Kết quả trả lời câu hỏi “Anh/chị thấy mình có thể chịu đựng được môi trường hiện tại ở mức độ nào (hoàn toàn có thể chịu đựng được (0), hơi khó chịu khi phải chịu đựng (1), khá khó chịu khi phải chịu đựng (2), rất khó chịu (3), không thể chịu đựng nổi (4)?” được tính bằng giá trị điểm trung vị (Med) và độ lệch chuẩn (SD), đưa ra trong bảng dưới đây.
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 26 độ 28 độ 30 độ 32 độ 34 dộ 35 độ 36 độ 37 độ 38 độ 39 độ KHÔNG THỂ CHỊU ĐỰNG
RẤT KHÓ CHỊU KHI PHẢI CHỊU ĐỰNG
KHÁ KHÓ CHỊU KHI PHẢI CHỊU ĐỰNG
HƠI KHÓ CHỊU KHI PHẢI CHỊU ĐỰNG
HOÀN TOÀN CÓ THỂ CHỊU ĐỰNG
Bảng 3.17. Cảm giác về mức độ chịu đựng ở môi trường nhiệt thực nhiệm Nhiệt độ PTN(0C) 26 28 30 32 34 35 36 37 38 39 Điểm trung vị (Med) 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 1,00 2,00 2,00 2,00 SD 0,00 0,00 0,00 0,00 0,34 0,83 0,84 0,61 0,83 0,77 Về xu hướng tập trung, với mức “hoàn toàn có thể chịu đựng được” tuyệt đối (tỷ lệ đạt 100%) được xác định ở các mức nhiệt độ môi trường 260C, 280C, 300C và 320C, với Med=0 và Sd=0. Ngược lại, ở nhiệt độ 380C và 390C, đa số đối tượng cho rằng rất khó chịu khi phải chịu đựng (Med=2 và SD> tứ phân vị thứ 3).
Hình 3.12. Tỉ lệ % khả năng chịu đựng của các đối tượng
Nhận xét: Ở nhiệt độ phòng 260C tới 320C, 100% các đối tượng hoàn toàn có thể chịu đựng. Từ 340C tới 380C xuất hiện các cảm giác "hơi khó chịu khi phải chịu đựng", "khá khó chịu khi phải chịu đựng", "rất khó chịu khi phải chịu đựng". Từ 370C tới 390C không còn đối tượng nào " hoàn toàn có thể chịu đựng được", ở 390C có 15% đối tượng cho rằng " không thể chịu đựng "
3.7. Nhiệt độ thích hợp trong môi trƣờng nghiên cứu.
mái) bởi trên 80% số ĐTNC chọn môi trường có điều kiện nhiệt độ 23-260C, độ ẩm tương đối 30 -70%. Tốc độ gió thấp hơn 0,2m/s và được coi như là nhiệt độ thích hợp với các công việc trong phòng thí nghiệm, nhà ở, trường học, văn phòng. Nhiệt độ thích hợp có thể được tính bằng nhiệt trung bình của bức xạ và nhiệt độ không khí trong phòng với điều kiện tốc độ gió < 0,2m/s, sự chênh lệch giữa nhiệt độ bức xạ và nhiệt không khí thấp (< 0,4m/s).
