Nhân tố vi mô

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VAI TRÒ VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH MUỐI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM (Trang 30 - 32)

3. Những nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty Muối và các doanh nghiệp trực thuộc.

3.2. Nhân tố vi mô

a. Khách hàng

Với mỗi một Doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh, biệc xác định khu vực tiêu thụ, đối tượng, sở thích, thị hiếu, tâm lý. .. của khách hàng là tối cần thiết. Nếu trong thời bao cấp khách hàng phải đặt chỗ, chen lấn xô đẩy thì ngày nay hoàn toàn ngược lại người bán hàng phải làm thế nào để làm vừa lòng khách hàng nhất.

Đối với Tổng Công ty Muối, khách hàng chia ra làm hai loại: đó là khách hàng trong nước và khách hàng nước ngoài. Với khách hàng trong nước thu nhập chưa phải là đã cao (bình quân tại Hà nội và Thành phố Hồ Chi Minh có thu nhập từ 500.000-600.000đồng tháng). Nhưng muối là mặt hàng phục vụ dân sinh dù già hay trẻ, dù giàu hay nghèo trong bữa cơm không thể thiếu muối. Vì vậy có thể khẳng định khách hàng cua Tổng Công ty Muối là hầu khắp các tỉnh trong cả nước. Thị phần của Tổng Công ty Muối rất rộng lớn nhưng khả năng đáp ứng thị trường này mới chiếm 42% nhu cầu.

Bên cạnh đó là các đối tác, khách hàng nước ngoài. Loại khách hàng này đòi hỏi chất lượng muối cao, bao bì mẫu mã phải đẹp và hấp dẫn. Yêu cầu của lực lượng khách hàng này không phải ngay lập tức mà Doanh nghiệp Muối đáp ứng ngay được. Nhưng thị trường xuất khẩu là thị trường tiềm năng đối với Tổng Công ty Muối, nếu làm được điều này thì nguồn kim ngạch xuất khẩu tăng lên không ngừng đảm bảo mục tiêu hiệu quả mà Tổng Công ty Muối luôn phấn đấu.

b- Mạng lưới lưu thông.

Hoạt động sản xuất kinh doanh muốn có hiệu quả hay không đó là việc doanh nghiệp có tổ chức tốt mạng lưới lưu thông trôi trảy hay chưa. Tổ chức mạng lưới lưu thông suôn sẻ, nhịp nhàng sẽ làm tăng tốc độ cho quá trình tiêu thụ và giảm bớt chi phí cho quá trình sản xuất. Với sản xuất Muối nói riêng lưu thông là vấn đề mấu chốt của tiêu thụ Muối, là góc điểm để giải quyết bài toán cung- cầu. Có khi tại đồng bằng rất thừa muối nhưng lên đến vùng miền núi thì lại thiếu muối

nghiêm trọng. Vậy điều cần thiết phải giải quyết là: cân đối lượng muối hai vùng, tức là nếu lưu thông không tốt thì không đạt hiệu quả. Gắn liền với lưu thông là chức năng tiêu thụ và phân phối, nếu lưu thông trục trặc thì sẽ dẫn đến tiêu thụ bị bế tắc. Vì vậy đối với riêng Tổng Công ty Muối giải quyết tốt vấn đề lưu thông được đưa lên hang đầu. Bởi nó ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả kinh doanh. Muốn đạt hiệu quả kinh doanh cao không chỉ đơn giản là sản xuất được nhiều sản phẩm, mà hiệu quả kinh tế đạt được chính là lợi nhuận mà hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra. Hai mục tiêu lợi nhuận và hiệu quả không đồng nhất nhưng lại gắn bó với nhau. Chính vì thế đẻ đảm bảo chỉ tiêu lợi nhuận thì mạng lưới lưu thông phải thông suốt.

c- Đối thủ cạnh tranh.

- Cạnh tranh bên ngoài Doanh nghiệp: Công ty nào muốn tồn tại đều phải có đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh để cùng phát triển và nếu kém cỏi sẽ bị cơ chế thị trường đào thải. Tính công bằng trong cạnh tranh là sẽ tạo ra những Doanh nghiệp có năng lực và khả năng phát triển nhất. Điều cốt yếu đối với các Doanh nghiệp Nhà nước nói riêng là họ phải sẵn sàng tham gia cạnh tranh, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm.. làm tất cả để vượt qua đối thủ của mình.

- Với Tổng công ty thì mạng lưới tư thương, hộ sản xuất thủ công và các thành phần kinh tế khác đều phải cạnh tranh với nhau. Trong quá trình cạnh tranh thì Doanh nghiệp phải hiểu được việc người tiêu dùng thông qua quyết định như thế nào... Từ đó có đối sách, kế hoạch sản xuất thích hợp với mong muốn của đa số ngưòi tiêu dùng.

d. Đối với các đối thủ cạnh tranh.

Trong nội bộ Doanh nghiệp: Xảy ra tình trạng cạnh tranh giữa Tổng công ty với các công ty con trực thuộc. Vậy phải làm sao vừa đảm bảo tính thống nhất đó là các công ty phải tự tìm những điểm mạnh phát huy tối đa nó trong sản xuất kinh doanh nhưng không xâm phạm đến lợi ích của công ty khác.

e- Người sản xuất.

Đây là lực lượng sản xuất trực tiếp ra sản phẩm quyết định sản lượng và chất lượng của sản phẩm. Đối với các Doanh nghiệp Muối lựa chọn nhà sản xuất- người cung ứng- cần được lựa chọn. Nếu có được danh sách các nhà sản xuất, cung ứng hàng hoá đạt chất lượng cao, đủ số lượng cần thiết. Sau đó lựa chọn ra những người tốt nhất, không chỉ dựa vào năng lực kỹ thuật mà còn có khả năng giao hàng đúng hẹn, giá cả phải chăng, chất lượng hàng hoá đảm bảo và cung cấp các dịch vụ cần thiết. Để hoạt động kinh doanh tiến triển tốt đẹp mang lại hiệu quả cao các Doanh nghiệp cần điều động các cán bộ phổ biến kiến thức sản xuất mới để người sản xuất tiếp cận được với ánh sáng của khoa học kỹ thuật.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VAI TRÒ VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH MUỐI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w