Nguyên nhân của nhược điểm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình nhập khẩu Máy xây dựng tại công ty Cổ phần phát triển Máy xây dựng Việt Nam (VINACOMA.,JSC) (Trang 37)

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

- Ngân sách của công ty đầu tư vào Marketing còn hạn chế:

Một trong những hoạt động quan trọng của Công ty khi tham gia hoạt động nhập khẩu là nghiên cứu thị trường, tìm kiếm thông tin để định hướng thị trường và mặt hàng lại không được các doanh nghiệp chú trọng quan tâm và đầu tư. Do xuất phát là một doanh nghiệp với quy mô nhỏ, Công ty cổ phần phát triển máy xây dựng Việt Nam chưa sẵn sàng trả tiền cho các dự báo tương lai về thị trường để biết trước nhằm đưa ra các kế hoạch và chương trình hành động phù hợp với hoạt động của Công ty.

Chính xuất phát từ việc đầu tư cho Marketing còn nhiều hạn chế nói chung và “tiết kiệm”cho các khoản chi cho hoạt động xúc tiến thương mại, năng lực tài chính của doanh nghiệp còn thấp, hoạt động chủ yếu dựa vào các công cụ marketing truyền thống. Hoạt động viết bài giới thiệu trên báo chí nước ngoài, hoặc làm phóng sự giới thiệu Công ty hay tham gia tài trợ cho các hoạt động xã hội ở nước ngoài vốn là một biện pháp marketing rất hiệu quả nhưng chưa được triển khai. Ngân sách dành cho hoạt động marketing tại Công ty mới được coi như một khoản chi phí chứ chưa được đánh giá và xem là một khoản đầu tư để có thể chiết khấu dòng tiền cho tương lai.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

- Sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh:

Các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh là môi trường và động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên chính sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành giật khách hàng hoặc thị trường cũng gây ra nhiều khó khăn do những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và kinh nghiệm giao dịch quốc tế còn hạn chế như Công ty cổ phần phát triển máy xây dựng Việt Nam do đó khả năng cạnh tranh của Công ty trong việc tìm kiếm và xây dựng nguồn hàng chưa cao.

Mặt khác Công ty còn có sự hạn chế nhất định về pháp luật, thông lệ quốc tế, thiếu thông tin hay những qui định của tổ chức thương mại thế giới mà Việt Nam. Chính sự thiếu hiểu biết này đã gây không ít khó khăn cho Công ty và làm hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thêm vào đó, quy mô của thị trường máy xây dựng tại Việt Nam là rất lớn, với hơn 1000 công ty lớn nhỏ (tính đến hết năm 2012), trong đó có các công ty với số vốn rất lớn, nên đến hàng nghìn tỷ đồng. Trong khi hiện tại, công ty cổ phẩn phát triển máy xây dựng Việt Nam với số vốn nhỏ gần 10 tỷ đồng, với thị phần không đáng kể trên thị trường, nên gặp phải sự cạnh tranh vô cùng lớn từ các đối thủ cạnh tranh với tiềm lực vồn mạnh

- Yếu tố hạ tầng cơ sở phục vụ cho nhập khẩu của Việt Nam còn nhiều yếu kém, đặc biệt trong vận tải và bảo hiểm:

Theo thống kê, cơ sở hạ tầng của Việt Nam đó bao gồm 26 sân bay, với 8 sân bay có đường băng dài 3.000m có khả năng đón nhận các máy bay lớn, 3.200 km đường sắt quốc gia, khoảng 17.300 km quốc lộ, 49 bến cảng với 217 cầu cảng. Mặc dù tiềm năng về cảng biển cũng như dịch vụ logistics của Việt Nam là rất lớn và được quan tâm đầu tư mới, nâng cấp hạ tầng giao thông nhưng năng lực vẫn chưa theo kịp tăng trưởng của ngành xuất nhập khẩu, thương mại.

Bên cạnh việc chậm phát triển về cảng biển thì hệ thống giao thông vận tải đường bộ nhỏ hẹp, xuống cấp trầm trọng ảnh hưởng lớn đến việc trung chuyển trong hoạt động kinh doanh. Thực tế chứng minh rõ sự yếu kém của cơ sở hạ tầng, 15 năm vừa qua Việt Nam liên tục mất cân đối giữa tăng trưởng khối lượng vận chuyển hàng hóa là 12%, tăng trưởng thương mại 18%/năm nhưng tăng trưởng đầu tư hạ tầng giao thông chỉ ở mức 0%.

Theo Thống kê của Ngân hàng thế giới, mức độ đầu tư hạ tầng giao thông vận tải hàng năm của Việt Nam là 3,1% GDP thấp hơn nhiều so với mức trung bình của các quốc gia có cùng một mức độ phát triển. Với tình trạng hạ tầng yếu như hiện nay vô hình trung hạ tầng đang là rào cản cho hoạt động thương mại.

Hạ tầng bất cập, dịch vụ logistics chưa hiệu quả đã khiến doanh nghiệp phải chịu thiệt thòi, từ việc chậm giao hàng và bị phạt, vẫn phải vận chuyển xa tốn nhiều chi phí, trao đổi hàng hoá bất tiện…từ đó khiến chi phí trong nhập khẩu hàng hoá bị đội lên, giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thường xuyên có hoạt động nhập khẩu như Công ty cổ phần phát triển máy xây dựng Việt Nam.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NHẬP KHẨU MÁY XÂY DỰNG

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÁY XÂY DỰNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 – 2020

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình nhập khẩu Máy xây dựng tại công ty Cổ phần phát triển Máy xây dựng Việt Nam (VINACOMA.,JSC) (Trang 37)