1,626 2,33 0,704 43,3 2.Suất hao phí TSNH bình quân

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO MÁY BIẾN THẾ HÀ NỘI (Trang 28 - 32)

2.Suất hao phí TSNH bình quân

của TSNH tính =

theo LC thuần Tỏng số lưu chuyển thuần

0,86 0,43 -0,43 50

3.Thời gian 1vòng

luân chuyển = Thời gian kỳ phân tích x (2) của TSNH

313,9 156,95 -156,95 50

Chỉ tiêu thời gian 1vòng luân chuyển của TSNH phản ánh rõ nét nhất tốc độ luân chuyển của TSNH. Thời gian một vong luân chuyển càng lớn chứng tỏ tốc độ luân chuyển thấp, thời gian quay vòng vốn dài, hiệu quả sử dụng TSNH thấp.

Năm 2007 thời gian luân chuyển là 313,9 ngày, năm 2008 là 156,95 ngày giảm 156,95 ngày tương ứng với 50%. Đây được coi là một thành tích đáng kể của công ty trong việc đẩy nhanh tốc độ quay và hiệu quả sử dụng của TSNH.

Đánh giá chung tốc độ luân chuyển của HTK

Trong mỗi doanh nghiệp, HTK mà lớn chứng tỏ một phần lớn vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng trong HTK. Điều này làm cho doanh nghiệp rơi vào trạng thái thiếu vốn trầm trọng, không đủ vốn để tiếp tục sản xuất. Hơn nữa, HTK nhiều không tiêu thụ được, để lâu trong kho sẽ sinh ra lỗi thời, giảm giá trị và rất khó tiêu thụ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn tốn kém thêm chi phí cho kho bãi bảo quản và lưu giữ HTK.

Vì vậy doanh nghiệp cần phải có các biện pháp kịp thời để tránh rơi vào tình trạng này.

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008

Chênh lệch Giá trị % 1.Số vòng GV HTK trong kỳ = quay HTK GV HTK bình quân 3,36 4,18 0,82 24,4

2.Thời gian một Thời gian kỳ PT vòng quay =

của HTK Số vòng quay HTK

108,6 87,3 21,3 19,6

Bảng 14: Đánh giá tốc độ luân chuyển HTK

Số vòng quay của HTK tăng trong kỳ là 0,82 vòng, chiếm 24,4%. Năm 2007 HTK của công ty quay được 3,36 vòng.năm 2008 quay được 4,18 vòng

Chỉ tiêu thời gian một vòng quay cho biết năm 2007 HTK của công ty quay một vòng hết 108,6 ngày và năm 2008 số vòng quay giảm xuống còn 87,3 ngày tương ứng là 19,6%.

Qua các chỉ tiêu trên, ta thấy tốc độ luân chuyển hàng tồn kho có xu hướng gia tăng, tuy nhiên giá trị này vẫn đang rất cao. Do vậy doanh nghiệp cần xem xét về việc quản lý sản xuất, tiêu thụ để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển HTK, đảm bảo lưu thông vốn cho sản xuất.

Tiến hành phân tích, so sánh với Công ty CP Chế tạo thiết bị điện Đông Anh ta thấy tốc độ luân chuyển HTK của công ty nhanh hơn rất nhiều so với công ty CP Chế tạo thiết bị điện Đông Anh. Số vòng quay HTK của Công ty cao gấp gần 1,5 lần so với Công ty CP Chế tạo thiết bị điện Đông Anh, do vậy thời gian một vòng quay của HTK của Công ty nhanh hơn rất nhiều so với Công ty CP Chế tạo thiết bị điện Đông Anh. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho Công ty.

