Diode chỉnh lưu và diode chuyển mạch

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật điện tử (Trang 38)

Đường đặc tuyến của diode

Cấu tạo của điôt và ký hiệu trong sơ đồ mạch điện.

Điốt bán dẫn là cấu kiện gồm có một lớp tiếp xúc P-N và hai chân cực là anốt (ký hiệu là A) và catốt (ký hiệu là K). Anốt được nối tới bán dẫn P, catốt được nối với bán dẫn N được bọc trong vỏ bảo vệ bằng kim loại hoặc nhựa tổng hợp.

Cấu tạo và ký hiệu của điốt bán dẫn trên sơ đồ mạch

Sơ đồ nguyên lý của diode

Hình 4.2: Sơ đồ nguyên lý của diode

Khi đưa điện áp ngoài có cực dương vào anốt, âm vào catốt (UAK > 0) thì điốt sẽ dẫn điện và trong mạch có dòng điện chạy qua vì lúc này tiếp xúc P-N được phân cực thuận.

Đặc tính giá trị của diode

Đặc tuyến vôn- ampe của điốt biểu thị mối quan hệ giữa dòng điện qua điốt với điện áp đặt giữa hai chân cực anốt và catốt (UAK). Đây chính là đặc tuyến vôn-ampe của lớp tiếp xúc P-N, do vậy dòng điện chạy qua điôt được tính theo công thức sau:

Đặc tuyến V-A của điốt bán dẫn

Phần thuận của đặc tuyến (khi UAK > 0):

Khi điốt được phân cức thuận thì dòng điện thuận tăng rất nhanh. Ta phải chú ý đến giá trị dòng điện thuận cực đại Ithuận max, điôt không được làm việc với dòng điện cao hơn trị số này.

Khi UAK >0 nhưng trị số nhỏ thì dòng điện thuận quá nhỏ nên đi ốt chưa được coi là phân cực thuận. Chỉ khi điện áp thuận UAK ≥ UD thì đi ốt mới được tính là phân cực thuận và điốt mới dẫn điện. Điện áp UD được gọi là điện áp thuận ngưỡng của điôt. Khi UAK = UD thì dòng điện thuận có trị số bằng khoảng 0,1Ith.max. và khi UAK > UD thì dòng điện thuận tăng nhanh và tăng gần như tuyến tính với điện áp. UD có giá trị bằng (0,1 ÷ 0,3)V đối với điốt gecmani và bằng (0,4 ÷ 0,8)V đối với điốt silic.

Điện trở một chiều hay còn gọi là điện trở tĩnh: R0

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật điện tử (Trang 38)