Cảm giác về trạng thái nhiệt cá nhân của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi một vài thông số tâm sinh lý của sinh viên miền bắc việt nam trong phòng thí nghiệm nhiệt ẩm (Trang 61)

Đánh giá cảm giác về trạng thái nhiệt cá nhân theo thang 9 bậc từ rất lạnh, lạnh, mát, hơi mát, không nóng cũng không lạnh, hơi ấm, ấm, nóng, rất nóng với điểm tương ứng từ -4, -3, -2, -1, 0, +1, +2, +3, +4 khi ngồi trong

phòng thí nghiệm ở các môi trường nhiệt khác nhau. Giá trị trung bình (M) của mức độ cảm giác và độ lệch chuẩn (SD) ở nhiệt độ môi trường khác nhau khi đối tượng thực hiện được đưa ra trong bảng dưới đây.

Bảng 3.13. Thang cảm nhận trên trạng thái nhiệt cá nhân của đối tượng nghiên cứu khi thực nghiệm

Nhiệt độ PTN-(0C) Nam Nữ Chung M SD M SD M SD 26 -1,25 0,50 -1,11 0,33 -1,15 0,38 28 -1,00 0,00 -0,80 0,45 -0,89 0,33 30 0,33 0,82 -0,14 0,90 -0,08 0,86 32 1,17 0,41 1,50 0,58 -1,30 0,48 34 2,36 1,12 2,75 0,87 2,57 0,99 35 2,45 0,69 3,50 0,76 2,89 0,88 36 3,56 0,53 3,83 0,41 3,67 0,49 37 3,78 0,44 3,67 0,50 3,72 0,46 38 3,89 0,33 4,00 0,00 3,94 0,25 39 4,00 0,00 4,00 0,00 4,00 0,00

Ngồi đọc sách, ở nhiệt độ phòng 260C và 280C, giá trị trung bình của mức độ cảm giác là -1,15 và -0,89 tức là cảm giác mát và hơi mát. Ở nhiệt độ phòng 300C, giá trị trung bình của mức độ cảm giác là -0,08, tức là cảm giác không nóng cũng không lạnh. Ở nhiệt độ phòng 320C, giá trị trung bình của mức độ cảm giác là +1,30, tức là cảm giác vượt qua mức hơi ấm sang ấm. Ở nhiệt độ phòng 340C trở lên, giá trị trung bình của mức độ cảm giác là +2,57 trở lên, tức là cảm giác nóng. Ở nhiệt độ phòng 380C & 390C, giá trị trung bình của mức độ cảm giác là +3,94 và 4,00 với độ lệch chuẩn là 0,25 và 0, tức là hầu hết đối tượng phỏng vấn cảm giác rất nóng. Kết quả đo nhiệt độ da trung bình cũng cho thấy bắt đầu ở nhiệt độ

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 26 độ 28 độ 30 độ 32 độ 34 dộ 35 độ 36 độ 37 độ 38 độ 39 độ RẤT NÓNG NÓNG Ấm HƠI Ấm KHÔNG NÓNG KHÔNG LẠNH HƠI MÁT MÁT LẠNH

phòng thí nghiệm 320C, giá trị nhiệt độ da trung bình mới vượt quá 340C (vượt quá mức dễ chịu).

Hình 3.9. Miêu tả cảm giác nhiệt của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Từ mức nhiệt 260C tới 300C thì 100% các đối tượng có cảm giác mát và hơi mát. Từ nhiệt độ 320C tới 340C các đối tượng xuất hiện cảm giác hơi ấm và ấm, với tỉ lệ các đối tượng cảm thấy nóng tăng dần. Ở nhiệt độ phòng 340C tới 390C thì xuất hiện cảm giác nóng và rất nóng, đặc biệt ở nhiệt độ 390C thì 100% các đối tượng có cảm giác rất nóng.

3.6.2 Cảm giác về mức tiện nghi nhiệt của đối tƣợng nghiên cứu

Kết quả trả lời câu hỏi “anh/chị cảm thấy trạng thái nào trong các trạng thái sau (thoải mái, hơi khó chịu, khó chịu, rất khó chịu)?” được tính bằng giá trị điểm trung vị (Med) và độ lệch chuẩn (SD), đưa ra trong bảng dưới đây.

