NHÂN MỸ
I.Tập quán, thị hiếu tiêu dùng, phương thức giao dịch kinh doanh của người Mỹ:
người khác
39% 19%
2. Thành công trong cuộc sống 50% 59%
3. Thành đạt cá nhân 33% 59%
4. Hiếu học 69% 15%
5. Kỷ luật cá nhân 48% 22%
Trong xã hội Mỹ hiện nay, dù nền kinh tế phát triển, lạm phát và thất nghiệp thấp, song vẫn còn không ít thanh niên không có việc làm, họ không đủ thu nhập đẻ tạo dựng một gia đình cho chính mình. Nhiều người trong số họ vẫn phụ thuộc vào sự trợ giúp của bố mẹ. Ngoài ra, sự phát triển của y tế và sự gia tăng dân số đã làm cho tỷ lệ người già phát triển nhanh, họ phải dựa vào con cái về tài chính và cùng sống trong một mái nhà. Với những quốc gia khác, tình trạng trên là bình thường, nhưng ở Mỹ thì đó là trường hợp ngoại lệ trong suốt thế kỷ 20 này. Nói một cách tổng quát rằng, người Mỹ ngày nay lớn lên từ một gia đình hạt nhân, cha mẹ cùng những người con, họ không được chuẩn bị đầy đủ về tài chính và tình cảm để có thể mở mang cuộc sống gia đình tốt hơn. Mặt khác, các hộ độc thân (phần lớn là phụ nữ) đang tăng nhanh. Sự ổn định và các nguồn để tạo nên gia đình hạt nhân không phải lúc nào cũng thuận tiện, đặc biệt với các gia đình chỉ có một bố hoặc một mẹ.
CHƯƠNG III: NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VÀ CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM KHI KINH DOANH VỚI DOANH NHÂN MỸ.
I. Tập quán, thị hiếu tiêu dùng, phương thức giao dịch kinh doanh của người Mỹ:
Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP năm 2010 hơn 13.000 tỷ USD. nhu cầu tiêu dùng cá nhân tại Mỹ không ngừng tăng cao trong nhiều năm. Hầu như hàng hoá mọi quốc gia đều có mặt trên thị trường siêu khổng lồ này. Một điểm khác đặc trưng của nền kinh tế này khác so với các nước khác là có phân loại thị trường rộng, vì thế nó có thể thu hút và tiêu thụ vô số chủng loại hàng hoá khác nhau với số lượng rất lớn thuộc đủ mọi chất lượng từ trung bình đến cao. Hơn nữa, với mục tiêu “sản xuất những gì ngưòi khác không sản xuất nổi”, Mỹ chủ trương tập trung vào các ngành dịch vụ và công nghệ cao trong khi khuyến khích nhập khẩu hàng hoá về cần nhiều lao
động như quần áo, giày dép, đồ gia dụng... từ các nước khác khiến cho sức mua của nền kinh tế ngày càng lớn và mức sống của người dân ngày càng cao.
Một đặc điểm khác nữa của nền kinh tế Mỹ, luôn thu hút mọi nhà xuất khẩu trên khắp thế giới là họ có thể bán hàng với quy mô lớn. Một khi đã qua được giai đoạn giới thiệu sản phẩm và thâm nhập được vào hệ thống phân phối, các nhà xuất khẩu ngoại quốc sẽ nhận được những đơn đặt hàng rất lớn, ổn định và lâu dài, đem lại những nguồn doanh thu ổn định và ngày càng tăng, giúp nhà sản xuất tăng cường đầu tư tái sản xuất mở rộng, liên tục phát triển. Chính sách thương mại của Mỹ nói chung là sự tự do và mở rộng. Trừ một số ít mặt hàng có hạn ngạch và một số mặt hàng phải đạt được những yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, còn lại đều tự do về nguồn hàng lẫn thương nhân, mọi công ty của Mỹ đều có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp.
