Nhóm nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VAI TRÒ VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH MUỐI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM (Trang 25 - 30)

3. Những nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty Muối và các doanh nghiệp trực thuộc.

3.1 Nhóm nhân tố bên trong

a. Nguồn nhân lực nhân tố con người.

Trong công cuộc khoa học kỹ thuật ngày nay người ta nói nhiều đến thiết bị máy móc và đó là lực lượng sản xuất trực tiếp. Vai trò của con người trong lao động ngày càng bị lu mờ đi nhưng có một điều mà không ai phủ nhận được đó là sức sáng tạo ra những máy móc thiết bị sửa chữa khi chúng bị hư hỏng đó chính là con người.

Với những trang thiết bị tối tân hiện đại không biết sử dụng thì thiệt hại gây ra rất lớn. Không thể dùng nhiều tiền để mua các máy móc trang thiết bị hiện đại trong khi đó trình độ sử dụng không có, điều đó chỉ gây ra lãng phí không cần thiết. Mặt khác với một nền kinh tế đang phát triển việc áp dụng khoa học kỹ thuật phải phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Dân số nước ta đứng hàng thứ 13 trên thế giơí vì vậy nguồn lao động phải được coi là quý giá. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi Doanh nghiệp lực lượng lao động của Doanh nghiệp tác động trực tiếp đến việc nâng cao hiệu quả ở các mặt sau :

- Thứ nhất bằng lao động sáng tạo của mình tạo ra công nghệ mới, thiết bị máy móc mới, nguyên liệu mới có hiệu suất cao

- Thứ hai trực tiếp điều khiển máy móc thiết bị để tạo ra kết quả cho Doanh nghiệp

- Thứ ba lao động có kỷ luật, chấp hành đúng nội quy quy định về thời gian về quy trình kỹ thuật sản xuất sản phẩm, quy trình bảo dưỡng máy móc thiết bị

Ngoài năng lực trình độ, kinh nghiệm thì tinh thần đoần kết bầu không khí xẫ hội trong Doanh nghiệp có tác động rất lớn đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Nếu trong Doanh nghiệp tạo ra được bầu không khí hoà hợp cấp trên quan tâm đến cấp dưới, ban lãnh đao tạo ra được sự tin cậy yêu mến của người lao động thì đó là liều thuốc vô cùng quý giá kích thích họ hăng say làm việc Điều này có ý nghĩa vô cùng sâu sắc trong việc dùng người, cổ nhân đã từng nói một người có thể chưa làm được việc gì nhưng nếu để ba người cung làm thì có thể “ba cây chụm lại nên hòn núi cao ”, những phát minh, sáng chế, sáng tạo có thể bắt nguồn từ lòng đoàn kết, sự thân ái trong lao động. Chính vì vậy những người lãnh đạo Doanh nghiệp phải là những người hiểu biết tâm lý, biết kích thích tinh thần hăng say, năng nổ làm việc của nhân viên đó là biện pháp hữu hiệu để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh

b. Vốn đồng muối kho tàng.

- Vốn : là yếu tố rất quan trọng trong quá trình kinh doanh, đảm bảo cho Doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, tích cực đầu tư công nghệ, từng bước thâm nhập vào các thị trường mục tiêu. Vốn càng lớn sẽ là bước đệm đầu tiên tăng khả năng kinh doanh của Doanh nghiệp. Đối với một Doanh nghiệp mới thành phải đòi hỏi một số vốn nhất định, mà có lúc các Doanh nghiệp cần phải huy động vốn từ các nguồn khác nhau.

- Đồng muối :là cơ sở quan trọng trong sản xuất và lưu thông muối. Năng suât muối cao hay thấp phụ thuộc vào chát lượng của đồng muối. Nếu đồng muối được khai thác có kế hoạch quy mô và tinh thần trách nhiệm cao thì năng suất và

hiệu quả muối cao. Còn nếu như ai cũng khai thác bừa bãi sử dụng đông muối như của riêng mình thì sẽ dẫn đến hư hỏng và xuống cấp. Khi đó phải tốn kém một khoản chi phí của Nhà nước sửa chữa, nâng cấp đồng muối.

- Kho tàng :là nơi có thể dự trữ muối ngắn hạn và dài hạn. Kho tàng cũng có thể là nơi nhận để lưu thông muối trong thời gian rất ngắn, nhưng cũng có khi là nơi bảo quản muối tới mấy mùa vụ. Vì muối rất dễ chảy nước nên cách thức bảo quản muối rất riêng biệt đòi hỏi kho tàng phải chịu được độ ẩm, không để trong môi trường ẩm ướt và phải chịu được sự ăn mòn cao. Vì vây các kho tàng phải được xây dựng trên địa hình thuỷvăn kiên cố. Ở nơi không khí thoáng mát và phải được xây dựng bằng những khối đá lớn.

