Cơ sở lựa chọn kịch bản tính toán

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động của xâm nhập mặn đến nhiệm vụ cấp nước và đề xuất các giải pháp giảm mặn, cấp nước vùng Bắc sông Mã có xét đến Biến đổi khí hậu, nước biển dâng (Trang 61)

4.2.1.1. Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng

- Theo thông báo đầu tiên của Việt Nam cho Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu, đến năm 2070 khu vực Bắc trung bộ sẽ chịu tác động như sau:

Nhiệt độ trung bình năm tăng trung bình 0,10C/10năm, các tháng mùa hè tăng từ 0,1-0,30C/10năm là nguyên nhân làm suy giảm nguồn nước ở các lưu vực sông (nhất là các tháng mùa kiệt) trong vùng từ 2,1% đến 42,9%, trong đó mức độ suy giảm nghiêm trọng tại một số lưu vực:

+ Lưu vực sông Mã, sông Chu sẽ giảm tới 11,5% so với dòng chảy bình quân hiện tại.

Nguồn nước bị suy giảm gây nên tình trạng thiếu nước, nhất là ở các sông suối nhỏ, khu vực miền núi. Gây khó khăn trong công tác cấp nước sinh hoạt, tưới

và cấp nước cho các ngành.

- Theo kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường giới thiệu tháng 6 năm 2009 và cập nhật kịch bản Biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2012, theo 3 kịch bản: Kịch bản phát thải thấp (B1), Kịch bản phát thải trung bình (B2), Kịch bản phát thải cao (A2). Trong đó kịch bản B2 được Bộ Tài Nguyên và Môi Trường khuyến nghị sử dụng trong thời điểm hiện nay cho các Bộ, ngành và địa phương làm định hướng ban đầu trong việc đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đối với các lưu vực sông trên địa bàn hiện nay chưa có một nghiên cứu, dự báo riêng nào về BĐKH-NBD. Vì vậy trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng kịch bản BĐKH-NBD theo kịch bản B2 của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với vùng Bắc Trung bộ; sử dụng tài liệu thực đo của các trạm trên các lưu vực sông trong vùng nghiên cứu làm cơ sở cho tính toán và dự báo cho tương lai. Nội dung của kịch bản B2 đối với khu vực Bắc Trung bộ như sau:

- Về nhiệt độ (B2):

Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có thể tăng lên 2,80C ở Bắc Trung bộ so với trung bình thời kỳ 1980-1999.

Bảng 4.9: Mức tăng nhiệt độ trung bình (oC) so với thời kỳ 1980 - 1999 ở vùng Bắc Trung bộ theo kịch bản phát thải trung bình (B2)

Các mc thi gian ca th k 21 Thi k trong năm 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 XII-II 0,6 0,8 1,1 1,4 1,8 2,1 2,4 2,7 2,9 III-V 0,7 0,9 1,2 1,8 2,0 2,4 2,8 3,0 3,2 VI-VIII 0,5 0,7 1,0 1,3 1,6 1,9 2,2 2,4 2,6 IX-XI 0,5 0,8 1,0 1,4 1,7 2,0 2,2 2,5 2,7

-. Về lượng mưa:

Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể tăng khoảng 7-8% ở Bắc Trung bộ so với trung bình thời kỳ 1980-1999. Lượng mưa thời kỳ từ tháng 3 đến tháng 5 sẽ giảm khoảng 10% so với thời kỳ 1980 - 1999. Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 10-15%.

