Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THI CÔNG CƠ GIƠI XÂY LẮP (Trang 33)

Những tài khoản tổng hợp được công ty áp dụng theo hệ thống tài khoản kế toán thống nhất theo QĐ 15/QĐ – BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 20/ 03/ 2006.

Những tài khoản chi tiết được công ty sử dụng trong hạch toán được quy định phù hợp phục vụ cho công tác hạch toán kế toán của công ty mà vẫn đảm bảo tuân thủ theo đúng chế độ kế toán hiện hành, cụ thể:

- TK nhóm 1 chủ yếu: TK 1111, TK 1121, TK 113, TK 1311, TK 1331, TK 1361, TK 138, TK 141, TK 142, TK 144, TK 152, TK 154.

+ TK 1413: Tạm ứng công trình (khoán);

+ TK 1418: Tạm ứng cá nhân được mở chi tiết cho từng đối tượng tạm ứng và được mở tùy yêu cầu tạm ứng của từng đối tượng. Mỗi đối tượng (ví dụ như đội trưởng một đội xây dựng hoặc một cá nhân tại công ty tạm ứng để đi công tác) sẽ mở một TK nhỏ riêng. Do đó, sẽ không giới hạn có bao nhiêu TK cấp 2 mà tùy thuộc vào tình hình thực tế của công ty.

- TK nhóm 2: TK 211, TK 213, TK 2141, TK 2142, TK 2143, TK 242 - TK nhóm 3: TK 311, TK 331, TK 333, TK 334, TK 335, TK 336, TK 338, TK 341, TK 353.

- TK nhóm 6: TK 621, TK 622, TK 623, TK 627, TK 632, TK 635, TK 641, TK 642. - TK nhóm 7: TK 711. - TK nhóm 8: TK 811, TK 821. - TK nhóm 9: TK 911. 2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán.

Công ty cổ phần Thi Công Cơ Giới Xây Lắp áp dụng trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung. Hình thức này được áp dụng trên phần mềm máy vi tính, việc cập nhật này rất nhanh chóng và thuận tiện, giảm bớt được thời gian ghi chép. Đây là hình thức sổ rất rõ ràng, đơn giản và dễ thực hiện. Với hình thức sổ này, việc áp dụng phần mềm kế toán sẽ làm cho công tác kế toán được thuận lợi hơn.

• Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của công ty. Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

• Hình thức kế toán nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: - Sổ Nhật ký chung;

- Sổ Nhật ký đặc biệt: Nhật ký thu tiền; Nhật ký chi tiền; Nhật ký mua hàng; Nhật ký bán hàng;

- Sổ cái;

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết: Sổ quỹ TM; Sổ TGNH; Sổ chi tiết vật liệu; Sổ TSCĐ; Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán; Sổ chi phí sản xuất kinh doanh; Thẻ tính giá thành, dịch vụ; Bảng phân bổ tiền lương và BHXH; Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ;…

Ghi chú:

Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Quan hệ đối chiếu :

Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung.

Chứng từ kế toán

Báo cáo tài chính Bảng cân đối số phát sinh Sổ Cái Sổ Nhật ký chung Sổ Nhật ký đặc biệt Sổ và thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết

Ghi chú:

Nhập số liệu hàng ngày :

Báo cáo cuối tháng, cuối năm : Máy xử lý thông tin, kết xuất thông tin :

Đối chiếu, kiểm tra. :

Sơ đồ 2.3. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy trên máy vi tính tại công ty.

Trần Thị Thủy KTCLTK11B Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo tài chính MÁY VI TÍNH

PHẦN MỀM KẾ

TOÁN

Theo sơ đồ ta thấy được trình tự ghi sổ như sau:

- Căn cứ vào chứng từ gốc kế toán đối chiếu phân loại chứng từ (phiếu thu, phiếu chi, các loại giấy tờ thanh toán), các hóa đơn mua hàng…Các chứng từ kiểm tra sẽ được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh và sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Cập nhật vào từng phân hệ tương ứng của máy tính. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm chỉ cần in ra từ máy danh sách các nghiệp vụ đã được cập nhật, đóng thành từng quyển và đóng dấu công ty. Cuối quý lập bảng cân đối phát sinh, lên báo cáo tài chính. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính.

- Sổ chi tiết để theo dõi chi tiết từng đối tượng, từng công trình, hạng mục công trình. Tài liệu để phản ánh vào sổ chi tiết là các chứng từ gốc. TK 154 (chi phí sản xuất kinh doanh dở dang) được mở để theo dõi từng công trình, hạng mục công trình. Sổ chi tiết được mở để theo dõi số phát sinh của cả năm.

- Sổ nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10… ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một số nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ nhật ký đặc biệt (nếu có).

Để có được các loại sổ trên, công ty phải cập nhật số liệu vào máy , cuối kỳ in ra giấy, đóng thành từng quyển theo tháng, quý, năm.

