TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 7.

Một phần của tài liệu Giáo án Âm nhạc lớp 5 cả năm_CKTKN_Bộ 11 (Trang 25)

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 7.

Ngày soạn: 06 - 03 - 2010. Người soạn: TRƯƠNG VĨNH PHÚC. I/ MỤC TIÊU:

HS đúng giai điệu, thuộc lời ca, thể hiện sắc thái rộn ràng, vui tươi của bài Màu xanh quê hương. HS tập hát kết hợp gõ đệm, (trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca).

HS đọc đúng giai điệu , ghép lời bài TĐN số 7 kết hợp vỗ tay đệm theo phách. II/ CHUẨN BỊ: Đàn Organ, thanh phách, song loan.

Bảng phụ chép bài TĐN số 7.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Màu xanh quê hương. - GV đệm đàn cho HS nghe lại bài hát Màu xanh quê hương. - GV cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần kết hợp vỗ tay theo nhịp. - Chia lớp thành 2 dãy, dãy A hát , dãy B vỗ tay theo nhịp.

Dãy B hát , dãy A vỗ tay theo phách. 2/ Hoạt động 2: Học bài tập đọc nhạc số 7.

- Trong bài TĐN số 7 có hình dấu lặng gì? ( lặng đen).

- Cho HS luyện cao độ với 6 nốt : Đô- Rê- Mi- Fa- Son- La. - GV đàn 6 nốt đó cho HS nghe, đọc mẫu cho các em nắm. - Cho HS luyện đọc cao độ 6 nốt đó theo chiều xuôi, ngược, rồi đọc 2 âm liền nhau hoặc cách nhau.

- Luyện tập tiết tấu: GV đọc âm hình tiết tấu từng câu, sau đó cho HS đọc nhiều lần.

Đơn đơn đơn đơn đen lặng Đơn đơn đơn đơn đen lặng x x x x x x x x

Đơn đơn đen đơn đơn đen đơn đơn đơn đơn đen lặng x x x x x x x x - GV hướng dẫn HS đọc nhạc từng câu. - Cho HS đọc tên nốt từng câu.

- Son lá son son son, son lá son son son. x x xx x x xx - Son lá son, . son lá son, són fa mi rê đồ.

x x x x x x xx

GV sửa cho các em những chỗ đọc chưa đạt, cần phải đọc lại. Cho HS tập ghép lời ca bài Em tập lái ô tô.

GV chia lớp thành 2 dãy, dãy A xướng âm, dãy B ghép lời trong sách , sau đó đọc ngược lại.

Cho HS đọc theo nhóm, cá nhân kết hợp ghép lời ca.

- HS thực hiện. - HS thực hiện.

- HS thực hiện theo h/dẫn của GV.

- HS trả lời.

- HS luyện cao độ theo hình thức xuôi, ngược; đọc 2 âm liền nhau…

- HS luyện tiết tấu.

- HS đọc nhạc từng câu theo hướng dẫn của GV. - HS tập ghép lời ca. - HS đọc nhạc và ghép lời. - HS luyện tập nhóm, cá nhân. 3/ Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.

- Trong bài TĐN số 7 có những hình nốt và kí hiệu nào? ( hình nốt móc đơn, hình nốt đen, dấu lặng đen và kí hiệu kết thúc hết bài).

Về nhà xem trước tiết học sau đó là bài Em vẫn nhớ trường xưa.

GIÁO ÁN MÔN : HÁT NHẠC. LỚP: 5. TIẾT THỨ: 26. TUẦN: 26. BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI: EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA.

Nhạc và lời: Thanh Sơn. S: 006; T: 95.

Ngày soạn: 13 - 03 - 2010. Người soạn: TRƯƠNG VĨNH PHÚC.

I/ MỤC TIÊU: HS hát đúng giai điệu và lời ca bài Em vẫn nhớ trường xưa, thể hiện đúng trường độ móc đơn chấm dôi và móc kép, trường độ 4 nốt móc kép.

Biết hát kết hợp vận động phụ họa.

Góp phần giáo dục HS tình cảm yêu quí mái trường, bạn bè và thầy cô giáo. II/ CHUẨN BỊ: Tập đệm đàn và hát chuẩn xác bài Em vẫn nhớ trường xưa.