Như vậy theo kết quả của bảng 16 và biểu đồ 10 thì nhiệt độ thích hợp của ĐTNC của chúng tôi là 26-300C cao hơn với những đề xuất trong ISO - 7730 cho người Châu âu và Bắc mỹ (23-260C). Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn độ ẩm 80% vì đây là độ ẩm thường thấy ở Miền Bắc Việt Nam. Nếu chúng tôi chọn độ ẩm thấp hơn có lẽ nhiệt độ thích hợp của ĐTNC sẽ cao hơn vì độ ẩm thấp giúp thải nhiệt nhanh hơn. Nhiệt độ thích hợp của ĐTNC cao hơn nhiệt độ thích hợp của người Châu âu có lẽ do quá trình thích nghi lâu dài với môi trường nóng ẩm, được nhiều tác giả chứng minh với các biểu hiện sau đây:
- Trạng thái nhiệt và cảm giác nhiệt chịu được nóng ẩm cao hơn
- Tỉ số giữa bề mặt cơ thể trên trọng lượng cơ thể cao hơn người Châu âu - Lớp mỡ dưới da mỏng hơn
- Nồng độ Natriclorua trong mồ hôi thấp hơn nên khi mất mồ hôi nhiều để chống nóng cơ thể mất ít muối hơn
- Chuyển hóa tính theo Kcal/24h thấp hơn 20% so với người Châu Âu Nhiệt độ thích hợp cao là một đặc điểm có lợi giúp cho cơ thể thích nghi với môi trường nóng ẩm, góp phần tăng hiệu quả quá trình thải nhiệt và giảm sinh nhiệt vào mùa hè.
3.8. Tƣơng quan giữa nhiệt độ phòng, nhiệt độtrực tràng và nhiệt độda trung bình
Ở trạng thái ngồi không hoạt động thể lực trong môi trường nhiệt ổn định , nhiệt độ trực tràng của đối tượng thực nghiệm biến động không nhiều (dưới 0,40C), không khác biệt giữa nam và nữ. Mặc dù vậy, vẫn khác biệt có ý
nghĩa thống kê về nhiệt độ trực tràng trung bình ở môi trường mát - ẩm với môi trường rất nóng - ẩm, tức là môi trường nhiệt ẩm cao có tác động đáng kể đến nhiệt độ lõi cơ thể.
Nhiệt độ trực tràng khá ổn định, mặc dù nhiệt độ phòng thí nghiệm biến động khá lớn. Nhiệt độ trực tràng có xu hướng nhích lên ở điều kiện môi trường nhiệt độ cao. Nhiệt độ trực tràng trung bình của các đối tượng thực nghiệm ở nhiệt độ 260C là 36,960C – 37,080C còn ở 390C là 37,390C – 37,400C.
Bề mặt da nhạy cảm hơn với môi trường nhiệt. Nhiệt độ da trung bình có xu hướng tăng lên rõ khi nhiệt độ phòng tăng lên và biến động nhiều trong vòng 30 phút kể từ khi bắt đầu làm thí nghiệm rồi ổn định và có xu hướng giảm xuống cho đến khi kết thúc. Cũng chưa thấy rõ sự khác biệt về nhiệt độ da trung bình giữa nam và nữ ở từng chế độ nhiệt thực nghiệm. Kết quả phỏng vấn về trạng thái nhiệt cá nhân tương đối phù hợp với kết quả đo nhiệt độ da trung bình. Ở nhiệt độ phòng 320C, giá trị trung bình của mức độ cảm giác là +1,30, tức là cảm giác vượt qua mức hơi ấm sang ấm, thì giá trị nhiệt độ da trung bình ở nhiệt độ phòng thí nghiệm 320C mới bắt đầu vượt quá 340C (vượt quá mức dễ chịu).
3.9. Sự biến đổi nhịp tim và lƣợng mồ hôi ở các môi trƣờng nhiệt nghiên cứu
Tim có phản ứng tức thì ngay khi cơ thể phơi nhiễm với nhiệt, sau đó ít biến động và có xu hướng giảm xuống cho đến khi kết thúc thực nghiệm. Nhịp tim của đối tượng chưa thích nghi ở môi trường rất nóng - ẩm cao hơn ở môi trường hơi nóng - ẩm và môi trường mát - ẩm có ý nghĩa thống kê. Nhịp tim có chịu tác động của môi trường nhiệt nhưng chưa làm tăng mức gánh nặng (vẫn dưới mức 2/6, nhịp tim <90 nhịp/phút) [34]. Chưa thấy rõ sự khác biệt về nhịp tim trung bình giữa nam và nữ ở từng chế độ nhiệt thực nghiệm.
không hoạt động thể lực nên lượng mồ hôi bài tiết ít. Ngay ở nhiệt độ phòng thí nghiệm 390C, lượng mồ hôi bài tiết cũng <200ml/giờ (mức 2/6) [34]. Chênh lệch về trọng lượng cơ thể trước và sau thí nghiệm giữa nam và nữ không nhiều, nghĩa là lượng mồ hôi bài tiết không khác biệt giữa nam và nữ ở từng chế độ nhiệt.