Bảng 3.14. Cảm giác về mức tiện nghi nhiệt khi thực hiện thí nghiệm Nhiệt độ

PTN 26 28 30 32 34 35 36 37 38 39

Med 0,00 0,00 0,00 0,50 1,00 1,00 1,00 2,00 2,00 3,00 SD 0,00 0,00 0,00 0,53 0,50 0,60 0,83 0,61 0,93 0,75

Xu hướng tập trung (điểm trung vị) thoải mái khi điểm trung vị bằng 0, điểm trung vị càng xa 0 là càng không thoải mái. Phân tán (phân nửa khoảng biến thiên tứ phân vị - SD) một khoảng giữa các mức liên tiếp. Ở nhiệt độ 260C, 280C và 300C, đối tượng phỏng vấn cho rằng họ cảm thấy thoải mái khi ngồi đọc sách (Med=0 và SD=0). Khi nhiệt độ phòng 320C, Med = 0,50 và SD = 0,53 tức là ở giữa cảm giác thoải mái và hơi khó chịu. Khi nhiệt độ phòng 380C, Med = 2,00 và SD = 0,93 tức là cảm giác lệch hẳn sát mức rất khó chịu. Khi nhiệt độ phòng ở chế độ cực hãn 390C, Med = 3,00 và SD = 0,75 tức là ở giữa mức rất khó chịu và cực kỳ khó chịu nhưng lệch về mức cực kỳ khó chịu.

Hình 3.10. Cảm giác về mức tiện nghi nhiệt của các đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Từ mức nhiệt 260C tới 300C thì 100% các đối tượng có cảm giác thoải mái. Từ nhiệt độ 350C tới 390C các đối tượng xuất hiện cảm giác khó chịu và rất khó chịu, với tỉ lệ các đối tượng cảm thấy rất khó chịu tăng dần. Ở nhiệt độ phòng 390C thì có tới 53,9% các đối tượng cảm thấy rất khó chịu.

3.6.3 Mức nhiệt mong muốn của đối tượng nghiên cứu

Trạng thái nhiệt ưa thích của các đối tượng được mã hóa (-3, -2,- 1,0,1,2,3) tương ứng là ấm hơn nhiều, ấm hơn, ấm hơn một chút, không ấm hơn cũng không mát hơn, mát hơn một chút, mát hơn, mát hơn nhiều. Qua khảo sát ta có kết quả ở bảng sau.

0% 20% 40% 60% 80% 100% 26 độ 28 độ 30 độ 32 độ 34 độ 35 độ 36 độ 37 độ 38 độ 39 độ Cùc k× khã chÞu RÊt khã chÞu Khã chÞu H¬i khã chÞu Tho¶i m¸i

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 26 độ 28 độ 30 độ 32 độ 34 dộ 35 độ 36 độ 37 độ 38 độ 39 độ MÁT HƠN NHIỀU MÁT HƠN MÁT HƠN MỘT CHÚT KHÔNG ẤM HƠN CŨNG KHÔNG MÁT HƠN ẤM HƠN MỘT CHÚT ẤM HƠN

Bảng 3.15. Mong muốn tăng hay giảm nhiệt độ so với nhiệt độ phòng thí nghiệm khi thực nghiệm

Nhiệt độ PTN (0C) 26 28 30 32 34 35 36 37 38 39 Điểm trung vị (Med) 0,00 0,00 0,00 1,00 1,00 2,00 2,00 2,00 2,00 3,00 Chỉ số ưa thích nhiệt Ấm hơn (%) 15,4 22,2 15,4 Không thay đổi(%) 84,6 77,8 84,6 20,0 4,3 Mát hơn(%) 80 95,7 100 100 100 100 100

Xu hướng tập trung (điểm trung vị) không thay đổi khi điểm trung vị bằng 0, điểm trung vị càng xa 0 là càng không ưa thích. Ở nhiệt độ 260C, 280C và 300C, đa số đối tượng phỏng vấn cho rằng không cần thay đổi nhiệt độ phòng (Med=0). Ngược lại, khi nhiệt độ phòng từ 350C trở lên, hầu hết đối tượng muốn điều chỉnh cho phòng mát hơn (Med = 2) và mát hơn nhiều (Med = 3).