Đàn Organ, thanh phách, song loan..., tranh SGK phóng to. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

1/ Hoạt động 1: Dạy hát bài Em vẫn nhớ trường xưa.

- GV giới thiệu: Mái trường là nơi vô cùng thân thương và gắn bó với tất cả HS. Có nhiều bài hát rất hay viết về mái trường mà chúng ta đã được học như: Bài ca đi học,Lớp chúng ta đoàn kết, Em yêu trường em...Hôm nay các em tiếp tục học 1 bài hát viết về mái trường đó là bài Em vẫn nhớ trường xưa của tác giả Thanh Sơn. Bài hát thể hiện khung cảnh thanh bình và thân quen của mái trường, nơi các thầy cô đã dạy dỗ, nâng bước chúng ta khi còn tuổi thơ.

Nhạc sĩ Thanh Sơn có tên khai sinh là Nguyễn Thanh Sơn, sinh năm 1942, quê gốc ở Bình Dương.

- Bài hát gồm có 2 đoạn: Đoạn 1 từ Trường làng em....yêu gia đình. Đoạn 2 phần còn lại.

-Trong mỗi đoạn đều có sử dụng dấu nhắc lại vì vậy khi hát cần hát đúng việc nhắc lại đó.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV cho 2 HS đọc lời ca 2 đoạn như đã nói ở trên.

- GV giải thích từ khó: dù cuộc đời nhịp thoi đưa ý nói dù cuộc đời trôi nhanh.

+ GV đệm đàn và hát mẫu cho các em nghe.

+ GV dạy cho các em hát từng câu ngắn theo lối móc xích. Đoạn 1 hát đúng trường độ nốt móc đơn chấm dôi và nốt móc kép. Đoạn 2 hát đúng trường độ chùm nốt móc kép.Trong khi dạy hát từng đoạn GV lắng nghe để sửa những chỗ HS hát sai. - Sau khi bày xong cho cả lớp hát cả bài kết hợp gõ đệm theo phách, đúng phách mạnh và phách nhẹ.

2/ Hoạt động 2: Luyện tập bài hát.

Chia lớp thành 4 tổ, hát nối từng câu kết hợp đệm theo phách. + Chia lớp thành 2 dãy. Đoạn 1 hát đối đáp, mỗi dãy hát 1 câu. Đoạn 2 hát đồng ca, trong khi hát kết hợp gõ đệm theo phách. ( Đoạn 1 gõ đệm theo nhịp, đoạn 2 gõ đệm theo phách). * Chọn một vài HS khá lên biểu diễn trước lớp. Thể hiện sắc thái vui, tha thiết, hồn nhiên.

3/ Hoạt động 3: Phần kết thúc. - Vừa rồi các em được học hát bài gì? - Nhạc và lời của ai?

- Giai điệu bài hát như thế nào?

- Nội dung bài hát nói lên điều gì? (Khung cảnh thanh bình và thân quen của mái trường,nơi có các thầy cô đã dạy dỗ cho chúng ta nên người có ích cho bản thân và xã hội).

- Qua bài hát các em có cảm nghĩ gì?

- Bài hát em vừa học có hình ảnh nào giống với ngôi trường của em?

- HS đọc lời ca.

- HS lắng nghe để nắm nghĩa từ dù cuộc đời nhịp thoi đưa.

- HS lắng nghe.

- HS hát từng câu theo h/dẫn của GV. Chú ý hát đúng những tiếng có móc đơn chấm dôi; móc kép.

- HS thực hiện.

HS luyện tập hát nối từng câu. - HS hát đối đáp và đồng ca kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách. - HS biểu diễn trước lớp.

- Em vẫn nhớ trường xưa.

- Thanh Sơn.

- Vui tươi, tha thiết, hồn nhiên.

- Yêu quí mái trường bạn bè và thầy cô giáo.

- HS tự trả lời.

GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC LỚP: 5 . TIẾT THỨ: 27. TUẦN: 27.

BÀI DẠY: ÔN TẬP BÀI HÁT: EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA.

Một phần của tài liệu Giáo án Âm nhạc lớp 5 cả năm_CKTKN_Bộ 11 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w