Thiết bị đo và chuẩn bị hiện trường [7]

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu các phương pháp kiểm soát và đánh giá chất lượng công trình xây dựng áp dụng cho công trình Cống Trà Linh – Thái Bình” (Trang 39)

Đối với súng bật nẩy

Súng bật nẩy phải được đơn vị kiểm định có liên quan kiểm định, có giấy phép kiểm định mới được sử dụng trong thời hạn cho phép (thường 1 năm).

Trước và sau mỗi lần đo ở hiện trường, phải hiệu chỉnh lại trên đe thép tiêu chuẩn có độ cứng HRC = 60 ± 2. Khi kiểm định, đe thép phải đặt trên nền bê tông bằng phẳng và có độ cứng lớn, súng bật nẩy xuống phía dưới, thanh bật chia làm bốn lần quay, mỗi lần 90º, lấy giá trị bình quân của ba lần bật nẩy. Giá trị bình quân bật nẩy của mỗi lần quay hiệu chỉnh phải trong phạm vi 80 ± 2, nếu không phải đưa đến đơn vị kiểm định để kiểm định lại. Ngoài ra, nếu số lần bắn cộng dồn của súng bật nẩy vượt quá 6.000 lần, hoặc sau khi các chi tiết chính của súng bật nẩy bị thay đổi phải đưa đến đơn vị kiểm định để kiểm định lại.

Chuẩn bị hiện trường đo kiểm tra:

Bố trí điểm đo dùng khái niệm vùng đo và mặt đo. Mỗi vùng đo tương đương với một mẫu; mỗi mặt đo tương đương với một bề mặt của mẫu bê

tông. Trên mỗi mẫu lấy ra bố trí đều ở vùng đo, số vùng đo không nhỏ hơn 10, khoảng cách giữa các vùng đo liền kề không nên lớn hơn 2m, mỗi vùng đo nên bố trí hai mặt đo (bố trí trên hai mặt bên đối diện của kết cấu hoặc cấu kiện), độ lớn vùng đo khoảng 400cm2. Nếu không đáp ứng được yêu cầu này, mỗi vùng đo cho phép chỉ có một mặt đo. Mặt đo phải sạch sẽ, bằng phẳng, khô ráo, không có khe nối, lớp trang trí, lớp trát, lớp vữa mặt, vết dầu và lỗ rỗng hoặc rỗ mặt, khi cần thiết có thể dùng đá mài quay để loại bỏ các tạp chất trên bề mặt và ở chỗ không bằng phẳng, mặt đo sau khi mài xong phải dùng bàn chải sắt chải đi lớp vôi và lớp mạt vụn.

Đối với sóng siêu âm

Hệ thống đo kiểm tra của sóng siêu âm bao gồm thiết bị đo kiểm tra của sóng siêu âm và bộ phận chuyển đổi

năng lượng (đầu dò) và chất ngẫu hợp (hình 2.5)

Hình 2.5. Hệ thống đo kiểm tra sóng siêu âm

Thiết bị đo kiểm tra phải được cơ quan có trách nhiệm hiệu chỉnh và sử dụng trong thời gian cho phép. Thiết bị phải luôn luôn bảo dưỡng, ít nhất mỗi tháng phải nối mạch một lần, mỗi lần không ít hơn 7h.

Chuẩn bị hiện trường và bố trí vùng đo cho đo kiểm tra sóng siêu âm giống như phương pháp bật nẩy. Hai mặt bên đối diện nhau (mặt đo) của mỗi vùng đo chọn 5 điểm đo có hình hoa mai. Khi đo, tim của hai thiết bị chuyển đổi năng lượng phải cùng nằm trên một đường trục, sau đó đo từng cặp. Để

đảm bảo giữa bê tông và đầu dò có sự trùng hợp âm tin cậy, giữa bề mặt đo của bê tông và đầu dò bôi lớp hồ hoặc dầu nhớt làm chất ngẫu hợp.

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu các phương pháp kiểm soát và đánh giá chất lượng công trình xây dựng áp dụng cho công trình Cống Trà Linh – Thái Bình” (Trang 39)