Như vậy, sự thay đổi nhiệt độ trực tràng, nhiệt độ da trung bình, nhịp tim, lượng mồ hôi bài tiết và cảm giác nhiệt cá nhân của đối tượng thực nghiệm tương thích với nhau khi thực hiện. Nhiệt độ trực tràng, nhiệt độ da trung bình, nhịp tim chỉ biến động nhiều trong khoảng 60 phút, cùng với giá trị trung bình của các chỉ số đó cũng khác biệt không nhiều giữa quy trình 60 phút và 120 phút (p>0,05), nên có thể thực hiện quy trình trong 60 phút là đủ.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận
1. Sự thay đổi nhiệt độ trực tràng và nhiệt độ da ở các môi trƣờng thí nghiệm.
- Nhiệt độ trực tràng có xu hướng nhích lên ở điều kiện môi trường nhiệt độ cao. Nhiệt độ trực tràng của đối tượng ở môi trường rất nóng - ẩm cao hơn ở môi trường mát - ẩm
- Nhiệt độ trực tràng trung bình của nam và nữ, của đối tượng ngồi 60 phút và 120 phút trong phòng thí nghiệm chênh lệch nhau không nhiều
- Trong trạng thái ngồi không hoạt động thể lực, nhiệt độ trực tràng của nam có xu hướng cao hơn của nữ ở cùng chế độ nhiệt thực nghiệm
- Nhiệt độ da có xu hướng tăng lên rõ khi nhiệt độ phòng tăng lên
- Nhiệt độ da trung bình của đối tượng thực nghiệm ở nhiệt độ 260C là 33,72 – 33,790C còn ở 390C là 34,64 – 34,820C, tức là đã tăng lên hơn 10C
2. Sự thay đổi nhịp tim ở các môi trƣờng thí nghiệm
-Môi trường nhiệt ẩm có tác động làm tăng nhịp tim của đối tượng chưa thích nghi với nhiệt độ cao, cụ thể là nhịp tim của đối tượng ở môi trường rất nóng - ẩm cao hơn ở môi trường hơi nóng - ẩm và môi trường mát - ẩm
-Tim có phản ứng tức thì ngay khi cơ thể phơi nhiễm với nhiệt, sau đó ít biến động và có xu hướng giảm xuống cho đến khi kết thúc 120 phút thực nghiệm.
3. Sự đánh giá chủ quan của đối tƣợng nghiên cứu khi ở các môi trƣờng nhiệt khác nhau
Ở nhiệt độ phòng 260C tới 300C:
- 100% các đối tượng có cảm giác mát và hơi mát - 100% các đối tượng có cảm giác thoải mái.
- trên 80% các đối tượng cho rằng không phải điều chỉnh, “không ấm hơn cũng không mát hơn”
Ở nhiệt độ 340C tới 390C:
- Xuất hiện cảm giác nóng và rất nóng, đặc biệt ở nhiệt độ 390C thì 100% các đối tượng có cảm giác rất nóng.
- Xuất hiện cảm giác khó chịu và rất khó chịu, với tỉ lệ các đối tượng cảm thấy rất khó chịu tăng dần.
- Tỉ lệ các đối tượng mong muốn điều chỉnh cho nhiệt độ phòng “Mát hơn nhiều” ngày càng cao
- Ở 390C có 15% đối tượng cho rằng " không thể chịu đựng"
4. Nhiệt độ thích hợp của các đối tƣợng nghiên cứu
- Trong điều kiện độ ẩm 80%, nhiệt độ thích hợp của thanh niên sinh viên các tỉnh phía Bắc không hoạt động thể lực là 26-300C
- Không có sự khác biệt giữa nhiệt độ thích hợp của nam và nữ.
