Hiện trạng công trình cấp nướ c

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động của xâm nhập mặn đến nhiệm vụ cấp nước và đề xuất các giải pháp giảm mặn, cấp nước vùng Bắc sông Mã có xét đến Biến đổi khí hậu, nước biển dâng (Trang 28)

2.3.1.1. Hiện trạng công trình cấp nước sinh hoạt và công nghiệp

Sử dụng nước cho đô thị và công nghiệp tập trung hiện nay là sử dụng nguồn nước ngầm và nước mặt để cấp. Trong đó cấp cho công nghiệp tập trung bằng nước ngầm có nhà máy xi măng Bỉm Sơn với lưu lượng 1,1m3/s; Cấp nước cho cụm công nghiệp Cầu Lèn lấy nước trên sông Lèn với lưu lượng 0,15m3/s.

Sử dụng nước cho sinh hoạt hoạt nông thôn chủ yếu bằng nguồn nước ngầm tầng nông và nước mặt trên các sông suối. Các loại hình cấp nước phổ biến của vùng Bắc sông Mã hiện nay gồm có: Giếng đào, giếng khoan hộ gia đình, bể nước mưa, các công trình cấp nước tập trung. Theo thống kê trên địa bàn nghiên cứu có 8

điểm cấp nước tập trung cho các khu vực thị tứ, cụm dân cư với số dân được cấp khoảng 27.351 người từ nguồn nước mặt và nước ngầm. Tính đến năm 2012 toàn vùng có 85% số dân được sử dụng nước hợp vệ sinh.

2.3.1.2. Hiện trạng công trình cấp nước cho nông nghiệp

Trải qua nhiều thời kỳ xây dựng và phát triển, trong khu vực đã hình thành các hệ thống thủy lợi cấp nước cho nông nghiệp, bao gồm :

- Vùng 1: Hệ thống cấp nước vùng hưởng lợi trạm bơm Hoằng Khánh. - Vùng 2: Hệ thống cấp nước vùng sông Lèn và phụ cận.

- Vùng 3: Hệ thống cấp nước vùng sông Hoạt và sông Tam Điệp. Hiện trạng cụ thể các công trình cấp nước thuộc các hệ thống như sau : a. Hệ thống cấp nước vùng hưởng lợi trạm bơm Hoằng Khánh

Hệ thống cấp nước khu vực hưởng lợi từ trạm bơm Hoằng Khánh bao gồm toàn bộ diện tích huyện Hoằng Hóa. Nguồn nước tưới cho khu vực được cấp từ trạm bơm Hoằng Khánh và các trạm bơm lấy nước dọc sông Mã. Diện tích tự nhiên 22.473ha, diện tích canh tác 11.072ha.

Theo thống kê hiện nay vùng này có tổng cộng 51 công trình tưới gồm có: - Hồ chứa: Có 2 hồ chứa nhỏ tưới 80ha, hiện đang hoạt động bình thường là hồ Hoằng Yến tưới cho 40ha và hồ Hoằng Hải tưới cho 40ha .

- Trạm bơm: Có tổng số là 49 trạm bơm, gồm có 46 trạm bơm tưới và 3 trạm bơm tưới tiêu kết hợp, thiết kế tưới cho 19.357ha, thực tưới 10.830ha đạt 56% so với thiết kế.

Trong đó:

+ Trạm bơm lớn nhất là TB.Hoằng Khánh tưới và tạo nguồn cho 37 trạm bơm nội đồng lấy nước. Trạm bơm Hoằng Khánh được xây dựng từ năm 1964 và 1967 đưa vào sử dụng với quy mô 7máy x 8.000m3/h, thiết kế tưới và tạo nguồn 18.490ha cho 2 huyện Hoằng Hoá và Hậu Lộc, thực tế hiện nay tưới được 10.768ha:

(+) Tưới và tạo nguồn cho huyện Hoằng Hoá: 10.339ha. (+) Tưới và tạo nguồn cho huyện Hậu Lộc: 429ha.

