Tập nặn dáng ngườ

Một phần của tài liệu Giáo án Mĩ thuật lớp 5 cả năm_CKTKN_Bộ 7 (Trang 46)

- Bài mới: Giới thiệu bài:

Tập nặn dáng ngườ

I. Mục tiêu:

- Giúp học sinh nhận biết được các bộ phận chính và các động tác của con người khi hoạt động.

- Học sinh làm quen với hình khối điêu khắc (tượng tròn) và nặn được một dáng người đơn giản theo ý thích.

- Học sinh quan tâm tìm hiểu các hoạt động của con người.

-HS Khá giỏi:Hình nặn cân đối , giống hình dáng người. II. Chuẩn bị:

* Giáo viên:

- Sưu tầm tranh, ảnh về các dáng người, hoặc tượng có hình ngộ nghĩnh, cách điệu như con tò he, con rối, búp bê.

- Bài tập nặn của học sinh. - Chuẩn bị đất nặn.

* Học sinh:

- Đất nặn, Vở tập vẽ, SGK.

- Bảng con, khăn lau, tăm để dính các bộ phận lại với nhau.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Ổn định lớp (1’): Kiểm tra dụng cụ học vẽ.

- Bài mới: Giới thiệu bài

* Hoạt động 1 (4’): Quan sát, nhận xét

- GV cho học sinh xem các bức tượng và hỏi: (?) Dáng người này đang làm gì?

(?) Người gồm có những bộ phận chính nào? (?) Chất liệu để nặn tượng này là gì?

(?) Ngoài ra em còn biết tượng được nặn bằng những chất liệu nào nữa?

- Ngoài những chất liệu các em vừa kể, tượng còn được tạc bằng gỗ, đục bằng đá, …

- Để nặn được các dáng người phong phú và sinh động, bài học hôm nay cô hướng dẫn các em Tập nặn dáng người (GV ghi đề bài lên bảng).

* Hoạt động 2 (4’): Cách nặn dáng người

- Để nặn được dáng người thì ta tiến hành các bước sau:

+ Nhào, bóp đất sét cho mềm, dẻo.

+ Nặn hình các bộ phận trước: Đầu, mình, chân,

- Quan sát tượng. - Xung phong trả lời. - Đầu, mình, chân, tay. - Thạch cao.

- Đất sét, bột mì…

- Lắng nghe.

- Theo dõi giáo viên hướng dẫn nặn.

- Theo dõi giáo viên hướng dẫn nặn.

tay.

+ Gắn, dính các bộ phận thành hình người.

+ Tạo thêm các chi tiết như: Mắt, tóc, bàn tay, bàn chân, nếp quần áo,…

+ Nặn thêm các hình ảnh phụ cho phù hợp với nội dung đã chọn.

- Yêu cầu học sinh tạo dáng cho phù hợp với các động tác của nhân vật: ngồi, chạy, đá bóng, kéo co, cho gà ăn,… Tạo thành một bố cục đẹp.

* Hoạt động 3 (22’): Thực hành

- Cho học sinh xem một số bài nặn của các bạn để các em cảm nhận được vẻ đẹp của các thế dáng khác nhau và tạo được một sản phẩm đẹp theo ý các em.

- Trong khi các em thực hành, GV nhắc lại cách nặn và lưu ý các em chọn lượng đất cho phù hợp với các bộ phận.

- Có thể tạo thành một đề tài mà các em thích, khuyến khích các em nặn nhanh có thể tạo thành đề tài phong phú hơn.

* Hoạt động 4 (4’): Nhận xét, đánh giá

- GV gợi ý học sinh nhận xét các bài tập nặn về: + Tỉ lệ, hình dáng chung của người;

+ Dáng đang hoạt động có phù hợp không; + Cách sắp xếp theo đề tài;

- GV nhận xét chung và tuyên dương các em có bài đẹp, sắp xếp thành đề tài có ý nghĩa, dáng phong phú,…

* Dặn dò:

- Về nhà các em tập nặn thêm những dáng khác và tào thành đề tài theo ý thích.

- Sưu tầm, quan sát kiểu chữ nét thanh nét đậm và kiểu chữ nét đều trên sách báo, tạp chí… để chuẩn bị cho bài sau: Tìm hiểu về kiểu chữ nét đều.

- Xem bài nặn của các bạn học sinh các lớp trước để tham khảo.

- Học sinh thực hành.

- Cả lớp cùng tham gia nhận xét bài đã hoàn thành.

- Đưa ra ý kiến nhận xét của các em qua sản phẩm các bạn đã trưng bày.

Ngày Soạn : Tuân : 24 Ngày Giảng: Tiết : 24

Vẽ trang trí

Một phần của tài liệu Giáo án Mĩ thuật lớp 5 cả năm_CKTKN_Bộ 7 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w