Bảng 4.10: Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980 - 1999 ở vùng Bắc Trung bộ theo kịch bản phát thải trung bình (B2)

Các mc thi gian ca th k 21 Thi k trong năm 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 XII-II 0,6 0,9 1,2 1,6 1,9 2,2 2,5 2,8 3,0 III-V -1,9 -2,9 -4,0 -5,2 -6,3 -7,3 -8,3 -9,1 -9,9 VI-VIII 2,9 4,2 5,9 7,6 9,3 10,8 12,2 13,4 14,6 IX-XI 1,7 2,5 3,5 4,5 5,4 6,3 7,1 7,8 8,5 - Nước biển dâng:

Kết quả tính toán phát thải thấp, trung bình và cao cho thấy vào giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm 28 đến 33cm và đến cuối thế kỷ 21 mực nước biển dâng thêm 65 đến 100cm so với thời kỳ 1980-1990. Bảng 4.11: Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980 - 1999 Các mc thi gian ca th k 21 Kch bn 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Thấp (B1) 11 17 23 28 35 42 50 57 65 Trung bình (B2) 12 17 23 30 37 46 54 64 75 Cao (A1FI) 12 17 24 33 44 57 71 86 100

- Dự báo sự thay đổi các yếu tố KTTV vùng nghiên cứu đến 2020

Trong thông báo số 2 của Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa đưa ra được dự báo về sự biến đổi của lượng mưa thời đoạn ngắn và các yếu tố thủy văn như: Dòng chảy năm, mùa lũ, mùa kiệt và lưu lượng lũ lớn nhất. Để tính toán và dự báo sự biến

động của các yếu tố mưa thời đoạn ngắn và thuỷ văn trong tương lai chúng tôi đã tiến hành:

- Căn cứ vào xu thế biến đổi của các yếu tố khí tượng thuỷ văn và kết quả của thông báo số 2 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về sự biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa năm, thời đoạn tháng theo kịch bản phát thải trung bình B2 so với thời kỳ 1980-1999.

- Lượng mưa thời đoạn ngắn cho thời kỳ tương lai so với thời kỳ 1980-1999 được tính toán theo quan hệ giữa lượng mưa thời đoạn ngắn và lượng mưa tháng của thời kỳ 1980-1999.

- Lượng bốc hơi tiềm năng ETo theo phương pháp Penman trong tương lai được tính toán dựa trên sự biến đổi của các yếu tố khí tượng trong tương lai. Xác định mối quan hệ giữa bốc hơi tiềm năng và bốc hơi lưu vực để tính ra lượng bốc hơi lưu vực trong tương lai.

- Dựa vào phương trình cân bằng nước Y0=Xo-Z0lv để tính toán ra lượng dòng chảy năm trên các lưu vực trong thời đoạn tương lai so với thời kỳ 1980-1999. - Dựa trên quan hệ giữa dòng chảy năm với dòng chảy mùa kiệt, mùa lũ thời kỳ 1980-1999 để tính toán dòng chảy trung bình mùa lũ, mùa kiệt trong tương lai.

- Dòng chảy lũ trong thời đoạn tương lai được tính toán từ lượng mưa lũ thời đoạn trong tương lai.

Bảng 4.12: Dự báo sự thay đổi các yếu tố KTTV vùng nghiên cứu đến 2020

TT Mc độ gia tăng/ suy gim Năm 2020

1 Mức gia tăng lượng mưa 5 ngày max so với 1980-1999 (%) 2,10 2 Mức độ suy giảm dòng chảy kiệt so với GĐ 1980-1999 (%) 1,73 3 Mức tăng dòng chảy lũ so thời kỳ 1980-1999 (%) 2,16

4.2.1.2. Kịch bản phát triển kinh tế - xã hội

Kịch bản phát triển kinh tế - xã hội được xác định là nhu cầu sử dụng nước cho các ngành kinh tế xã hội trên lưu vực sông Mã. Trong nghiên cứu này chọn kịch bản phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 của các địa phương trong vùng nghiên cứu.

- Quy mô phát triển dân số

Dựa trên cơ sở mức tăng dân số tự nhiên dự báo tổng dân số vùng nghiên cứu đến năm 2020 là 4.928.286 người, trong đó khu vực đô thị là 1.300.388 người, khu vực nông thôn là 3.627.858 người.