+ 11 trạm bơm nhỏ lấy nước từ sông Mã, sông Lạch Trường, sông Trà Giang tưới 491ha, trong đó các trạm bơm trên sông Mã, sông Lạch Trường bị ảnh hưởng của mặn xâm nhập nên việc lấy nước tưới không ổn định (chỉ lấy được từ 4- 6h/ngày). Bảng 2.10: Tổng hợp hiện trạng cấp nước tưới vùng 1 Năng lực (ha) TT Hạng mục Số công trình Thiết kế Thực tế 1 Hồ Chứa, đập dâng 2 80 80 2 Trạm bơm 42 19357 10830 Tổng cộng 19437 10910

Nguyên nhân các trạm bơm không đảm bảo diện tích tưới thiết kế là do: - Nguồn nước của trạm bơm Hoằng Khánh thiếu, không đảm bảo cấp đủ nước bơm cho các trạm bơm nội đồng lấy nước ở phần cuối các kênh dẫn: Phần thiếu nước tập trung ởđuôi kênh N24, N26, N28.

- Phần cuối hệ thống kênh Hoằng Khánh có độ dốc cao, nên khó dẫn nước về cuối các kênh dẫn, do đó không đủ nguồn cho các trạm bơm hoạt động.

- Các trạm bơm nội đồng xây dựng đã lâu, qua thời gian sử dụng, hiện đã xuống cấp, cần có giải pháp đầu tư tu sửa, nâng cấp, sửa chữa lại.

Trong vùng còn có các trạm bơm lấy nước trên sông Mã, nhưng hiện nay nhiều công trình đã không còn làm việc hiệu quả, thậm chí là tê liệt hoàn toàn do mặn xâm nhập sâu vào sông Mã (đặc biệt trong những năm gần đây, xâm nhập lên đến trạm bơm Hoằng Hợp).

b. Vùng 2: Vùng sông Lèn và phụ cận b1. Tiểu vùng 2-1: Tiểu vùng Hậu Lộc

Tiểu vùng này có diện tích là toàn bộ huyện Hậu Lộc với diện tích tự nhiên là 14.367ha, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 7.301,5ha, đất canh tác là 6.815ha, diện tích nuôi trồng thủy sản mặn lợ 669ha. Đây là huyện ven biển phía Bắc tỉnh Thanh Hoá có hệ thống sông ngòi bao bọc và chia cắt huyện thành nhiều vùng khác nhau. Là một huyện nằm trong hệ thống thuỷ nông Hoằng Lộc và được

công nhận hoàn chỉnh thuỷ nông từ năm 1976. Hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là công trình thủy lợi tưới, tiêu phục vụ cho sản xuất nông, lâm, thuỷ sản của huyện đã được đầu tư xây dựng qua nhiều giai đoạn khá hoàn chỉnh, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của huyện phát triển. Nhưng thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau nên các công trình về tưới vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Các công trình tưới trong chủ yếu tưới bằng các trạm bơm lấy nước sông Lèn, sông Trà Giang, sông kênh De. Hiện nay, toàn huyện hiện có 51 trạm bơm (bao gồm trạm bơm tạo nguồn tưới và trạm bơm nội đồng). Tổng năng lực thiết kế tưới 10.337ha, thực tế tưới được 5.557ha (trong đó có khoảng 450-800ha tưới không ổn định do các trạm bơm ở gần cửa bị nhiễm mặn như: Các trạm bơm Minh Lộc1, 2, Hải Lộc, Mỹ Điền, Yên Đông, Hưng Lợi,...). Trong vùng có một số hệ thống lớn tưới và tạo nguồn như sau:

- Trạm bơm Châu Lộc thuộc xã Châu Lộc, lấy nước trên sông Lèn. Công trình được xây dựng từ những năm 1994, quy mô 4máy x 1.000m3/h và 5máy x 1.200m3/h thiết kế tưới và tạo nguồn cho 2.330ha (cho các trạm bơm nội đồng và bổ sung nguồn nước cho sông Trà Giang để bơm tưới). Hiện tại công trình đã xuống cấp, kênh mương chưa hoàn chỉnh nên thực tế chỉ tưới được 782ha.

- Trạm bơm Đại Lộc, được xây dựng từ những năm 1984 tại xã Đại Lộc lấy nước trên sông Lèn, quy mô 6máy x 1.200m3/h thiết kế tưới cho 835ha. Hiện tại công trình có nhiều hạng mục đã xuống cấp do lâu năm không được đầu tư tu bổ (trạm bơm, kênh mương, hệ thống công trình trên kênh,...), thực tế hiện tưới được khoảng 791ha (không ổn định).