Nhận xét: Ở nhiệt độ phòng 260C tới 300C, trên 80% các đối tượng cho rằng không phải điều chỉnh, “không ấm hơn cũng không mát hơn”. Ở nhiệt độ phòng 370C tới 390C, tỉ lệ các đối tượng mong muốn điều chỉnh cho nhiệt độ phòng “Mát hơn nhiều” ngày càng cao

3.6.4. Chấp nhận môi trường nhiệt của đối tượng nghiên cứu

Tình trạng chấp nhận môi trường nhiệt của các đối tượng nghiên cứu được mã hóa (0 và 1) tương ứng là có thể chấp nhận được và không thể chấp nhận được

Bảng 3.16. Có thể chấp nhận hay không chấp nhận môi trường nhiệt thực nghiệm Nhiệt độ PTN (0C) 26 28 30 32 34 35 36 37 38 39 Giá trị số trội (Mod) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 Không thể chấp nhận được n 0 0 0 0 0 1 3 3 6 8 % 0 0 0 0 0 5,3 20,0 16,7 37,5 61,5

Về xu hướng tập trung, khả năng chấp nhận tuyệt đối (tỷ lệ đạt 100%) được xác định ở các mức nhiệt độ môi trường 260C, 280C, 300C, 320C và 340C, với Mode=0. Từ 350C tới 390C, tỉ lệ % các đối tượng không thể chấp nhận tăng lên nhanh chóng, ở 390C là 61,5%

3.6.5. Khả năng chịu đựng môi trường nhiệt của đối tượng nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả trả lời câu hỏi “Anh/chị thấy mình có thể chịu đựng được môi trường hiện tại ở mức độ nào (hoàn toàn có thể chịu đựng được (0), hơi khó chịu khi phải chịu đựng (1), khá khó chịu khi phải chịu đựng (2), rất khó chịu (3), không thể chịu đựng nổi (4)?” được tính bằng giá trị điểm trung vị (Med) và độ lệch chuẩn (SD), đưa ra trong bảng dưới đây.

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 26 độ 28 độ 30 độ 32 độ 34 dộ 35 độ 36 độ 37 độ 38 độ 39 độ KHÔNG THỂ CHỊU ĐỰNG

RẤT KHÓ CHỊU KHI PHẢI CHỊU ĐỰNG

KHÁ KHÓ CHỊU KHI PHẢI CHỊU ĐỰNG

HƠI KHÓ CHỊU KHI PHẢI CHỊU ĐỰNG

HOÀN TOÀN CÓ THỂ CHỊU ĐỰNG

Bảng 3.17. Cảm giác về mức độ chịu đựng ở môi trường nhiệt thực nhiệm Nhiệt độ PTN(0C) 26 28 30 32 34 35 36 37 38 39 Điểm trung vị (Med) 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 1,00 2,00 2,00 2,00 SD 0,00 0,00 0,00 0,00 0,34 0,83 0,84 0,61 0,83 0,77 Về xu hướng tập trung, với mức “hoàn toàn có thể chịu đựng được” tuyệt đối (tỷ lệ đạt 100%) được xác định ở các mức nhiệt độ môi trường 260C, 280C, 300C và 320C, với Med=0 và Sd=0. Ngược lại, ở nhiệt độ 380C và 390C, đa số đối tượng cho rằng rất khó chịu khi phải chịu đựng (Med=2 và SD> tứ phân vị thứ 3).

Hình 3.12. Tỉ lệ % khả năng chịu đựng của các đối tượng

Nhận xét: Ở nhiệt độ phòng 260C tới 320C, 100% các đối tượng hoàn toàn có thể chịu đựng. Từ 340C tới 380C xuất hiện các cảm giác "hơi khó chịu khi phải chịu đựng", "khá khó chịu khi phải chịu đựng", "rất khó chịu khi phải chịu đựng". Từ 370C tới 390C không còn đối tượng nào " hoàn toàn có thể chịu đựng được", ở 390C có 15% đối tượng cho rằng " không thể chịu đựng "

3.7. Nhiệt độ thích hợp trong môi trƣờng nghiên cứu.

mái) bởi trên 80% số ĐTNC chọn môi trường có điều kiện nhiệt độ 23-260C, độ ẩm tương đối 30 -70%. Tốc độ gió thấp hơn 0,2m/s và được coi như là nhiệt độ thích hợp với các công việc trong phòng thí nghiệm, nhà ở, trường học, văn phòng. Nhiệt độ thích hợp có thể được tính bằng nhiệt trung bình của bức xạ và nhiệt độ không khí trong phòng với điều kiện tốc độ gió < 0,2m/s, sự chênh lệch giữa nhiệt độ bức xạ và nhiệt không khí thấp (< 0,4m/s).