Bảng 4.13: Dân số các thời kỳ trong vùng nghiên cứu

Dân số Vùng

Tổng Thành thị Nông thôn Năm 2012 4.077.716 3.659.151 418.565

Năm 2020 4.928.246 3.627.858 1.300.388 - Quy mô ngành công nghiệp

Đến năm 2020, lưu vực sông Mã sẽ phát triển thêm nhiều khu đô thị, khu công nghiệp lớn. Điển hình như một số khu công nghiệp lớn như khu công nghiệp Bỉm Sơn với diện tích 1000ha, khu công nghiệp Nghi Sơn 2965ha…Các khu công nghiệp sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và giải quyết nguồn lao động cho các địa phương trong khu vực.

Bảng 4.14: Dự kiến mở rộng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đến 2020

Quy mô khu công nghiệp TT Tên khu công nghiệp Địa điểm

2012 2020

I Các khu công nghiệp 3801 6948

1 Khu công nghiệp Lạc Thịnh Yên Thủy 0 200 2 Khu công nghiệp Đầm Đuống Lạc Sơn 0 200 3 Khu công nghiệp Thạch Quảng Thạch Thành 0 200 4 Khu công nghiệp Bỉm Sơn TX.Bỉm Sơn 540 1000 5 Khu công nghiệp Hậu Lộc Hậu Lộc 0 100

6 Khu công nghiệp Ngọc Lặc 0 150

7 Khu Công Nghiệp Lễ Môn TP.Thanh Hóa 87,6 87,6 8 Khu Công Nghiệp Đình Hương -

Tây Bắc Ga TP.Thanh Hóa 146 146

9 Khu công nghiệp Nam Thành

Quy mô khu công nghiệp TT Tên khu công nghiệp Địa điểm

2012 2020 10 Khu công nghiệp Hoàng Long TP.Thanh Hóa 0 400 11 Khu công Nghiệp Lam Sơn Thọ Xuân 150 300 12 Khu Công Nghiệp Bãi Trành Như Xuân 0 116 13 Khu Công nghiệp Nghi Sơn Tĩnh Gia 2965 2965 14 Khu công nghiệp Phú Lâm Tĩnh gia 0 240

15 KCN còng Tĩnh gia 0 731

II Cụm công nghiệp vừa và nhỏ 150,2 1784,7

Tổng 3951.2 8732.7

- Quy mô phát triển ngành nông nghiệp

+ Ngành trồng trọt: Trong những năm tới, trên lưu vực sông Mã sẽ tiếp tục phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây màu và cây lương thực. Tập trung vào chuyển đổi vùng sản xuất, cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ và tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đưa các loại cây trồng có tính đặc sản của vùng miền vào trồng trọt tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường nông sản có tính cạnh tranh cả về số lượng và chất lượng.

Dự kiến phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020 như sau:

+ Đối với cây lương thực: Phát triển ổn định diện tích cây lương thực đến năm 2020 đạt từ 270-280 nghìn ha.

+ Đối với cây công nghiệp: Ổn định diện tích cây mía đến năm 2020 khoảng 26.000-28.000ha; cây lạc 22.000-23.000ha; cây cói ổn định diện tích từ 3.000-3.500 ha gắn với công nghiệp chế biến.

+ Đối với cây ăn quả: Mục tiêu phát triển cây ăn quả rộng khắp trên địa bàn, đặc biệt chú trọng đầu tư các vùng cây ăn quả tập trung gắn với cơ sở chế biến, đưa cây ăn quả trở thành cây hàng hóa quan trọng, góp phần tăng thu nhập cho người dân. Các loại cây ăn quả chủ yếu là dưa hấu và các loại cây khác như bưởi, cam canh, nhãn, vải, mận, đào, xoài... theo hướng tiếp tục tuyển lựa những loại cây ăn quả có chất lượng tốt, phù hợp với thổ nhưỡng và có giá trị kinh tế cao.

