nước trên thành kính

- Mở nắp toilet, xả hết hoá chất làm sạch, cọ sạch toilet. Không được vứt các vật làm tắc toilet.

- Nhặt rác trên sàn nhà tắm, cọ sàn sạch, xả nước rồi lau khô Bước 5 : Hoàn thiện công việc

- Sau khi làm sạch nhà vệ sinh, kiểm tra lại rồi tắt đèn, quạt thông gió trước khi ra ngoài.

- Khi đã làm sạch phòng ngủ và nhà vệ sinh, kiểm tra lại lần cuối mọi ngóc ngách trong phòng, tắt hết đèn, các thiết bị điện trước khi ra khỏi phòng. Khoá cửa cẩn thận.

Ngoài ra việc vệ sinh khu vực công cộng như sảnh, hành lang cũng hết sức quan trọng, cần được chú ý. Dù bất cứ vị trí nào trong khách sạn cũng cần được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, không được dính một chút bẩn nào. Tất cả các vị trí trong khách sạn phải luôn ở trong tình trạng sạch sẽ nhất trước khi phục vụ khách.

Một phần của tài liệu luận văn khách sạn du lịch Tổ chức bộ máy quan lý của công ty Cổ phần khách sạn Silk Path (Trang 35)