B1 phân lập được
Trong thí nghiệm này, chúng tôi tiến hành sử dụng phương pháp Bernfeld để xác định hoạt độ amylase của chủng Saccharomyces cerevisiae B1.
4.2.2.1. Kết quả xác định hoạt độ amylase của chủng Saccharomyces cerevisiae B1 theo thời gian nuôi cấy.
Hoạt tính amylase của chủng Saccharomyces cerevisiae B1 được khảo sát qua các thời gian khác nhau nhằm xác định thời gian để chủng nấm men đạt hoạt tính enzyme cao nhất.
Kết quả được trình bày ở hình 4.8.
Hình 4.8. Đồ thị biễu diễn hoạt độ amylase của chủng Saccharomyces
cerevisiae B1 theo thời gian nuôi cấy.
Dựa vào đồ thị hình 4.8 chúng tôi nhận thấy: khoảng thời gian từ lúc bắt đầu nuôi cấy đến 12h lượng amylase sinh ra ít với giá trị là 0,689 (U/ml) ở 12h. Giá trị hoạt độ đạt mức cực đại ở 24h (2,509U/ml) và có sai khác có nghĩa. Sau khoảng thời gian 24h, lượng enzyme sinh ra có xu hướng bắt đầu giảm ở 36 – 48h với giá trị tương ứng là 1,779 (U/ml) và 1,308 (U/ml). Vì vậy, thời gian thích hợp để chủng Saccharomyces cerevisiae B1 sinh amylase cao nhất là 24h . Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Tansel và cộng sự (2013) về nấm men
S. fibuligera là hoạt động amylase trong môi trường lỏng sau khi ủ ở 30oC trong thời gian 24h đã đạt được mức tối đa và sau đó hoạt động amylase giảm dần trong những ngày tiếp theo [29].
Điều này được giải thích là: giá trị hoạt độ đo được tại thời điểm 24h ở mức cao là do trùng với thời điểm chủng nấm men sinh trưởng và phát triển đạt tối đa, chúng có khả năng sinh ra lượng enzyme lớn để phân giải các chất thành nguồn dinh dưỡng cung cấp cho sự sống và phát triển của tế bào.
4.2.2.2. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của pH đến hoạt độ amylase của chủng Saccharomyces cerevisae B1
Hình 4.9. Ảnh hưởng của pH đối với hoạt tính amylase của chủng Saccharomyces cerevisiae B1
Dựa vào hình 4.9 ta thấy: hoạt tính của amylase đo được trong khoảng pH từ 5 – 5,5 thấp với giá trị lần lượt là 1,081(U/ml) và 3,521 (U/ml). Ở pH = 6,5, hoạt tính amylase sinh ra nhiều nhất với giá trị là 6,829 (U/ml)sự sai khác có nghĩa (ở mức α = 0,05). Sau khoảng pH này thì khả năng sinh amylase của chủng B1 bắt đầu ổn định và có xu hướng giảm xuống. Ở pH 7 – 7,5 chủng B1có hoạt độ thấp hơn so với pH = 6,5 với giá trị lần lượt là 3,798 (U/ml) và 2,453 U/ml). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Tansel và cộng sự rằng người ta đã tìm thấy độ pH tối ưu cho glucoamylase và α-amylase của chủng nấm men S. fibuligera là 5,0-6,2 [29].
Điều này được lý giải như sau: trong cùng một khoảng nhiệt độ và thời gian nuôi cấy, lượng enzyme sinh ra nhiều hay ít phụ thuộc vào các pH khác nhau vì mỗi loại amylase chỉ thích ứng với một khoảng pH nhất định. Vì vậy, ở pH = 6,5 được cho là môi trường hoạt động tốt nhất của amylase do chủng
Saccharomyces cerevisiae B1 sinh ra.
4.2.2.3. Kết quả xác định hoạt độ amylase của chủng Saccharomyces cerevisiae B1 theo nhiệt độ nuôi cấy
Kết quả được trình bày ở hình 4.10.
Hình 4.10. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính amylase của chủng
Saccharomyces cerevisiae B1.
Dựa vào đồ thị hình 4.10 ta thấy: Ở nhiệt độ 25oC, giá trị hoạt độ là 1,946 (U/ml) có lượng enzyme sinh ra không nhiều và nhiệt độ 30oC lượng enzyme sinh ra nhiều nhất có giá trị là 6,633(U/ml)(sự sai khác có ý nghĩa ở mức α = 0,05) nhiều hơn so với nhiệt độ 35oC (giá trị hoạt độ là 4,058 (U/ml). Do đó, nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển để sinh amylase là 30oC. Kết quả này phù hợp trong nghiên cứu của H Tansel cho rằng người ta đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ cho việc sản xuất amylase bởi chủng nấm men S. Fibuligera trong môi trường ở mỗi nhiệt độ khác nhau: 25oC, 30oC, 35oC, 40oC. Kết quả cho thấy, hoạt tính enzyme tăng dần với sự gia tăng nhiệt độ từ 25oC đến tối đa ở 30oC và trên 35oC hoạt độ amylase giảm [29].
Điều này được giải thích như sau: trong cùng một khoảng pH và thời gian nuôi cấy, mỗi loại enzyme có một nhiệt độ tối thích khác nhau tùy thuộc vào
nguồn gốc của chúng. Nếu đưa nhiệt độ cao hơn nhiệt độ tối ưu hoạt tính của enzyme bị giảm, khi đó enzyme không còn khả năng phục hồi hoạt tính. Vì vậy, nhiệt độ 30oC được coi là nhiệt độ thích hợp nhất cho enzyme amylase hoạt động.
PHẦN 5