Quá trình xây dựng kho tàng muối phải chi phí khá tốn kém cho nên để đảm bảo sản lượng dự trữ cho tiêu dùng và sản xuất cần nguồn vốn xây dựng cơ bản.

c.Uy tín, vị thế của doanh nghiệp

“Một sự bất tín, vạn sự bất tin” trong kinh doanh điều này trở nên đúng hơn bao giờ hết và đảm bảo được chữ tín còn đảm bảo được vị thế cho Doanh nghiệp

Uy tín thể hiện ở lòng tin với khách hàng, ở đối tác bạn hàng kinh doanh Nếu chúng ta nói hay làm dở, sản phẩm rất kém lại khuyếch trương là tuyệt hảo sẽ tới mất đi chữ tín, người tiêu dùng sẽ quay lưng lại với Doanh nghiệp và đôi khi họ cho rằng cách làm ăn như vậy là vô đạo đức. Do đó có được chữ tín đã khó giữ được chữ tín còn khó hơn, Muốn tạo ra uy tín và vị thế thực sự thì Doanh nghiệp phải trung thành với các sản phẩm của mình, phải tiếp thu sự phản hồi của khách hàng và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ. Làm như thế Doanh nghiệp chắc chắn sẽ tạo lập được uy tín, vị thế vững chắc vượt lên trên đối thủ cạnh tranh.

Giá cả là yếu tố mà khác hàng hết sức quan tâm, bởi vì nó phải phù hợp với túi tiền của người mua. Giá cả với các mặt hàng thiết yếu lại càng quan trọng hơn. Trước hết vì các mặt hàng thiết yếu không thể thiếu được cho nên dù giá có quá dắt thì người tiêu dùng vẫn phải mua. Nếu độ co giãn của cầu theo giá quá lớn thì sẽ gây ra tình trạng hỗn loạn trên thị trường. Trên thực tế độ co giãn của cầu theo giá của các mặt hàng thiết yếu là rất nhỏ. Nhưng vì tác động của các yếu tố vĩ mô như thời tiết xấu, các chính sách kinh tế, quản lý chưa tập trung sẽ dẫn tới cung vượt quá cầu hoặc cung không đáp ứng đủ cầu.

Tất cả các hiểu biết về tình hình giá cả, cung cầu đều phải được đưa qua một kênh đó chính là thông tin. Thông tin có ảnh hưởng lớn tới các quyết định kinh doanh của Doanh nghiệp, nó mang lại sự chính xác, kịp thời và hiệu quả cao nhất. Thông tin hiện nay được coi là đối tượng lao động của các nhà kinh doanh, nền kinh tế thị trường được coi là nền kinh tế thông tin hoá, khối lượng thông tin rất lớn luôn luôn thay đổi đòi hỏi kỹ thuật truyền tin và nhận tin cũng phải thây đổi theo. Nếu Doanh nghiệp không quan tâm đúng đến thông tin một cách thường xuyên, liên tục, không nắm bắt được thông tin một cách kịp thời chính xác thì Doanh nghiệp dễ dàng bị thất bại trong kinh doanh dẫn đến hiệu quả kinh doanh sẽ thấp.

e. Trình độ tổ chức quản lý của Doanh nghiệp

Thực tiễn các Doanh nghiệp của các nước phát triển trong nền kinh tế thị trường cho thấy hiệu quả kinh doanh của các Doanh nghiệp đạt được sau mỗi kỳ kinh doanh cao hay thấp là do trình độ quản lý quyết định. Trình đọ quản lý cao của một Doanh nghiệp được thể hiện ở chỗ Doanh nghiệp biết tạo lập được một cơ cấu tổ chức quản lý với tỷ lệ hợp lý, cơ cấu tổ chức được sắp xếp gọn nhẹ bố trí đúng người, đúng việc, chọn được những người có năng lực thực sự và được đào tạo, vận dụng có hiệu quả các phương pháp như: hành chính kinh tế, giáo dục tâm

lý học trong quản lý; phân phối lợi ích công bằng, thực sự chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân viên, thực hiện ngiêm túc Pháp lệnh Nhà nước.

Tổ chức tốt quá trình kinh doanh cũng là một vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp. Cần phải lựa chọn quy mô kinh doanh thích hợp vói nhu cầu thi trường, tiềm năng của Doanh nghiệp. Các đầu vào được lựa chọn tối ưu sẽ tạo khả năng tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm. Do đó có cơ sở để tăng lợi nhuận, tổ chức mạng lưới mua, mạng lưới tiêu thụ như thế nào là những vấn đè hết sức quan trọng ảnh hưởng tới doanh số bán chi phí và lợi nhuận của Doanh nghiệp. Hệ thống thu mua như thế nào dể đảm bảo nhanh chóng có hàng, chất lượng cao, giá rẻ phù hợp nhằm cung cấp thị trường. Sau khi sản phẩm được ra đời tiếp theo là chương trình kế hoạch tiêu thụ với các hìng thức quảng cáo khuyến mãi các sản phẩm của Doanh nghiệp để làm sao cho khách hàng biết đến và mua nhiều nhất.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VAI TRÒ VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH MUỐI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w