Kết quả định tính khả năng phân giải tinh bột của các chủng nấm men phân lập được

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sinh trưởng, phát triển và hoạt tính amylase của chủng nấm men saccharomyces cerevisiae phân lập từ các nguồn tự nhiên (Trang 25)

Qua bảng 4.1, chúng tôi nhận thấy hầu hết các chủng nghi ngờ là nấm men có màu sắc khuẩn lạc chủ yếu là trắng sữa, viền nhẵn bóng (G1, T2, T3, B1) hoặc trắng ngà, viền nhẵn bóng (T1) hoặc trắng sữa, viền răng cưa (G2, G3).

Sau khi soi tế bào dưới kính hiển vi chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết các chủng nấm men có tế bào hình bầu dục, hình cầu, có kích thước lớn (hình 4.1). Điều này phù hợp với các nghiên cứu về cấu trúc kích thước tế bào của nấm men [5], [14]. Do đó, chúng tôi nhận định rằng các chủng này có thể là nấm men.

Để lựa chọn những chủng có khả năng phân giải tinh bột, chúng tôi tiến hành phương pháp định tính xác định khả năng phân giải tinh bột của các chủng trên, giữ lại các chủng có khả năng phân giải tinh bột phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

4.1.2. Kết quả định tính khả năng phân giải tinh bột của các chủng nấm men phân lập được phân lập được

Từ các chủng vi sinh vật phân lập được, chúng tôi tiến hành xác định khả năng phân giải tinh bột của chúng bằng phương pháp cấy điểm ở tâm hộp peptri chứa môi trường Hansen được thay đường bằng tinh bột (2%). Sau 3 ngày, dùng thuốc thử Lugol nhỏ vào hộp để xác định đường kính vòng thủy phân. Đường kính vòng thủy phân càng lớn chứng tỏ chủng vi sinh vật có khả năng phân giải tinh bột càng tốt. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2 và hình 4.2.

Bảng 4.2. Khả năng phân giải tinh bột của các chủng nấm men phân lập được

Chủng vi sinh vật Đường kính vòng phân giải tinh bột

(mm) G1 2,0 G2 3,0 G3 2,5 T1 3,0 T2 4,0 T3 0 B1 6,0

Qua bảng 4.2 chúng tôi nhận thấy chủng nấm men B1 có đường kính vòng phân giải tinh bột lớn nhất (6mm), các chủng còn lại có đường kính vòng phân giải nhỏ hơn (kích thước từ 2 – 4mm). Riêng chủng T3 có không đường kính vòng phân giải. Điều này chứng tỏ chủng này không có khả năng phân giải tinh bột hay không sinh amylase. Trong đó chủng nấm men G1, G3 có đường kính vòng phân giải nhỏ gấp 3 lần so với đường kính vòng phân giải của chủng B1 (hình 4.2). Do đó, theo kết quả chúng tôi lựa chọn chủng nấm men B1 có vòng phân giải lớn nhất để nghiên cứu ở các bước tiếp theo.

Dựa vào đường kính vòng phân giải tinh bột, chúng tôi nhận thấy chủng nấm men nào có đường kính vòng phân giải tinh bột càng lớn thì khả năng sinh amylase để thủy phân tinh bột càng nhiều. Điều sẽ được xác định bằng phương pháp định lượng ở những thí nghiệm sau.

c

G1 G2 G3

T1 T2 B1

Hình 4.2. Vòng phân giải tinh bột lần lượt của các chủng G1, G2, G3, T1, T2 và B1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sinh trưởng, phát triển và hoạt tính amylase của chủng nấm men saccharomyces cerevisiae phân lập từ các nguồn tự nhiên (Trang 25)