Đo kiểm tra tính đồng đều và khuyết tật bên trong cấu kiện bê

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu các phương pháp kiểm soát và đánh giá chất lượng công trình xây dựng áp dụng cho công trình Cống Trà Linh – Thái Bình” (Trang 52)

Đo kiểm tra tính đồng đều và khuyết tật bên trong cấu kiện bê tông chủ yếu dùng phương pháp sóng siêu âm. Đòi hỏi khu vực cần đo có một đôi (hoặc hai đôi ) mặt đo song song với nhau. Đồng thời, mặt đo phải sạch sẽ, bằng phẳng, khi cần thiết phải dùng đá mài mài phẳng hoặc dùng vữa cường độ cao đông cứng nhanh trát phẳng.

2.2.3.1.Thiết bị đo và các tham số âm thanh

1). Thiết bị siêu âm sử dụng và đầu dò phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Thiết bị hiện sóng có hình sóng rõ ràng, thể hiện ổn định;

- Số đọc nhỏ nhất của máy ghi thời gian là 0,1µs, phạm vi ghi thời gian 0,5~5.000µs;

- Chữ số hiển thị ổn định, điều tiết thời gian của âm trong phạm vi 20~30µs, trong thời gian 2h sự thay đổi của chữ số không được lớn hơn ± 0,2µs;

- Bộ tắt dần có độ chia nhỏ nhất là 1dB;

- Phạm vi ảnh hưởng của tần số của bộ phóng đại tiếp thu là 10~500kHz, tổng độ tăng không nhỏ hơn 100dB;

- Có thể làm việc bình thường trong môi trường nhiệt độ là -10 ~ +40 0C, độ ẩm tương đối nhỏhơn hoặc bằng 90%, điện áp của nguồn điện 220V±10% (Điện áp của nguồn điện một chiều ± 5%);

- Tần số của đầu dò trong phạm vi 20 ~ 250 kHz, chênh lệch tần số đo thực tế của đầu dò không được lớp hơn ±10%;

- Máy siêu âm phải kiểm tra định kỳở cơ quan kiểm định, sử dụng trong thời gian có hiệu lực. Máy móc phải thường xuyên bảo dưỡng, mỗi tháng ít nhất phải cắm điện một lần, mỗi lần 1h.

2). Đo các tham số sâm thanh

Trước khi đo dựa vào độ lớn của khoảng cách đo, điều chỉnh điện áp phát xạ của máy đến một nấc nào đó, đồng thời đảm bảo đường chuẩn quét không bị nhiễu vì tạp âm, điều chỉnh độ tăng thiết bị đến vị trí tương đối lớn giữ nguyên không đổi. Tiếp theo đó có thểđo giá trị thời gian truyền âm, biên độ sóng và tần số.

+ Đo thời gian truyền sóng

Đầu phát và đầu thu lần lượt từng đôi đưa vào vị trí tương ứng với điểm đo trong khu vực đo (dung môi để đầu đo là hồ hoặc dầu nhớt). Dùng bộ tắt dần điều chỉnh sóng của tín hiệu đầu tiên đến độ cao nhất định, sau đó điều chỉnh mạch xung. Lấy mép trước của nó để dùng vào khởi điểm của đường cong đường chuẩn mép sóng đầu tiên, đọc giá trị thời gian truyền sóng t1

(chính xác đến 0,1µs), sau đó tính toán giá trị thời gian truyền sóng thực tế của bê tông của điểm đó:

tci = t1 - t0 (2.20)

Trong đó: tci - Thời gian truyền sóng thực tế của điểm đo thứ i (µs)

t1 - Giá trịđo thời gian truyền sóng thực tế của điểm đo thứ i (µs)

t0 - Số đọc đầu tiên thời gian truyền sóng (µs). Dựa vào bản thuyết minh của thiết bị yêu cầu đo trước.

+ Đo biên độ dao động

Có hai phương pháp đo biên độdao động:

- Phương pháp chia ô: Cố định bộ tắt dần ở một vị trí tắt dần nào đó, trên màn hình hiện sóng của máy đọc biên độdao động đầu tiên (vạch số ).

- Phương pháp trị số tắt dần: Dùng bộ tắt dần điều chỉnh biên độ sóng đầu tiên đến một độ cao nhất định (5mm hoặc một vạch của ô), đọc số dB trên bộ tắt dần.

+ Đo tần số

Đầu tiên phải điều chỉnh mạch xung di động điện đến chỗ lõm của sóng (hoặc đỉnh sóng) nửa trước chu kì sóng đầu tiên, đọc thời gian truyền sóng t1

(µs) sau đó điều chỉnh mạch xung di động tới chỗ lõm bên cạnh (hoặc đỉnh sóng), đọc thời gian truyền sóng t2 (µs) , tần số của chu kì sóng thứ nhất là:

1 2 1000 t t fi

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu các phương pháp kiểm soát và đánh giá chất lượng công trình xây dựng áp dụng cho công trình Cống Trà Linh – Thái Bình” (Trang 52)