-12 Trong đó phải thu của

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY PHÂN LÂN NUNG CHẢY VĂN ĐIỂN (Trang 25 - 27)

Trong đó phải thu của

khách hàng bình quân(đ)

56,560,900,231 45,784,547,385 -10,776,352,846 -20

Vòng quay các khoản

phải thu (vòng) 6.9 7.86 0.96 10 Kì thu tiền trung bình

Qua (bảng 15) ta có nhận xét như sau:

Trong năm 2007, để mở rộng sản quy mô kinh doanh nên vốn lưu động tăng 26% so với năm 2006. Bên cạnh đó nợ phải thu giảm 12% và nợ phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn cũng giảm 20%. Điều này cho ta thấy công tác thanh toán cũng như kỉ luật thanh toán khá chặt chẽ, hiện tượng khách hàng nợ nần dây dưa khó đòi giảm đi rất lớn. Đây là một biểu hiện tốt không để trình trạng chiếm dụng vốn quá lớn và không bị mất vốn trong thanh toán, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh. Điều này cần được tiếp tục phát huy không những doanh nghiệp có đủ lượng vốn để mở rộng sản xuất mà còn tránh khỏi rủi ro về khả năng không trả nợ của khách hàng.

Kì thu tiền bình quân của công ty năm 2007 tăng so với năm 2006 . Đây là một điểm khá tốt của công ty trong công tác thanh toán tiền hàng, kì thu tiền tương đối lớn làm cho công ty không bị chiếm dụng vốn, vốn lưu động đựơc luân chuyển thường xuyên .Với đặc điểm kinh doanh của công ty là sản xuất và bán các loại phân bón cho cây trồng và vật nuôi, giá vốn tính trên một tấn sản phẩm là khá lớn, hoạt động bán hàng diến ra thuận lợi, năm sau tăng doanh số bán hàng so với năm trước và tốc độ quay vòng vốn lưu động hàng năm là 6.9 trong 2006 và 7.86 trong năm 2007 là tương đối lớn. Điều này giải thích tại sao năm 2007 tốc độ tăng doanh thu lại cao hơn năm 2006 như vậy. Theo em công ty đang làm tốt công tác quản lý các khoản phải thu khách hàng. Nhưng nếu doanh nghiệp mở rộng hơn nữa chính sách trả chậm cho khách hàng thì có thể doanh thu tiêu thụ lại lớn hơn. Điều này có thể gặp rủi ro nhưng lại có thể tăng được lượng tiêu thụ.

2.2.3.3. Tình hình quản lí chi phí bán hàng

Trong năm 2007, để có đạt được doanh thu bán hàng như vậy, công ty đã phải bỏ ra khá nhiều công sức. Doanh nghiệp đã cố gắng rất nhiều để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng đồng thời cũng phải tiết kiệm các chi phí không đáng

có.Trong năm 2007 lượng tiêu thụ lớn như vậy mà doanh nghiệp đã bằng sự quản lý của mình làm cho chi phí bán hàng giảm 3% so với năm 2006. Chi phí bán hàng bao gồm chi phí trả tiền lương cho nhân viên bán hàng và chi phí hỗ trợ bán hàng. Trong năm 2007, nhân viên bán hàng của công ty tăng không nhiều, tức là phần lớn việc giảm chí phí này đều đầu tư cho việc hỗ trợ bán hàng như quảng cáo, tiếp thị, chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho lưu bãi... Điều này cho thấy trong thời gian qua công ty có quan tâm đến công tác tiêu thụ sản phẩm, mở rộng hơn hoạt động bán hàng nhưng không nhiều bằng năm 2006. Dù vậy mức tiêu thụ tăng lên rất lớn thì cũng có nghĩa là thương hiệu của doanh nghiệp đã được khẳng định, không cần quảng cáo rầm rộ nhưng nhà nông vẫn biết đến chất lượng sản phẩm của công ty mà lựa chọn cho vụ mùa của mình.

Tốc độ giảm của chi phí bán hàng thấp hơn tốc độ tăng doanh thu, có thể nhận xét việc tăng chi phí bán hàng của công ty là hợp lí. Trong những năm tiếp theo, công ty nên tiếp tục đầu tư hơn nữa vào công tác bán hàng vì đây có thể là động lực quan trọng giúp công ty tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY PHÂN LÂN NUNG CHẢY VĂN ĐIỂN (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w