Các quá trình xảy ra trong khuôn đúc khi làm đầy vùng tạo hình

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-GIA CÄNG POLYMER (Trang 85)

Tuỳ theo vật liệu gia công, hình dáng và khối lượng sản phẩm, quá trình xảy ra trong khuôn đúc có thể khác nhau không những về cơ chế lấp đầy mà cả về quá trình hoá lý nữa.

Đối với tất cả các nguyên liệu, sau khi vào khuôn đều phải duy trì trang thái chảy chảy nhớt một thời gian. Việc chuyển sang trạng thái rắn có thể do 1 trong 2 cơ chế (đóng rắn và làm nguội).

Khi chuyển từ trạngt hái lỏng sang trạng thái rắn, độ nhớt và khối lượng riền của nhựa thay đổi liên tục trong khuôn đúc.

1. Quá trình làm đầy khuôn với sản phẩm có thành dày

Đối với sản phẩm có thành dày, quá trình làm đầy khuôn thể hiện 2 giai đoạn rõ rêt.

Giai đoạn không áp suất khuôn

Trong giai đoạn đầu, áp suất của nhựa chưa tác dụng lên khuôn, dòng chảy còn là dòng chảy tự do, vận tốc của quá trình hoàn toàn do lực cản của vòi phung, rãnh khuôn và xi lanh nguyên liệu quyết định. Do đó, giai đoạn này áp suất và lưu lượng không đổi. Giai đoạn này kết thúc khi nguyên liệu lấp đầy được 80% thể tích khuôn, hay độ xốp β của nguyên liệu theo khuôn vào khoảng 0,2.

Giai đoạn áp suất khuôn

Trong giai đoạn này, trong khuôn đúc hình thành áp suất tăng dần, áp suất khuôn cản trở dòng chảy đồng thời β tiếp tục giảm. Tốc độ tăng áp suất ở vùng tạo hình cũng như sự giảm

β phụ thuộc đáng kể vào áp suất đúc.

2. Quá trình lấp đầy khuôn với sản phẩm thành mỏng

Khác với sản phẩm thành dày, tuy rằng áp suất khuôn chỉ xuất hiện ở giai đoạn cuối của quá trình nhưng do ma sát vật liệu vào thành khuôn nên sự tổn thất áp suất trong khuôn xảy ra ngay sau khi bắt đầu quá trình làm đầy. Do đó đòi hỏi áp suất cao thì sản phẩm mới có độ đồng nhất lớn (khi tiếp xúc khuôn sản phẩm đã bị nguội).

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-GIA CÄNG POLYMER (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)