Khuyến nghị
Tiếp tục xây dựng các quy trình thực nghiệm cứu sự biến đổi các thông số sinh lý ( nhiệt độ trực tràng, nhiệt độ da, tần số tim ) và cảm giác cá nhân về môi trường nhiệt trong các điều kiện môi trường với các mức chuyên hóa khác nhau.
Tài liệu tham khảo
TIẾNG VIỆT
1. Bộ Y tế (2003), Tiêu chuẩn vệ sinh lao động (ban hành kèm theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội -2003.
2. Lưu Minh Châu (2007), Nghiên cứu điều kiện lao động, những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến bệnh tật, sức khoẻ công nhân thi công hầm đường bộ Hải Vân và đánh giá hiệu quả can thiệp, Luận án tiến sỹ Y học,Trường Đại học Y
3. Nguyễn Thế Công, Phạm Hồng Lưu, Ngô Ánh Tuyết (2006), Nghiên cứu ảnh hưởng và xác định môi trường nhiệt ẩm tiện nghi theo thang đánh giá chủ quan trong phòng thí nghiệm, Hội thảo quốc gia KHCN về AT – SKNN và BVMT trong qua trình hội nhập ở Việt Nam, Viện nghiên cứu KHKT bảo hộ lao động.
4. Trịnh Bỉnh Dy, Nguyễn Đình Hồ, Phạm Khuê, Nguyễn Quang Quyền, Lê Thành Uyên (1982), Về những thông số sinh học người Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội.
5. Lê Khắc Đức (1989), Ảnh hưởng của vi khí hậu nóng ẩm trong một số xe cơ giới tới trạng thái nhiệt của cơ thể, Luận án phó tiến sỹ Y học, Học viện quân Y.
6. Lê Khắc Đức, Bùi Thanh Tâm (1996), "Nghiên cứu một số biến đổi sinh lý cơ thể thanh niên lao động ở điều kiện khí hậu nóng nhân tạo" Công trình nghiên cứu y học quân sự", Học Viện Quân y, tr 45-47
7. Lê Khắc Đức, Trần Văn Tuấn, Lê Minh Tài (2009), "Nghiên cứu điều kiện vi khí hậu nóng ẩm trong xe ra đa và trạng thái nhiệt cơ thể của trắc thủ khi lao động", Tạp chí Bảo hộ lao động, Tổng liên đoàn lao động Việt nam.
8. Phạm Thị Minh Đức (2000), Sinh Lý Nội Tiết, Sinh lý học, Tập II, Bộ Môn Sinh Lý Học trường Đại Học Y Hà Nội, Nxb Y học, tr 32-116.
9. Đỗ Công Huỳnh, Lê Văn Sơn (1996), "Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong lao động", Bài giảng sinh lý học Tập I, Nxb Quân Đội Nhân Dân, tr 370 - 397
10. Đoàn Văn Huyền, "Nhiệt độ thích hợp và đáp ứng của cơ thể người khi thay đổi nhiệt độ môi trường", http://www.ctu.edu.vn/workshop/hnkh- y11/yhanoi/yhn4..htm
11. Phùng Văn Hoàn (1992), Nghiên cứu tác động phối hợp của vi khí hậu nóng với hơi khí độc và bụi môi trường lao động tới sức khoẻ và bệnh tật ở những người công nhân vận hành lò công nghiệp cơ khí, Luận án phó tiến sỹ khoa học Y dược, Đại học Y
12.Tô Như Khuê (1984), Sinh lý lao động quân sự, Học Viện Quân Y.
13.Tô Như Khuê (1971), Rèn luyện nâng cao khả năng thích nghi với nóng, những vấn đề cơ bản rèn luyện thể lực bộ đội, Cục Quân Y, tr 43-49
14.Tô Như Khuê ( 1972), "Mệt sinh lý và mệt quá sức trong lao động chiến đấu", Tập san nghiệp vụ hậu cần, tr 46-48.
15.Nguyễn Mạnh Liên (1984), Vệ sinh lao động trong điều kiện khí hậu nóng, Học Viện Quân y, Hà Nội.