Bảng 4.15: Dự kiến sử dụng đất vùng Bắc sông Mã đến năm 2020 TT Mục đích sử dụng đất Mã Năm 2012 Năm 2020 Diện tích tự nhiên 2.050.143,2 2.050.143,2 1 Đất nông nghiệp NNP 1.528.715,0 1.568.813,4 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 387.296,0 381.111,2 1.1.1 Đất cây hàng năm CHN 334.332,9 310.175,2 - Đất trồng lúa LUA 193.008,8 180.788,8 - Đất cỏ dùng chăn nuôi COC 1.754,3 1.710,0 - Đất cây hàng năm khác HNK 139.569,7 127.676,3 1.1.2 Đất cây lâu năm CLN 52.963,2 70.936,1 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1.108.264,6 1.170.953,2 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 13.225,4 15.227,6 1.4 Đất làm muối LMU 239,2 242,1 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 987,6 1.279,0

2 Đất phi nông nghiệp PNN 182.742,3 202.751,1 3 Đất chưa SD CSD 322.654,8 243.845,4 4 Đất có MN ven biển MVB 3.389,7 3.389,7 Bảng 4.16: Dự kiến diện tích gieo trồng một số loại cây chính đến 2020 TT Các loại cây trồng Đơn vị Diện tích 2020 1 Lúa ha Trong đó: - Lúa ha

+ Lúa Đông Xuân ha 127.089 + Lúa Mùa ha 137.958

2 Ngô ha 26.504

3 Lạc ha 23.000

4 Mía ha 28.000

- Chăn nuôi:

Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng đầu tư hướng thâm canh, sản xuất hàng hóa. Phát triển đa dạng các loại gia súc, gia cầm; kết hợp tăng quy mô đàn và cải tạo chất lượng đàn. Dự kiến đàn gia súc trong vùng đến 2020 như sau:

Bảng 4.17: Dự báo tổng đàn gia súc, gia cầm các giai đoạn

TT Giai đoạn Đơn vị Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020 1 Trâu Con 5.828 6.739 7.388 2 Bò Con 45.598 118.549 190.287 3 Lợn Con 175.715 370.808 548.724 4 Gia cầm 1000 con 3.214 5.597 7.672 - Nuôi trồng thủy sản:

Phát triển mạnh nuôi nước lợ và mặn trên cơ sở hiệu quả và đảm bảo môi trường sinh thái. Đến năm 2020 phấn đấu tăng diện tích nuôi trồng thủy sản trong vùng đạt 6.300-6.500ha trong đó diện tích nuôi nước mặn lợ dự kiến 2.500-2.600ha, diện tích nuôi nước ngọt đạt 3.800-3.900ha. Tập trung nuôi thâm canh ở vùng đất nhiễm mặn, đồng thời phát triển nuôi quảng canh cải tiến và nuôi sinh thái trong vùng triều thấp. Đối tượng chính là nuôi tôm sú, tôm chân trắng.

Bảng 4.18: Dự kiến diện tích nuôi trồng thủy sản đến 2020 trong vùng Diện tích (ha) TT Năm Tổng Mặn, lợ Ngọt 1 2012 13.861 4990 8.871 2 2020 22.701.6 6000 16701.6

- Dự báo nhu cầu sử dụng nước vùng nghiên cứu

+ Tần suất đảm bảo cấp nước: Đối với cấp nước nông nghiệp: Tần suất đảm bảo tưới 75% và 85%. Đối với cấp nước Công nghiệp và sinh hoạt: Tần suất đảm bảo tưới 90%.

+ Nhu cầu cấp nước cho các ngành đến 2020

Tổng nhu cầu nước trong vùng nghiên cứu năm 2020 tính với tần suất P=75% là 6920x106m3, tần suất P=85% là 7199x106m3. Trong đó nhu cầu dùng

nước cho ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất với 85%, sau đó đến ngành thủy sản, sinh hoạt và công nghiệp.