Nhìn chung, người Mỹ sẵn sàng thử nghiệm các sản phẩm, quy trình mới và các dịch vụ mới nhanh hơn người tiêu dùng ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Tính trung bình người dân Mỹ có nhiều thu nhập khả dụng hơn người dân ở hầu hết các nước khác trên thế giới. Bên cạnh đó, người Mỹ rất dễ đi vay mượn ngân hàng để thỏa mãn sở thích mạo hiểm và thử nghiệm cái mới, nên dường như lúc nào họ cũng rủng rỉnh tiền bạc để mua sắm. Mặt khác, những thị trường thứ cấp phục vụ cho việc mua bán hàng hóa đã qua sử dụng rất phát triển ở Mỹ và đó cũng là một yếu tố thúc đẩy người Mỹ móc hầu bao để mua sắm. Người Mỹ thay đổi chỗ ở nhiều nhất. Thói quen, hành vi tiêu dùng của họ chính là một yếu tố thu hút sự chú ý của những người bạn hay những người mới thân quen. Người Mỹ rất hiếu kỳ và cởi mở đón nhận những cái mới, trong đó có những người nhập cư. Cũng chính sự hiếu kỳ và cởi mở này làm nên tính cách của người tiêu dùng Mỹ trong một môi trường đa văn hóa và sắc tộc. Truyền thống sống độc lập của người Mỹ và dân số đủ lớn là những yếu tố làm cho chủ nghĩa cá nhân ở nước này được đẩy lên cao. Người Mỹ có khuynh hướng thích làm khác biệt mình và thị trường 300 triệu dân đủ để cho bất cứ một sản phẩm hay sáng chế mới nào tìm được chỗ đứng.Người Mỹ không quá quan tâm đến lịch sử hay bị chi phối bởi lịch sử. Họ sống chủ yếu cho hiện tại và tương lai. Những người đi đầu trong việc thử nghiệm những cái mới lúc nào cũng được người khác lắng nghe và ủng hộ. Quan điểm của họ xuất hiện thường xuyên trên internet. Họ có thể trở thành những người cổ động việc sử dụng một sản phẩm mới và cũng có thể là người giết chết nó.Người Mỹ hiểu rằng sự sáng tạo và cái mới là chìa khóa cho sự tăng trưởng và thịnh vượng trong nền kinh tế toàn cầu, nơi mà tri thức được truyền hết sức nhanh chóng qua mạng internet. Các bậc phụ huynh ở Mỹ thường dẫn con em của họ đến các cuộc triển lãm khoa học và các mặt hàng điện tử thường nằm trong danh sách những món quà tặng phổ biến trong dịp lễ Giáng sinh. Riêng những người cao tuổi ở nước này tìm cách kết nối với những thành viên gia đình ở xa qua mạng internet. Người Mỹ hiểu rằng công nghệ đem đến cho họ nhiều giá trị hơn trong cuộc sống hàng ngày.
Nói chung trước suy thoái kinh tế thì xu hướng tiêu dùng đăc trưng chung của người Mỹ là mua, mua nữa, mua mãi, họ chi rất nhiều tiền cho việc mua sắm. Toàn bô ̣ nền kinh tế tiêu dùng của Mỹ phu ̣ thuô ̣c vào viê ̣c đổi mới, vào thay đổi, vào viê ̣c thêm nhiều người mua thêm nhiều hàng hóa . Tuy nhiên suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng rất nhiều đến thói quen tiêu dùng thoải mái này của
họ. Trong một cuộc khảo sát thì có tới 63% người dân Mỹ cho biết thói quen chi tiêu của họ đã thay đổi vĩnh viễn do cuộc suy thoái. Chỉ có 29% cho biết họ sẽ quay trở lại các thói quen tiêu dùng và tiết kiệm trước đây. 80% những người có thu nhập dưới 50.000 USD cho biết họ sẽ cắt giảm chi tiêu hàng ngày của mình, trong khi con số này của những người có thu nhập từ 75.000 đến 150.000 USD là 68%. Tính trên tất cả các mức thu nhập, số người dự định cắt giảm việc mua thẻ tín dụng cũng tương đương với số người muốn tiếp tục làm như vậy. Hơn 1/2 số người tham gia khảo sát cho biết họ đã cắt giảm các khoản nợ của mình, trong khi 3/5 cho biết họ cũng dự định làm như vậy.
Hiện tại thì người Mỹ có xu hướng bỏ thời gian để so sánh giá cả hàng cùng loại, nghe ngóng cách kênh "tư vấn" từ gia đình, đồng nghiệp hay thậm chí là bạn quen trên mạng... để nhằm kiếm được hàng rẻ mà vẫn đáp ứng nhu cầu của mình. Thay vì thói quen shopping một cách ngẫu hứng, mua sắm cả "bó", người tiêu dùng sẽ giảm tần suất shopping đi và chờ các đợt khuyến mại, giảm giá và mua riêng lẻ...họ đã chú ý đến hàng hóa xuất xứ từ các nước đang phát triển nhiều hơn. Văn hóa tiêu dùng của họ đơn giản hơn, có trách nhiệm, thích tự phục vụ và tham gia mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Chẳng hạn như người tiêu dùng trẻ tuổi sẵn sàng chọn một thương hiệu vì doanh nghiệp ấy có trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường, đóng góp vào quá trình giải quyết các vấn đề toàn cầu. Một nghiên cứu cũng cho thấy rằng năm 2010, người Mỹ dùng 28% thời gian tra cứu trực tuyến so với tổng lượng thời gian mà họ tiếp cận các phương tiên khác như đọc báo, xem tivi, quảng cáo.