16.Nguyễn Mạnh Liên (1970), "Phương pháp đo nhiệt độ cơ thể", Tạp chí sinh học, tr 80- 95
17.Nguyễn Ngọc Ngà, Nguyễn Văn Hoài…(1992), "Khả năng lao động thể lực của phụ nữ trong buồng nhiệt", Tập san y học lao động và vệ sinh môi trường, số tháng 4/1992.
18.Lê Văn Nghị, Thái Văn Cớn, Phạm Văn Thoại, Nguyễn Tùng Linh, Nguyễn Thị Dư Loan, Đặng Quốc Bảo (2002), Y học lao động quân sự,
NXB Quân đội nhân dân.
19.Phạm Xuân Ninh (2003), Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, tiếng ồn, lên 1 số chỉ số sinh học ở người trong môi trường lao động quân sự và đề xuất biện pháp khắc phục, Luận án tiến sỹ Sinh Học, Đại học khoa học tự nhiên.
20.Đào Ngọc Phong và CTV (1984), "Tác động của các điều kiện nóng ẩm tới một số chỉ tiêu sinh lý học của thanh niên trong môi trường ở", Vi khí hậu công trình.
21.Phạm Quý Soạn, Phạm Ngọc Quỳ, Vũ Bích Hoạt và CS (1998), “Bàn về mức giới hạn cho phép của một số chỉ tiêu sinh lý trong lao động”, Tập san y học lao động.
22.Bùi Thụ, Phạm Quý Soạn, Trần Văn Chấn (1970), “Biến đổi hồi phục mạch , nhiệt ở công nhân lò cao”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu lao động (1960-1970), Viện vệ sinh dịch tễ học Hà Nội, tr 1-2.
23.Lê Vân Trình (2002), Các phương pháp tính toán đánh giá ô nhiễm môi trường lao động do viện bảo hộ lao động đề xuất, Bảo vệ môi trường, Viện nghiên cứu KHKT bảo hộ lao động.
24.Lê Nam Trà và CTV (1994), Bàn về đặc điểm sinh thể con người Việt Nam, Đề tài khoa học cấp nhà nước KX - 07- 07, Nhà xuất bản khoa học kĩ thuật.
25.Nguyễn Đức Trung (1995), Nghiên cứu sự thay đổi chỉ số hóa sinh ở công nhân làm việc trong môi trường có nhiệt độ và bức xạ cao, Học Viện Quân y 26.Ngô Ánh Tuyết, Nguyễn Thế Công, Phạm Hồng Lưu (2006), Nghiên cứu
sự biến đổi giữa nhiệt độ da và nhiệt độ trực tràng trong điều kiện phòng thí nghiệm, Hội thảo quốc gia KHCN về AT- SKNN Và BVMT trong quá trình hội nhập ở Biệt Nam, Viện nghiên cứu KHKT Bảo hộ lao động. 27. Nghiêm Xuân Thăng (1993), Ảnh hưởng của môi trường nóng khô và
nóng ẩm lên một số chỉ tiêu sinh lý ở người và động vật, Luận án Tiến Sỹ, Đại học sư phạn hà nội I.
28.TCVN 7321:2009 (ISO 7933:2004), Ecgonomi môi trường nhiệt – Phân tích và giải thích stress nhiệt thông qua tính toán căng thẳng nhiệt dự đoán, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Hà Nội – 2009.
29.TCVN 7439:2004 (ISO 9886:1992), Ecgonomi – Đánh giá căng thẳng nhiệt bằng phép đo các thông số sinh lý, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Hà Nội – 2004.
30.TCVN 7212:2009 (ISO 8996:2004), Ecgonomi môi trường nhiệt – Xác định mức chuyển hóa, Hà Nội -2009.
31.TCVN 7489:2005 (ISO 10551: 1995), Ecgonomi môi trường nhiệt – Đánh giá môi trường nhiệt bằng thang đánh giá chủ quan, Hà Nội -2005.
32.Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2011. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2012.
33.Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường. Thường quy kỹ thuật y học lao