2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán.

Công ty thực hiện hệ thống báo cáo kế toán theo đúng quy định của chế độ báo cáo kế toán hiện hành.

Báo cáo tài chính được lập nhằm cung cấp thông tin kinh tế tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động, thực trạng tài chính của công ty. Thông tin của BCTC là căn cứ quan trọng cho việc đề ra những quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư.

Hệ thống báo cáo tài chính của công ty bao gồm 4 loại cơ bản sau:

- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01 - DN): Phản ánh tổng quát tình hình tài sản của công ty theo giá trị tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định vào cuối mỗi quý, cuối mỗi năm.

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 - DN): Phản ánh doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của công ty cho một kỳ nhất định.

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 - DN): Đây là BCTC tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử dụng số tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của công ty bằng một số chỉ tiêu kinh tế tài chính chưa được thể hiện trên BCTC ở trên.

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09 - DN):Đây là một báo cáo kế toán tài chính tổng quát nhằm mục đích giải thích và bổ sung, thuyết minh những thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của công ty trong kỳ báo cáo mà chưa được trình bày đầy đủ, chi tiết hết trong các báo cáo tài chính khác.

Công ty lập và trình bày báo cáo tài chính theo qui định Chuẩn mực kế toán số 21. Công ty lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế.

Các báo cáo kế toán được lập theo quý để chuyển lên Hội đồng quản trị của công ty.

Cuối năm công ty lập báo cáo kế toán gửi cho cơ quan quản lý thuế, phòng thống kê của Quận nơi công ty đặt văn phòng đại diện, và 01 bản nộp cho Hội đồng quản trị của công ty. Thời hạn gửi báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 – 45 ngày kể từ khi kết thúc quý, và chậm nhất là 30 – 90 ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính của công ty.

Ngoài những báo cáo trên hàng tháng kế toán phải lập thêm báo cáo quản trị để nộp cho Hội đồng quản trị bao gồm các báo cáo sau:

+ Báo cáo chi tiết chi phí sản xuất và giá thành; + Báo cáo chi tiết thu nhập;

+ Báo cáo thu – chi;

+ Báo cáo kết quả kinh doanh.

Các báo này mang tính chất nội bộ và do bộ phận kế toán cùng Hội đồng quản trị thiết lập mẫu riêng cho công ty theo nhu cầu và nội dung hoạt động của công ty nhằm phục vụ cho công việc kế toán và cung cấp thông tin cho việc quản trị trong doanh nghiệp.

Phần 3

MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THI CÔNG CƠ GIỚI XÂY LẮP. 3.1. Đánh giá tổ chức bộ máy kế toán tại công ty.

Sau hơn một tháng thực tập tại Công ty được làm quen với thực tế, vận dụng nhữn kiến thức đã được học để tìm hiểu công tác kế toán tại công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số đánh giá về công tác kế toán tại Công ty cổ phần Thi công cơ giới xây lắp như sau:

3.1.1. Ưu điểm.

Công ty có bộ máy quản lý gọn nhẹ, được tổ chức phù hợp và logic, các phòng ban, chức năng phục vụ có hiệu quả cho ban lãnh đạo công ty trong việc giám sát thi công, quản lý kinh tế, công tác tổ chức sản xuất, tổ chức hạch toán được tiến hành phù hợp với khoa học hiện nay. Đặc biệt, là phân công chức năng nhiệm vụ từng người rõ ràng, chi tiết và có khả năng hỗ trợ nhau. Đồng thời lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một bộ máy quản lý đồng bộ. Đây có lẽ là lý do giúp cho công ty không ngừng phát triển, đi lên trong suốt thời gian qua.

Ngoài ra, một điểm đáng khen ngợi trong công tác quản lý là công ty khá quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên và công nhân trong các đội, công trình. Công ty có chế độ thưởng theo đúng quy định và có chế độ trợ cấp đối với những nhân viên có hoàn cảnh khó khăn. Do đó, trong công ty luôn có tinh thần lao động cao, đội ngũ nhân viên luôn tin tưởng vào ban lãnh đạo và làm việc hết mình, vì vậy chất lượng thi công luôn được đảm bảo và Công ty ngày càng nâng cao uy tín của mình đối với khách hàng.

Về bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tương đối gọn nhẹ, khoa học, hợp lý gồm những nhân viên kế toán có tinh thần trách

nhiệm cao trong công việc, có trình độ nghiệp vụ tương đối cao, lại được bố trí và phân công nhiệm vụ rõ rang, phù hợp với khả năng trình độ của mỗi người. Do vây, bộ máy kế toán luôn đảm bảo được khối lượng công việc kế toán tương đối lớn của công ty, mặt khác còn góp phần đắc lực vào công tác quản lý kinh tế tài chính của công ty.

3.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song công tác kế toán ở công ty vẫn còn tồn tại một số bất cập cần khắc phục.Cụ thể:

• Về công tác quản lý chung: Bên cạnh những lợi thế của mình thì trong công ty vẫn còn tồn tại những thiếu sót. Mặc dù bộ máy của công ty đã có nhiều điều chỉnh để phù hợp hơn với cơ chế thị trường, song nó vẫn chưa thực sự phát huy hết hiệu quả của mình. Với những công trình ở xa, công ty giao khoán cho đội thi công, mọi giao dịch trao đổi đều do chủ nhiệm đội thi công tiến hành với chủ đầu tư. Nhưng quyền hạn của chủ nhiệm công trình chỉ một giới hạn nào đó. Điều này, gây phiền phức cho chủ đầu tư. Nhất là trong điều kiện cơ chế thị trường hiện nay khách hàng được quan tâm hàng đầu, công ty cũng cần phải chú ý đến điều này.

• Cách phân công kế toán chưa hợp lý: Chưa có sự phân công cụ thể đối với phần hành kế toán TSCĐ tại phòng kế toán của công ty mà phần hành đó thường do kế toán tổng hợp đảm nhiệm. Do đó, em thấy khối lượng công việc của kế toán tổng hợp như thế là tương đối nhiều.

3.2. Đánh giá về tổ chức hệ thống kế toán.

3.2.1. Ưu điểm.

• Về hình thức kế toán: Công ty áp dụng hình thức kế toán vừa tập trung vừa phân tán, phù hợp với đặc điểm các công trình xa và di chuyển liên tục.

Với hình thức này việc chỉ đạo công tác kế toán tập trung thống nhất xuyên suốt trong công ty, thuận tiện việc chuyên môn hóa các nhân viên kế toán và vận dụng tin học với các phần mền kế toán. Việc áp dụng máy vi tính vào phục vụ công tác hạch toán đã khắc phục nhược điểm khối lượng sổ lớn cũng như tiết kiệm thời gian và công sức cho nhân viên kế toán mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin kế toán tài chính, kế toán quản trị theo yêu cầu của nhà quản lý.

• Về chứng từ: Công ty thực hiện việc lập, luân chuyển và lưu giữ chứng từ theo đúng chế độ kế toán. Ngoài ra, sổ chi tiết, bảng tổng hợp…đều mang tính khoa học sử dụng trong từng phần hành kế toán tạo điều kiện thuận lợi cho việc rà soát số liệu, đối chiếu kiểm tra.

• Về hệ thống tài khoản: Công ty áp dụng chế độ kế toán ban hành theo QĐ 15/ 2006/ QĐ –BTC ngày 20/ 03/ 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về tài khoản tổng hợp và theo dõi chi tiết tài khoản cấp 2,3 được chi tiết theo từng đội, xí nghiệp hạch toán thu chi riêng biệt; cho công trình,hạng mục công trình,trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất.

• Về hệ thống sổ kế toán: Hệ thống sổ được mở theo đúng chế độ quy định gồm các sổ kế toán tổng hợp, sổ chi tiết đáp ứng yêu cầu tổng hợp số liệu cung cấp thông tin cần thiết cho đối tượng sử dụng. Công ty sử dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung, sổ sách rõ rang thuận tiện cho việc sử dụng, dễ áp dụng vi tính. Phần mền kế toán công ty luôn được cập nhật khi chế độ kế toán có sự thay đổi.

3.2.2. Những tồn tại và nguyên nhân.

Cuối tháng, các nhân viên kế toán của đội mới tập hợp chứng từ gửi về phòng kế toán. Do đó, công việc tập trung vào cuối tháng trong khi giữa tháng thì khối lượng công việc lại ít, dẫn đến khối lượng công việc không được dàn

đều trong tháng. Việc tổng hợp, xử lý số liệu nhiều vào cuối tháng sẽ dẫn đến việc sai xót trong quá trình làm đối với các nhân viên phòng kế toán, và làm cho việc lập báo cáo quản trị và báo cáo tài chính để cung cấp thông tin bị chậm hơn.

Mặt khác, việc luân chuyển chứng từ chậm còn làm ảnh hưởng đến việc kê khai, hoàn thuế. Vì theo luật thuế GTGT thì chứng từ quá 6 tháng sẽ không được khấu trừ thuế đầu vào.

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO thì vấn đề cạnh tranh để tồn tại càng trở nên khốc liệt hơn. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến thị hiếu của người tiêu dùng và vấn đề giá cả. Do đó, đổi mới tư duy trong công tác quản lý, trong tổ chức sản xuất thi công là vấn đề then chốt, mang tính thời sự và có ý nghĩa thiết thực trong công tác quản lý kinh tế và sự phát

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THI CÔNG CƠ GIƠI XÂY LẮP (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w