- Các trạm bơm nội đồng lấy nước từ hệ thống Hoằng Khánh thông qua sông Ấu, trên sông Trà Giang lấy nước từ sông Lèn qua cống Lộc Động, trạm bơm Châu Lộc, từ các hệ thống kênh 5 xã, 10 xã, lấy nước trực tiếp trên sông Lèn. Gồm: 18 trạm bơm với 45 máy công suất từ 700m3/h đến 1.400m3/h do xí nghiệp thuỷ nông huyện quản lý, khai thác và 33 trạm bơm gồm 46 máy công suất từ 540m3/h đến 1.800m3/h do các xã trực tiếp quản lý, khai thác.

- Nguồn nước để cấp cho các xã Đông Trà Giang, Tây kênh De và Đông kênh De (vùng biển) là rất khó khăn. Bơm nước kênh De và hạ lưu sông Lèn thì độ mặn cao, lấy nước sông Trà thì chưa có nguồn bổ sung. Lâu nay vẫn phải tranh thủ bơm 2-3 giờ/ngày để lấy nước kênh De, hạ lưu sông Lèn phục vụ sản xuất. Các trạm bơm được xây dựng trước đây chủ yếu là phục vụ chống hạn, nhà máy mang tính dã chiến. Hệ thống kênh mương đi qua các vùng đất cát lại chưa được kiên cố, thất thoát nước lớn nên tình trạng hạn vùng này kéo dài nhưng vẫn chưa có giải pháp khắc phục.

- Là vùng tưới hoàn toàn bằng động lực, hệ thống kênh mương dài lại chưa được kiên cố. Những thời điểm nắng hạn gay gắt vào giữa vụ chiêm xuân và đầu vụ mùa, công suất điện phân phối chỉ đảm bảo cho 1/2 - 2/3 số lượng máy hoạt động. Ngoài ra do đặc điểm lấy nước triều (phụ thuộc thuỷ triều) cho nên lúc có nước lại không có điện và ngược lại.

b2. Tiểu vùng 2-2: Tiểu vùng Bắc sông Lèn - Nam sông Báo Văn

Tiểu vùng Bắc sông Lèn - Nam sông Báo Văn bao gồm diện tích 13 xã của huyện Hà Trung, với diện tích tự nhiên 9.646,8ha, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 3.568ha, đất canh tác 3.358,5ha. Nguồn nước của khu này chủ yếu là nguồn nước sông Lèn. Toàn vùng có 8 công trình hồ chứa và 11 trạm bơm tưới, thiết kế tưới cho 5.700ha, thực tưới 2.846ha (đạt 84,7% so với yêu cầu cần tưới). Diện tích thiếu nước hiện nay trong vùng tập trung ở khu vực 2 xã Hà Sơn và Hà Lĩnh.

Bảng 2.11: Tổng hợp hiện trạng cấp nước tưới tiểu vùng 2-2 Năng lực (ha) TT Hạng mục Số công trình Thiết kế Thực tế 1 Hồ Chứa, đập dâng 8 544 363 2 Trạm bơm 11 5186 2483 Tổng cộng 19 5700 2846 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực trạng công trình thủy lợi trong vùng như sau:

- Hồ chứa: Toàn vùng có 8 hồ chứa, chủ yếu là các hồ đập nhỏ, khả năng tích, điều tiết nước không tốt. Độ an toàn chưa đảm bảo, hầu hết được xây dựng từ

những năm 1970 do dân tự đóng góp ngày công xây dựng để chứa nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Do đó không đảm bảo được theo các tiêu chuẩn, qui phạm kỹ thuật qui định của nhà nước về an toàn hồđập, nhiều công trình đã bị xuống cấp, cụ thể là: Đập có mặt cắt nhỏ, cao trình không đảm bảo, mái đập bị sạt lở nhiều; Cống lấy nước dưới đập và tràn xả lũ bị hư hỏng nặng; Lòng hồ bị bồi lắng nhiều, một số bị lấn chiếm lòng hồ sử dụng sai mục đích,... đặc biệt là hồ Bì Bùng, Vũng Dăm - Hà Tiến, Trạng Sơn - Hà Bắc, Vỹ Liệt, Miễu - Hà Tân, Hồ Hà Thái.

