Mục đích: Việc tạo hạt polymer nhằm các mục đích chủ yếu sau: - Tạo điều kiện dễ dàng cho quá trình gia công
- Để dễ bảo quản, vận chuyển, hạn chế thất thoát do rơi vãi.
Quá trình tạo hạt thường được thực hiện bằng 2 phương pháp: Tạo hạt lúc còn nóng và tạo hạt lúc nguội.
- Để tạo hạt lúc còn nóng người ta lắp thêm đầu đùn (đầu bép) nhiều lỗ, mà qua đó chất dẻo làm nhuyển được đẩy ra khỏi miệng đầu lép thì được dao quay cắt thành hạt theo kích thước nhất định. Hạt đựoc tạo rơi xuống khoang chứa ở đó nó được làm nguội bằng nước hoặc bằng không khí lạnh. Các hạt được làm nguội bằng nước khi đem đi sấy và đóng gói, các hạt vật liệu được tạo khi còn nóng có dạng dẹt, trộn hoặc dạng cầu.
- Để tạo hạt khi nguội, người ta tách các sợi được đùn ra khỏi đầu lép, kéo qua bể nước lạnh để làm nguội. Các sợi vật liệu được bộ phận vận chuyển đưa vào bộ phận tạo hạt được dao cắt thành hạt có dạng trụ tròn, chiều dài 2 ÷ 3 mm.
Chương IV: GIA CÔNG SẢN PHẨM BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÙN
I. Đặc điểm
Đùn là một phương pháp gia công chủ yếu dùng cho nhựa dẻo và các vật liệu đàn hồi như cao su, trong đó vật liệu ở trạngt thái chảy nhớt được đẩy liên tục qua 1 khe hở có tiết diện nhất định gọi là đầu tạo hình.
Phương pháp đùn liên tục chỉ áp dụng cho nhựa nhiệt dẻo và vật liệu đàn hồi, còn đối với nhựa nhiệt rắn thì chỉ áp dụng được phương pháp gián đoạn trên máy đùn piston.
Đặc điểm của phương pháp đùn liên tục là: - Năng suất máy rất cao.
- Sản phẩm chỉ được định hình theo 2 chiều. Do đó, mức độ chính xác của kích thước sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ gia công (nhiệt độ, áp suất...), chế độ xử lý sau khi sản phẩm ra khỏi đầu tạo hình (kéo căng, định hình...) (take off).
- Bằng cách thay đổi đầu tạo hình hoặc kết hợp với các bộ phận xử lý phôi đùn khác nhau, máy đùn có thể sản xuất ra nhiều mặt hàng khác nhau như: màng mỏng, tấm phẳng, sợi, thanh, ống, bọc cáp và dây dẫn, các sản phẩm rỗng, lưới...
Ngoài ra, thiết bị đùn trục vít còn có thể sử dụng để nhựa hoá, tạo hạt, trộn...