Emitter chung (EC)
Trong sơ đồ mạch gồm có các phần tử sau:
+/ EE, EC- Nguồn điện cung cấp một chiều cho tranzito loại P-N-P. +/ RB- Điện trở định thiên
+/ RC- điện trở tải
+/ Tụ điện C1và C2là tụ liên lạc.
Các cấu kiện này có nhiệm vụ trong mạch điện tương tự như ở sơ đồ mắc cực gốc chung. Như vậy, tín hiệu đưa vào giữa cực gốc và cực phát, tín hiệu được lấy ra từ giữa cực góp và cực phát. Do đó, cực phát là chân cực chung của mạch vào và mạch ra và ta có sơ đồ
mắc cực phát chung. Chiều của các thành phần dòng điện và điện áp trên các chân cực cuả tranzito được mô tả ở hình 6.9.
Trong sơ đồ mắc phát chung có dòng vào là IB, dòng ra là IC, điện áp vào là UBE, điện áp ra là UCE.
Sơ đồ mạch cực E chung
Colector chung (CC)
Sơ đồ mạch cực E chung
Mạch chung colectơ có dạng như hình 6.10, cực colectơ dung chung cho đầu vào và đầu ra.
Để đo điện áp vào, dòng vào, dòng ra qua đó xác các đặc tuyến tĩnh cơ bản của mạch CC dung các vôn kế và miliampe kế được mắc như hình 6.9.
Đặc tuyến vào của mạch chung colectơ (CC) IB= f(UCB) khi điện áp ra UCE không đổi có dạng như hình 2.31 nó có dạng khác hẳn so với các đặc tuyến vào của hai cách mắc EC và BC xét trước đây. Đó là vì trong kiểu mắc mạch này điện áp vào UCB phụ thuộc rất nhiều vào điện áp ra UCE (khi làm việc ở chế độ khuyếch đại điện áp UCB đối với tranzito silic luôn giữ khoảng 0.7V, còn tranzito Gecmani vào khoảng 0.3V trong khi đó điện áp UCE biến đổi trong khoảng rộng ). Ví dụ trên hình 2.31 hãy xét trường hợp UEC = 2V tại IB = 100mA UCB = UCE –UBE = 2V – 0.7 V =1,3V
Base chung (BC)
Sơ đồ mạch mắc cực gốc chung mô tả trong hình 4-10. Trong sơ đồ mạch có: + EE, EClà nguồn cung cấp một chiều cho tranzito loại P-N-P trong mạch.
+ RE - điện trở định thiên cho tranzito. RE có nhiệm vụ làm sụt bớt một phần điện áp nguồn EEđể đảm bảo cho tiếp xúc phát được phân cực thuận với điện áp phân cực UEB
≈ 0,6 V cho tranzito Silic, và UEB≈ 0,2V cho tranzito Gecmani. Đồng thời tín hiệu vào sẽ hạ trên REđể đưa vào tranzito.
+ RC- điện trở gánh có nhiệm vụ tạo sụt áp thành phần dòng xoay chiều của tín hiệu để đưa ra mạch sau và đưa điện áp từ âm nguồn EClên cực góp đảm bảo cho tiếp xúc góp được phân cực ngược.
+ Tụ điện C1, C2gọi là tụ liên lạc có nhiệm vụ dẫn tín hiệu vào mạch và dẫn tín hiệu ra mạch sau.
Sơ đồ mắc gốc chung cho tranzito loại P-N-P
Cực gốc B của tranzito trong sơ đồ được nối đất. Như vậy, tín hiệu đưa vào giữa cực phát và cực gốc. Tín hiệu lấy ra giữa cực góp và cực gốc nên cực gốc B là chân cực
chung của mạch vào và mạch ra. - Ta gọi là sơ đồ mắc cực gốc chung. Trong mạch có các thành phần dòng điện và điện áp sau:
IE gọi là dòng điện trên mạch vào. IC gọi là dòng điện trên mạch ra. UEB gọi là điện áp trên mạch vào UCB gọi là điện áp trên mạch ra
Mối quan hệ giữa các dòng điện và điện áp trên các chân cực được mô tả thông qua các họ đặc tuyến tĩnh. Có hai họ đặc tuyến chính là :
Họ đặc tuyến vào: UEB = f1(UCB, IE) Họ đặc tuyến ra: IC = f2 (UCB, IE)