Một số hồ đập đã được nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng mới là: Hồ chứa nước Khe Tiên - Hà Đông, Đồng Trại - Hà Ninh và tu sửa, nâng cấp là: Hồđập Sun - Hà Sơn, Đập Đồng Cầu, Khe Ngang - Hà Lĩnh. Góp phần nâng cao được một phần năng lực tưới và đảm bảo độ an toàn hồ đập, số còn lại chưa được đầu tư tu sửa và cải tạo, nâng cấp.

Diện tích tưới thực tế hiện tại của các hồ đạt 363ha, đạt 66.7% so với thiết kế. Hiện tại các hồ đập trong vùng đều do Uỷ ban nhân dân các xã (chủ hồ, đập) quản lý.

- Trạm bơm: Trong vùng hiện có 11 công trình trạm bơm. Các trạm bơm xây dựng đã lâu, qua thời gian sử dụng, hiện đã xuống cấp, cần phải nâng cấp sửa chữa. Mặt khác nguồn nước bơm tưới trong vùng không đảm bảo, đặc biệt là nguồn từ sông Hoạt, sông Tống, sông Chiếu Bạch và sông Báo Văn. Một số trạm bơm lớn trong vùng:

+ Trạm bơm Cống Phủ là trạm bơm lớn nhất trong vùng, được xây dựng từ năm 1990 lấy nước trên sông Lèn tại xã Hà Lâm với quy mô 7máy x2.400m3/h, thiết kế tưới 1.900ha, thực tưới 1.370ha. Những năm hạn như năm 2010 trạm bơm không đủ nước để bơm tưới. Diện tích phụ trách tưới của trạm bơm Cống Phủ như sau:

(+) Tưới cho 4 xã tiểu vùng 2-2 là xã Hà Phong, Hà Lâm, Hà Ninh và Hà Đông với diện tích khoảng 850ha.

(+) Tưới cho 4 xã thuộc vùng 3 (Hà Tân, Hà Bình, Hà Yên và Hà Tiến) với diện tích 520ha.

+ Trạm bơm Hà Phú xây dựng năm 1998 với quy mô 5máy x 980m3/h và 2máy x 1.200 m3/h, nguồn nước bơm từ sông Lèn, thiết kế tưới 947ha, thực tưới 760ha. Công trình hiện đầu mối đã xuống cấp, kênh mương chưa hoàn chỉnh, cần được đầu tư nâng cấp.

+ Còn lại là các trạm bơm nhỏ, nguồn nước bơm không đảm bảo và nhiều công trình đã xuống cấp không đảm bảo tưới theo thiết kế.

Tổng diện tích thực tưới của các trạm bơm cho tiểu vùng này là 2.483ha. b3. Tiểu vùng 2-3: Tiểu vùng Nga Sơn

Tiểu vùng này được bao quanh bởi sông Lèn, sông Báo Văn, sông Hoạt (từ Tứ Thôn đến Mỹ Quan Trang) và sông Càn. Diện tích tiểu vùng này là toàn bộ huyện Nga Sơn với diện tích tự nhiên là 15.829ha, diện tích canh tác là 8.055ha. Tiểu vùng này tưới chủ yếu bằng trạm bơm, lớn nhất là trạm bơm Xa Loan.

- Trạm bơm Xa Loan được xây dựng xong năm 1971 với công suất 6x3600m3/h, lấy nước từ kênh Hưng Long để bơm tưới và tạo nguồn. Ngoài nhiệm vụ tiêu vợi cho đồng chiêm về mùa úng, còn nhiệm vụ tưới cho khu vực đồng màu và đồng biển Nga Sơn. Diện tích tưới thiết kế 5.078ha, diện tích tưới thực tế là 3.200ha. Trong vùng có 5 trạm bơm nhỏ thuộc các xã Nga Giáp, Nga Thạch và Nga Mỹ lấy nước trực tiếp từ các kênh của trạm bơm Xa Loan.