Chỉ tiêu Công ty CP Chế tạomáy biến thế và vật liệu điện HN

Công ty CP Chế tạo thiết bị điện Đông Anh

1.Số vòng GV HTK trong kỳ =

quay HTK GV HTK bình quân 4,18 2,867

2.Thời gian một Thời gian kỳ PT vòng quay =

của HTK Số vòng quay 87,3 127,3

(Số liệu: Báo cáo tài chính Công ty CP Chế tạo thiết bị điện Đông Anh năm 2008)

Bảng 15: So sánh tốc độ luân chuyển HTK giữa hai công ty cùng ngành Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn

Tài sản là biểu hiện bằng hiện vật của vốn, vốn chính là nguồn hình thành nên tài sản. Đối với một doanh nghiệp sản xuất tỷ lệ VCSH phải lớn hơn 50% và đủ khả năng tài trợ cho TSDH của công ty. Có như vậy thì tình hình tài chính mới được coi là bình thường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VCSH là nguồn vốn mà chủ sở hữu của doanh nghiệp đầu tư vào công ty để tiến hành hoạt động kinh doanh và mong muốn đem lại hiệu quả cao nhất. Vì vậy, việc sử dụng VCSH có hiệu quả là một việc vô cùng quan trọng. Để đánh giá hiệu quả sử dụng VCSH ta xem xét các chỉ tiêu trong bảng sau:

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008

Chênh lệch Giá trị % 1.Số vòng quay DTT = của VCSH VCSH bình quân 1,91 2,66 0,75 39,2 2.Sức sinh lời LNST của VCSH = (ROE) VCSH bình quân 0,119 0,132 0,013 10,9

Bảng 16: Đánh giá hiệu quả sử dụng VCSH

Chỉ tiêu (1) cho biết, năm 2007 VCSH của công ty quay được 1,91 vòng, năm 2008 là 2,66 vòng tăng 0,75 vòng tương ứng là 39,2%.

Chỉ tiêu (2) cho biết công ty đầu tư 1đồng VCSH năm 2007 thu được 0,119 đồng LNST, năm 2008 thu được 0,132 đồng LNST tăng 0,013 đồng tương ứng là 10,9%.

Qua hai chỉ tiêu trên, ta thấy hiệu quả sử dụng vốn sở hữu đang có xu hướng tăng cao.

Phân tích mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng VCSH và đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính là khái niệm dùng để phản ánh cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp. Theo quan hệ giữa tổng tài sản và VCSH thì đòn bẩy tài chính cho biết tỷ lệ tài trợ tài sản của VCSH là cao hay thấp. Trị số của đòn bẩy tài chính tính theo cách này càng cao tức là nợ phải trả càng lớn, chứng tỏ mức tài sản đầu tư bằng VCSH càng thấp và ngược lại. Trong trường hợp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả, trị số này càng lớn càng làm cho suất sinh lời của

Tài sản bình quân Đòn bẩy tài chính AOE =

Vốn chủ sở hữu bình quân

Với các số liệu đã cho thì chỉ tiêu đòn bẩy tài chính năm 2007 là 1,65 và năm 2008 là 1,6 giảm 0,05 tương ứng 3,03%. Như vậy, tỷ trọng VCSH của công ty đã giảm và thay vào đó là sự tăng lên của khoản nợ phải trả. Mặc dù tỷ lệ VCSH luôn lớn hơn 50%, nhưng công ty vẫn cần phải xem xét lại các khoản nợ của mình và cân đối sao cho phù hợp giữa VCSH và nợ phải trả.

Xem xét ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến sức sinh lời của VCSH, ta thấy:

Sức sinh lời của VCSH ROE = Đòn bẩy tài chính * Sức sinh lời của tài sản(ROA) Cụ thể: Sức sinh lời của tài sản – ROA tăng dẫn đến chỉ tiêu Sức sinh lợi của VCSH - ROE tăng thêm một lượng là:

ROE = (0,082 – 0,072) x 1,65 = 0,0165

Đòn bẩy tài chính AOE giảm làm cho Sức sinh lợi của VCSH ROE giảm một lượng là:

ROE = (1,6 – 1,65) x 0,082 = - 0,0041

Như vậy, trong hai nhân tố tác động đến Sức sinh lợi của VCSH ROE thì Sức sinh lợi của tài sản ROA là nhân tố chủ yếu thúc đẩy ROE tăng lên.

Muốn tăng sức sinh lời của VCSH ROE, chúng ta phải đồng thời tăng cả hai yếu tố Sức sinh lợi của tài sản ROA và Đòn bẩy tài chính AOE.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO MÁY BIẾN THẾ HÀ NỘI (Trang 28 - 32)