Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ÁP DỤNG DỊCH VỤ HTĐTNT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 27 - 29)

Từ việc nghiờn cứu quỏ trỡnh ỏp dụng dịch vụ HTĐTNT của nước ngoài, chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam:

Thứ nhất, ngành thuế cần đầu tư tài chính nhiều hơn cho hoạt động tuyên truyền-hỗ trợ. Bổ sung nguồn tài chính để tăng cường cơ sở vật chất (phũng, bàn ghế… để tiếp ĐTNT), trang thiết bị (máy điện thoại, máy fax, máy vi tính…), ứng dụng khoa học công nghệ (trang web, hệ thống điện thoại trả lời tự động…) cho công tỏc tuyờn truyền-hỗ trợ.

Thứ hai, cán bộ thuế làm công tác tuyên truyền-hỗ trợ phải chiếm tỷ lệ tương đối trong tổng số cán bộ của ngành thuế và có đủ năng lực để đảm đương công việc.

Thứ ba, thực hiện cụng tỏc tuyờn truyền theo cả chiều rộng và chiều sâu: Tuyên truyền về thuế phải trở thành một hoạt động thường xuyên, liên tục trên phạm vi cả nước. Nội dung tuyên truyền không chỉ là chính sách thuế mà cũn là ý nghĩa, bản chất của thuế.

Thứ tư, phải làm tốt cả hướng dẫn tập thể và hướng dẫn cá biệt. Trước khi tiến hành hướng dẫn tập thể phải phân chia đối tượng hướng dẫn theo nhóm mục tiêu như: ngành nghề, qui mô, địa bàn, thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh… Từ đó, xây dựng nội dung hướng dẫn, bố trí cán bộ thuế và cán bộ kế toán cho thích hợp.

Thứ năm, đối với mỗi nhóm đối tượng: ĐTNT, tổ chức, cá nhân, học sinh- sinh viên, thiếu nhi… thỡ phải cú cỏch thức, nội dung tuyờn truyền thớch hợp.

Thứ sáu, mạng lưới hướng dẫn, tư vấn của ngành thuế phải có mặt rộng khắp trên cả nước, thời gian hoạt động nhiều hơn.

Thứ bảy, cơ quan thuế phải xây dựng hệ thống các tiêu chí để đánh giá chất lượng của công tác tư vấn, hướng dẫn.

Thứ tám, có biện pháp thúc đẩy khu vực tư cung cấp dịch vụ HTĐTNT. Nói cách khác chính là phát triển bộ phận tư vấn thuế độc lập, không nằm trong ngành thuế.

Từ việc đánh giá thực trạng dịch vụ HTĐTNT hiện nay của Việt Nam và nghiên cứu kinh nghiệm trong hoạt động HTĐTNT ở một số nước trong chương 2, chương 3 sẽ đưa ra các giải pháp để hoàn thiện và phát triển dịch vụ HTĐTNT ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ÁP DỤNG DỊCH VỤ HTĐTNT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 27 - 29)