- Tổng toàn vùng có 38 trạm bơm tưới chủ yếu là các trạm bơm nhỏ, trong đó có 3 trạm bơm tưới tiêu kết hợp là trạm bơm Xa Loan, Nga Thắng, Ba Đình do Nhà nước quản lý, các trạm bơm nhỏ lẻ do xã quản lý. Các trạm bơm thiết kế tưới cho 9.859,5ha, thực tưới 6.142ha (đạt 62,3%). Các trạm bơm lớn như Vực Bà, Xa Loan, Nga Thắng, Ba Đình hiện đang xuống cấp, công suất máy thấp, nguồn nước không đủđảm bảo tưới, cần được đầu tư nâng cấp sửa chữa.

c. Vùng 3: Vùng sông Hoạt - sông Tam Điệp

Vùng 3 bao gồm thị xã Bỉm Sơn và 13 xã của huyện Hà Trung, với diện tích tự nhiên là 21.504ha, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 7.261,4ha, đất canh tác là 6.695,9ha. Nguồn nước trong vùng chủ yếu lấy từ sông Hoạt, kênh Tam Điệp và nguồn của trạm bơm Cống phủ, gồm có 19 công trình hồ chứa, 30 trạm bơm tưới,

thiết kế tưới cho 8.330,5ha, thực tưới 5.394,1ha, đạt 80% yêu cầu tưới. Tuy nhiên, các công trình trạm bơm lấy nước trên sông Hoạt không đảm bảo nguồn nước như trạm bơm Hà Tiến 1, trạm bơm Hà Yên 1, Hà Yên 2,... Bảng 2.12: Tổng hợp hiện trạng cấp nước tưới vùng 3 Năng lực (ha) TT Hạng mục Số công trình Thiết kế Thực tế 1 Hồ Chứa, đập dâng 19 1345,5 1052,1 2 Trạm bơm 30 7985,0 4342,0 Tổng cộng 49 8330,5 5394,1 Trong đó:

- Hồ chứa: Trong vùng hiện có 19 công trình hồ chứa, thiết kế tưới cho 1.345,5ha, thực tưới 1.052,1ha (đạt 78.2%). Hồ chứa trong vùng chủ yếu là các hồ chứa nhỏ, lớn nhất là hồ Bến Quân (Hà Trung) thiết kế tưới cho 280ha và hồ Cánh Chim (Bỉm Sơn, được nâng cấp năm 2009) tưới cho 30ha lúa và 165ha mía.

- Trạm bơm: Trong vùng hiện có 30 trạm bơm tưới và hưởng lợi từ trạm bơm Cống Phủ 520ha, thiết kế tưới cho 7.985ha, thực tưới 4.342ha:

+ Nguồn nước để bơm tưới của thị xã Bỉm Sơn chủ yếu là nguồn nước lấy từ sông Hoạt qua cống Triết Giang vào sông Tống, một nhánh vào trạm bơm Tam Đa để bơm cấp cho thôn Liên Giang, Xuân Nội, và trục sông chính vào trạm bơm Đoài Thôn bơm cấp nước cho kênh Đông, kênh Tây và bơm lên kênh Tam Điệp để cống T3 lấy nước tạo nguồn cho trạm bơm Phú Dương cấp lần 2. Nguồn nước này còn phải phụ thuộc vào thuỷ triều.

+ Các xã huyện Hà Trung, nguồn nước bơm tưới chủ yếu từ sông Hoạt, bơm bằng các trạm bơm nhỏ, nguồn nước tưới cho vùng này thường xuyên bị thiếu, do khả năng sinh thủy kém và sông bị bồi lắng nhiều.

- Nguyên nhân các công trình không đảm bảo hiệu quả làm việc là do:

+ Các máy bơm xây dựng đã lâu, vật tư đưa vào sửa chữa thay thế không đồng bộ nên khi hoạt động hay bị hư hỏng, công suất máy bơm giảm không còn như thiết kế ban đầu.

+ Các công trình bể hút hiện tại bị bồi lắng nhiều, khi tưới không đảm bảo đủ nước cho máy bơm hoạt động.

+ Điện và thiết bị điện hư hỏng, bể hút, bể xả và các bộ phận của nhà trạm bị hư hỏng và xuống cấp, nguồn nước cấp cho trạm bơm thiếu nên giảm hiệu suất hoạt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động của xâm nhập mặn đến nhiệm vụ cấp nước và đề xuất các giải pháp giảm mặn, cấp nước vùng Bắc sông Mã có xét đến Biến đổi khí hậu, nước biển dâng (Trang 28)