Như vậy theo kết quả của bảng 16 và biểu đồ 10 thì nhiệt độ thích hợp của ĐTNC của chúng tôi là 26-300C cao hơn với những đề xuất trong ISO - 7730 cho người Châu âu và Bắc mỹ (23-260C). Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn độ ẩm 80% vì đây là độ ẩm thường thấy ở Miền Bắc Việt Nam. Nếu chúng tôi chọn độ ẩm thấp hơn có lẽ nhiệt độ thích hợp của ĐTNC sẽ cao hơn vì độ ẩm thấp giúp thải nhiệt nhanh hơn. Nhiệt độ thích hợp của ĐTNC cao hơn nhiệt độ thích hợp của người Châu âu có lẽ do quá trình thích nghi lâu dài với môi trường nóng ẩm, được nhiều tác giả chứng minh với các biểu hiện sau đây:

- Trạng thái nhiệt và cảm giác nhiệt chịu được nóng ẩm cao hơn

- Tỉ số giữa bề mặt cơ thể trên trọng lượng cơ thể cao hơn người Châu âu - Lớp mỡ dưới da mỏng hơn

- Nồng độ Natriclorua trong mồ hôi thấp hơn nên khi mất mồ hôi nhiều để chống nóng cơ thể mất ít muối hơn

- Chuyển hóa tính theo Kcal/24h thấp hơn 20% so với người Châu Âu Nhiệt độ thích hợp cao là một đặc điểm có lợi giúp cho cơ thể thích nghi với môi trường nóng ẩm, góp phần tăng hiệu quả quá trình thải nhiệt và giảm sinh nhiệt vào mùa hè.

3.8. Tƣơng quan giữa nhiệt độ phòng, nhiệt độtrực tràng và nhiệt độda trung bình

Ở trạng thái ngồi không hoạt động thể lực trong môi trường nhiệt ổn định , nhiệt độ trực tràng của đối tượng thực nghiệm biến động không nhiều (dưới 0,40C), không khác biệt giữa nam và nữ. Mặc dù vậy, vẫn khác biệt có ý

nghĩa thống kê về nhiệt độ trực tràng trung bình ở môi trường mát - ẩm với môi trường rất nóng - ẩm, tức là môi trường nhiệt ẩm cao có tác động đáng kể đến nhiệt độ lõi cơ thể.

Nhiệt độ trực tràng khá ổn định, mặc dù nhiệt độ phòng thí nghiệm biến động khá lớn. Nhiệt độ trực tràng có xu hướng nhích lên ở điều kiện môi trường nhiệt độ cao. Nhiệt độ trực tràng trung bình của các đối tượng thực nghiệm ở nhiệt độ 260C là 36,960C – 37,080C còn ở 390C là 37,390C – 37,400C.

Bề mặt da nhạy cảm hơn với môi trường nhiệt. Nhiệt độ da trung bình có xu hướng tăng lên rõ khi nhiệt độ phòng tăng lên và biến động nhiều trong vòng 30 phút kể từ khi bắt đầu làm thí nghiệm rồi ổn định và có xu hướng giảm xuống cho đến khi kết thúc. Cũng chưa thấy rõ sự khác biệt về nhiệt độ da trung bình giữa nam và nữ ở từng chế độ nhiệt thực nghiệm. Kết quả phỏng vấn về trạng thái nhiệt cá nhân tương đối phù hợp với kết quả đo nhiệt độ da trung bình. Ở nhiệt độ phòng 320C, giá trị trung bình của mức độ cảm giác là +1,30, tức là cảm giác vượt qua mức hơi ấm sang ấm, thì giá trị nhiệt độ da trung bình ở nhiệt độ phòng thí nghiệm 320C mới bắt đầu vượt quá 340C (vượt quá mức dễ chịu).

