Đối với ngân hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động kinh doanh ngân hàng công thương Hà Nam (Trang 28 - 30)

Hiệu quả kinh doanh đã phát triển tơng đối toàn diện về nguồn lực, về tài chính, về con ngời và công nghệ.

+ Nguồn lực Ngân hàng ngày càng lớn mạnh: Có hai chỉ tiêu cơ bản nhất, chiếm tỷ trọng lớn trong kết cấu tài sản trong bảng tổng kết tài sản, đó là nguồn

vồn và hoạt động cho vay. Đến hết năm 2001 nguồn vốn huy động của NHCT Hà Nam đã đáp ứng đợc 95% yêu cầu cho vay trên địa bàn, trong đó 100% nguồn vốn huy động ngoại tệ điều chuyển về NHCT Việt Nam (nhận lại vốn VNĐ). Sự tăng trởng tín dụng, đứng trên phơng diện xã hội là thoả mãn nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế, mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng, thông qua lợi nhuận do tín dụng mang lại, tạo nguồn bù đắp các chi phí, đồng thời tạo ra thế và lực mới trong hoạt động cạnh tranh trên thị trờng, cho phép ngân hàng cung cấp các dịch vụ mới, các dịch vụ có chi phí thấp hơn, đó cũng là nguồn dùng tăng c- ờng các nguồn lực khác cho hoạt động ngân hàng nh tài sản, công nghệ, thiết bị, đào tạo.

+ Khả năng tài chính và cơ sở vật chất đợc nâng cao: Qua các số liệu quyết toán tài chính theo cơ chế tài chính của NHCT Việt Nam, tuy NHCT Hà Nam mới có chênh lệch và quỹ thu nhập vừa đủ chi lơng theo quy định (ở mức các chi nhánh có lãi), song trong kết cấu chi phí của ngân hàng đã đáp ứng đợc một phần cơ bản về tài sản nh trụ sở giao dịch, công cụ lao động, thiết bị đủ tốt (mỗi năm lên tới hàng tỷ đồng), đáp ứng nhu cầu tăng trởng về kỹ thuật phục vụ hoạt động kinh doanh trên cơ sở nâng cấp và hiện đại hoá.

+ Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng trong khâu thanh toán và các nghiệp vụ cơ bản: Đã trang bị đủ 90% mạng máy vi tính giao dịch trực tiếp cho toàn chi nhánh đã nối mạng máy tất cả các phòng ban trong hội sở NHCT tỉnh, hiện đại hoá thanh toán điện tử chơng trình kế toán ngân hàng, quản lý dữ liệu trên máy...

+ Cán bộ ngân hàng không ngừng trởng thành trong kinh doanh: Từ những cán bộ hoạt động trong cơ chế bao cấp, đã tự điều chỉnh để thích ứng với cơ chế thị trờng, đáp ứng đợc yêu cầu kinh doanh hiện nay, mặc dù còn không ít tồn tại, song trình độ và kinh nghiệm quản trị điều hành và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ dần đợc hoàn thiện và nâng cao.

Hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thể hiện ở những điểm cơ bản đã nêu trên. Nhng còn không ít những tồn tại khác là nhân tố làm suy giảm, triệt tiêu hiệu quả kinh doanh, đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ, phù hợp để khắc phục, nhằm đáp ứng mục tiêu Tăng trởng - An toàn - Hiệu quả.

2.6.3.3. Những tồn tại trong hoạt động kinh doanh của NHCT Hà Nam.

- Chất lợng tín dụng thấp.

Tỷ lệ nợ quá hạn tăng cả về số tuyệt đối và số tơng đối qua các năm, đó là vấn đề nan giải nhất trong hoạt động ngân hàng hiện nay.

Nợ quá hạn xử lý chậm, nợ quá hạn phát sinh năm 2001 nhng thực chất là nợ đã tồn tại từ trớc năm 2000, đó là nguyên nhân đánh giá chất lợng tín dụng tại các thời điểm không chính xác. Nợ quá hạn kéo dài dẫn đến nợ khó đòi, điều đó đánh giá chất lợng tín dụng kém và việc xử lý thu hồi nợ tồn đọng rất chậm

Khách hàng truyền thống của NHCT Hà Nam có d nợ cao, một số doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh (Công ty bia nớc giải khát Phủ Lý), khó khăn trong quản lý vốn, một số khách hàng có nguy cơ bị giải thể (Công ty xuất nhập khẩu, Công ty khách sạn dịch vụ).

Do có sự cạnh tranh gay gắt trên địa bàn nên đối với hầu hết các khách hàng lớn, NHCT Hà Nam đều phải cho vay với lãi suất thấp, có thời điểm lãi suất cho vay ngang bằng lãi suất huy động vốn, cho đến nay d nợ có lãi suất thấp vẫn chiếm tỷ trọng khá cao. Đầu t cho vay kinh tế ngoài quốc doanh quá lớn đối với một khách hàng nh: Công ty trách nhiệm hữu hạn Phú Cờng, Công ty trách nhiệm hữu hạn Thắng Lợi... Khả năng tài chính kém, làm ăn thua lỗ mất vốn, không có khả năng thanh toán, trong khi đó tài sản thế chấp chắp vá, không thuận lợi cho việc xử lý để thu hồi dẫn đến nợ tồn đọng kéo dài.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động kinh doanh ngân hàng công thương Hà Nam (Trang 28 - 30)