HẠCH TOÁN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO:

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (Trang 29 - 30)

Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường, để hạn chế rủi ro trong quá trĩnh sản xuất kinh doanh và tôn trọng nguyên tắc thận trọng của kế toán, các doanh nghiệp cần thực hiện việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn so với giá trị ghi sổ kế toán hàng tồn kho. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm bù đắp thiệt hại xảy ra do vật tư, sản phẩm, hàng hoá tồn kho bị giảm giá, đồng thời cũng phản ánh đúng trị giá thực tế của hàng tồn kho của doanh nghiệp nhằm đưa ra một thông tin trung thực về tài sản của doanh nghiệp khi lập báo cáo tài chính.

Theo qui định hiện hành của chế độ kế toán tài chính thì việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện vào thời điểm khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm. Số dự phòng đã trích lập tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp ở cuối niên độ kế toán trước, đến cuối niên độ sau phải được hoàn nhập toàn bộ vào thu nhập bất thường.

Phương pháp xác định dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

Mức dự phòng cần lập năm tới cho hàng tồn

kho i

=

Số lượng hàng tồn

kho i cuối niên độ x hàng tồn kho iMức giảm giá

Kế toán sử dụng TK 159 " Dự phòng giảm giá hàng tồn kho" để theo dõi tình hình trích lập, hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Sơ đồ 7:

HẠCH TOÁN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO

TK 721TK 642(6426) TK 642(6426)

(1)(2) (2) TK 159

Ghi chú:

(1): Hoàn nhập dự phòng vào cuối niên độ kế toán.

(2): Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho năm sau.

PHẦN IIPHẦN III PHẦN III

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (Trang 29 - 30)