II. Đạo đức và văn hóa doanh nghiệp Mỹ: 1. Quan niệm về đạo đức trong kinh doanh
Trong xã hội hiện đại Mỹ, có nhiều quan điểm về kinh doanh. Phần lớn các nhà kinh doanh đều tự coi mình là những người theo chủ nghĩa thực dụng, mà chủ nghĩa thực dụng lại bắt nguồn từ những giá trị truyền thống của Mỹ, trong đó bao gồm quan điểm thực tế, chủ nghĩa cá nhân, tính vị kỷ, tính cần cù và sự thành đạt... và rất coi trọng hiệu quả kinh tế.
Nhưng ở Mỹ, không phải nhà kinh doanh nào cũng làm như vậy. Vẫn còn nhiều người cho rằng, những tiêu chuẩn đạo đức thường ngày như sự công bằng và tính trung thực rất cần có trong kinh doanh, bởi bản thân nó đã tạo ra sự ổn định cho việc tổ chức kinh doanh đạt những kết quả tốt. Hay nói cách khác, kinh doanh có vị trí nhất định giành cho đạo đức và đạo đức là công cụ giúp cho việc kinh doanh giữ được lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của công ty. Thực chất ở đây, nhà kinh doanh coi đạo đức như một công cụ hay một điều kiện cần thiết để đạt được lợi nhuận mà thôi. Nhưng số khác lại cho rằng, kinh doanh có nghĩa là làm kinh tế, là trách nhiệm xã hội của các nhà kinh doanh và không cần yếu tố đạo đức.
2. Văn hoá doanh nghiệp Mỹ qua suy nghĩ của doanh nhân Mỹ
Văn hoá trong doanh nghiệp Mỹ có vẻ không ổn định và dễ nhầm lẫn. Một mặt, các doanh nhân muốn xúc tiến kinh doanh ở mọi nơi, trong các bữa tiệc, trên máy bay, ngoài phố, với những người xa lạ. Bởi vậy, họ dễ dàng kết hợp mối quan hệ giữa kinh doanh với quan hệ xã hội. Họ có
thể thu thập thông tin, lập kế hoạch buôn bán với doanh nhân nước ngoài, đôi khi cả với nhà sản xuất một cách không chính thức. Mặt khác, khi chuẩn bị đi đến quyết định, trên cơ sở tạo lập được quan hệ với bạn hàng, họ lại muốn thực hiện ngay và công việc đó phải nhằm mục tiêu hiệu quả. Phong cách doanh nhân Mỹ là đi thẳng vào vấn đề (phong cách trực tiếp). Tuy nhiên, các doanh nhân Mỹ đánh giá caokiến thức kinh doanh. Họ luôn có mặt tại các cuộc hội thảo, các khoá học do công ty tài trợ hoặc cá nhân tự túc để nâng cao nghiệp vụ và nâng cao mức sống trực tiếp cho chính họ. Họ có thể cùng một lúc thực hiện nhiều phương án khác nhau, cho dù phải đối mặt với hàng loạt các thất bại. Chính sự linh hoạt và kiên định đó đã đưa nước Mỹ đứng đầu thế giới về các phát minh và sáng chế.
Bên cạnh đó, quan hệ giữa những vấn đề riêng tư và công việc kinh doanh không thường biểu hiện rõ ràng trong giới kinh doanh Mỹ. Người Mỹ có thể bàn bạc công việc với sự có mặt của các thành viên trong gia đình, thậm chí bạn bè, đôi khi họ cần cả những lời khuyên hoặc nhận xét của những người không liên quan. Do mối quan hệ không rõ ràng giữa cuộc sống cá nhân và công việc ở Mỹ, các thương nhân nước ngoài khi được tham gia hoạt động xã hội ở Mỹ cần theo sự chỉ dẫn của các đồng nghiệp Mỹ. Bởi vậy, để làm ăn thành công với một đối tác điển hình ở Mỹ, các doanh nhân nước ngoài cần phát hiện những tính cách để dung hoà và tạo sự hấp dẫn cho cả hai phía.
III.Quan hệ giao tiếp và Đàm phán trong kinh doanh: