2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ Phần Thi Công Cơ GiớiXây Lắp. Xây Lắp.
Với đặc điểm của tổ chức bộ máy quản lý của công ty thì bộ máy kế toán cũng cần phải có sự tổ chức hợp lý, gọn nhẹ, năng động và phát huy được hiệu quả cao nhất trong công việc. Tính hiệu quả ở đây có nghĩa là kế toán phải cung cấp thông tin một cách nhanh nhất và hữu ích nhất cho người sử dụng thông tin cả trong và ngoài doanh nghiệp như Giám đốc, bộ phận lập kế hoạch, cơ quan thuế...Do đó, để phù hợp với mô hình quản lý tập trung của công ty và đặc điểm của hoạt động kinh doanh mà bộ máy kế toán được tổ chức thành từng bộ phận cơ cấu phù hợp với các khâu công việc, phần hành kế toán. Công ty áp dụng hình thức tổ chức kế toán kiểu tập trung dựa trên mối quan hệ trực tuyến, mỗi nhân viên kế toán được giao một nhiệm vụ cụ thể do đó nâng cao được trách nhiệm của từng người.
Bộ máy kế toán của công ty bao gồm phòng Tài chính - Kế toán và các thống kê kế toán đội công trình trực thuộc. Trong đó toàn bộ hoạt động của công ty đều được phòng Tài chính - Kế toán theo dõi và hạch toán một cách cụ thể theo quy chế của công ty. Bộ máy kế toán của công ty bao gồm 01 kế toán trưởng và 05 nhân viên kế toán. Trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể của từng người như sau:
- Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm trước giám đốc và công ty về toàn bộ hoạt động của phòng tài chính kế toán, phụ trách chung phòng kế toán, trực tiếp chỉ đạo phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong phòng căn cứ vào năng lực của từng người để hoạt động tài chính có hiệu quả cao.
Chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán tài chính của đơn vị, là kiểm soát viên cho nhà nước thực hiện chế độ, thể lệ quy định của nhà nước về lĩnh vực kế toán tài chính.
- Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ cập nhật sổ nhật ký chung, sổ cái các tài khoản tổng hợp, lập báo cáo quản trị, báo cáo tài chính và liên hệ với kế toán các phần hành.
- Kế toán NVL, CCDC, TSCĐ: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng, giảm hiện có của NVL, CCDC, TSCĐ (kế toán phải theo dõi trên cả ba mặt: nguyên giá, giá trị hao mòn, và giá trị còn lại.) tính trích khấu hao TSCĐ, trích phân bổ chi phí CCDC.
- Kế toán lao động tiền lương: Có trách nhiệm tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp về số lao động, kết quả lao động, tính lương và các khoản trích theo lương, phân bổ chi phí nhân công theo đúng đối tượng sử dụng.
- Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng kiêm thủ quỹ: Hàng ngày, phản ánh tình hình thu chi tồn quỹ tiền mặt,tình hình tăng, giảm tiền gửi ngân hàng, thường xuyên đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế với sổ sách, giám sát việc thanh toán không dùng tiền mặt. Chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của công ty, căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi hợp lệ đối chiếu với sổ của kế toán thanh toán.
- Kế toán doanh thu, thuế, chi phí và tính giá thành: Có nhiệm vụ phản ánh chính xác doanh thu, kê khai đúng các khoản thuế, các khoản phải nộp nhà nước theo đúng chế độ quy định. Hàng ngày,mở sổ chi tiết chi phí sản xuất cho từng công trình, cuối tháng tập hợp chi phí tính giá thành từng công trình.
- Kế toán tại các đơn vị trực thuộc (các đội, chi nhánh): Có nhiệm vụ tập hợp các chứng từ, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh gửi về phòng kế
toán vào thời điểm cuối tháng, lập kế hoạch tài chính của đội đề nghị tạm ứng vốn theo khối lượng công việc được giao. Cuối tháng, lên công ty đối chiếu các khoản tạm ứng phục vụ thi công, hoàn ứng các khoản chi phí mua vật tư, thuê nhân công, đối chiếu xác nhận công nợ công ty với khách hàng.
( Nguồn: Điều lệ Công ty cổ phần Thi công cơ giới xây lắp.)
Sơ đồ 2.1: Tổ chức hệ thống kế toán
tại Công ty Cổ Phần Thi Công Cơ Giới Xây Lắp.
Trần Thị Thủy KTCLTK11B Kế toán tổng hợp Kế toán lao động tiền lương Kế toán TM, TGNH kiêm thủ quỹ Kế toán doanh thu,thuế, chi phí giá thành Kế toán trưởng Kế toán NVL, CCDC, TSCĐ
Kế toán công trình, các đơn vị trực thuộc