Bảng 4.19: Nhu cầu sử dụng nước giai đoạn 2020 tại đầu mối - tần suất P=75%

Đơn vị: 106m3

Nhu cầu sử dụng nước theo tháng TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng Sinh Hoạt 12 11 12 12 12 12 12 12 12 12 12 12 140 Chăn nuôi 9 8 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 105 Nông nghiệp 259 182 252 243 233 202 205 67 81 28 57 158 1967 Công Nghiệp 12 11 12 11 12 11 12 12 11 12 11 12 97 Thủy Sản 0 0 11 11 11 11 11 0 0 0 0 0 56 Môi trường 202 192 206 202 217 210 245 236 315 296 503 459 3281 ∑mặt ruộng 494 403 502 487 494 455 495 335 427 357 592 649 5647 ∑đầu mối 651 517 661 641 643 587 629 388 488 389 639 752 6920

Nguồn: Rà soát Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Mã - Viện Quy hoạch Thủy lợi

Bảng 4.20: Nhu cầu sử dụng nước giai đoạn 2020 tại đầu mối - tần suất P=85%

Đơn vị: 106m3

Nhu cầu sử dụng nước theo tháng TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng Sinh Hoạt 12 11 12 12 12 12 12 12 12 12 12 12 140 Chăn nuôi 9 8 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 105 Nông nghiệp 273 194 275 262 252 232 225 82 92 34 62 166 2148 Công Nghiệp 12 11 12 11 12 11 12 12 11 12 11 12 97 Thủy Sản 0 0 11 11 11 11 11 0 0 0 0 0 56 Môi trường 202 192 206 202 217 210 245 236 315 296 503 459 3281 ∑mặt ruộng 508 415 525 506 512 485 514 351 438 363 597 657 5828 ∑đầu mối 673 535 696 670 671 633 659 413 504 398 647 764 7199

4.2.1.2. Kịch bản phát triển công trình lợi dụng tổng hợp trên sông Mã

- Trên dòng nhánh sông Chu:

Trên nhánh sông Chu hiện nay đã xây dựng và đưa vào vận hành 2 công trình lợi dụng tổng hợp: Tuyến Cửa Đạt có Flv=5.708km2 và tuyến Mường Hinh (Hủa Na) có Flv=5.178km2 với nhiệm vụ từng công trình như sau:

• Hồ Cửa Đạt: Đã được khởi công xây dựng từ năm 2004 và đưa vào vận hành hăm 2010 có nhiệm vụ:

+ Cấp nước cho công nghiệp và sinh hoạt với lưu lượng 7,715m3/s.

+ Tạo nguồn nước tưới ổn định cho 86.862ha đất canh tác. Trong đó Nam sông Chu là 54.043ha; Bắc sông Chu-Nam sông Mã là 32.831ha, dự kiến sẽ tưới thay thế toàn bộ khu tưới của trạm bơm Nam sông Mã với diện tích 10.942ha.

+ Cắt lũ với dung tích Wpl=300.106m3 đảm bảo lũ xảy ra tần với suất 0,6% mực nước tại Xuân khánh không vượt quá 13,71m (tương đương lũ lịch sử 1962).

+ Kết hợp phát điện với công suất lắp máy N=97MW.

+ Bổ sung nước mùa kiệt cho hạ du đểđẩy mặn, cải tạo môi trường sinh thái với lưu lượng Q=30,42 m3/s.

• Hồ Hủa Na: Xây dựng năm 2008 và đưa vào vận hành năm 2013: + Khống chế diện tích lưu vực Flv=5.178km2, Whi=435.106m3 .

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động của xâm nhập mặn đến nhiệm vụ cấp nước và đề xuất các giải pháp giảm mặn, cấp nước vùng Bắc sông Mã có xét đến Biến đổi khí hậu, nước biển dâng (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)