3.9. Sự biến đổi nhịp tim và lƣợng mồ hôi ở các môi trƣờng nhiệt nghiên cứu

Tim có phản ứng tức thì ngay khi cơ thể phơi nhiễm với nhiệt, sau đó ít biến động và có xu hướng giảm xuống cho đến khi kết thúc thực nghiệm. Nhịp tim của đối tượng chưa thích nghi ở môi trường rất nóng - ẩm cao hơn ở môi trường hơi nóng - ẩm và môi trường mát - ẩm có ý nghĩa thống kê. Nhịp tim có chịu tác động của môi trường nhiệt nhưng chưa làm tăng mức gánh nặng (vẫn dưới mức 2/6, nhịp tim <90 nhịp/phút) [34]. Chưa thấy rõ sự khác biệt về nhịp tim trung bình giữa nam và nữ ở từng chế độ nhiệt thực nghiệm.

không hoạt động thể lực nên lượng mồ hôi bài tiết ít. Ngay ở nhiệt độ phòng thí nghiệm 390C, lượng mồ hôi bài tiết cũng <200ml/giờ (mức 2/6) [34]. Chênh lệch về trọng lượng cơ thể trước và sau thí nghiệm giữa nam và nữ không nhiều, nghĩa là lượng mồ hôi bài tiết không khác biệt giữa nam và nữ ở từng chế độ nhiệt.

Như vậy, sự thay đổi nhiệt độ trực tràng, nhiệt độ da trung bình, nhịp tim, lượng mồ hôi bài tiết và cảm giác nhiệt cá nhân của đối tượng thực nghiệm tương thích với nhau khi thực hiện. Nhiệt độ trực tràng, nhiệt độ da trung bình, nhịp tim chỉ biến động nhiều trong khoảng 60 phút, cùng với giá trị trung bình của các chỉ số đó cũng khác biệt không nhiều giữa quy trình 60 phút và 120 phút (p>0,05), nên có thể thực hiện quy trình trong 60 phút là đủ.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận

1. Sự thay đổi nhiệt độ trực tràng và nhiệt độ da ở các môi trƣờng thí nghiệm.

- Nhiệt độ trực tràng có xu hướng nhích lên ở điều kiện môi trường nhiệt độ cao. Nhiệt độ trực tràng của đối tượng ở môi trường rất nóng - ẩm cao hơn ở môi trường mát - ẩm

- Nhiệt độ trực tràng trung bình của nam và nữ, của đối tượng ngồi 60 phút và 120 phút trong phòng thí nghiệm chênh lệch nhau không nhiều

- Trong trạng thái ngồi không hoạt động thể lực, nhiệt độ trực tràng của nam có xu hướng cao hơn của nữ ở cùng chế độ nhiệt thực nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhiệt độ da có xu hướng tăng lên rõ khi nhiệt độ phòng tăng lên

- Nhiệt độ da trung bình của đối tượng thực nghiệm ở nhiệt độ 260C là 33,72 – 33,790C còn ở 390C là 34,64 – 34,820C, tức là đã tăng lên hơn 10C

2. Sự thay đổi nhịp tim ở các môi trƣờng thí nghiệm

-Môi trường nhiệt ẩm có tác động làm tăng nhịp tim của đối tượng chưa thích nghi với nhiệt độ cao, cụ thể là nhịp tim của đối tượng ở môi trường rất nóng - ẩm cao hơn ở môi trường hơi nóng - ẩm và môi trường mát - ẩm

-Tim có phản ứng tức thì ngay khi cơ thể phơi nhiễm với nhiệt, sau đó ít biến động và có xu hướng giảm xuống cho đến khi kết thúc 120 phút thực nghiệm.

3. Sự đánh giá chủ quan của đối tƣợng nghiên cứu khi ở các môi trƣờng nhiệt khác nhau

Ở nhiệt độ phòng 260C tới 300C:

- 100% các đối tượng có cảm giác mát và hơi mát - 100% các đối tượng có cảm giác thoải mái.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi một vài thông số tâm sinh lý của sinh viên miền bắc việt nam trong phòng thí nghiệm nhiệt ẩm (Trang 61)