Đánh giá về mô hình giaodịch một cửa của ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH GIAO DỊCH MỘT CỬA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT (Trang 38 - 42)

họ quy định hơi thủ công, cụ thể chi tiết vào từng nghiệp vụ. Hơn nữa, hạn mức giao dịch đối với một giao dịch viên khi thực hiện giao dịch với khách hàng cao hơn so với Nam Việt, mà cụ thể là cao gấp 10 lần. Ở Nam Việt là 10 triệu VNĐ và 1000 USD còn ở ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là 100 triệu và 10000 USD.

6. Đánh giá về mô hình giao dịch một cửa của ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt Nam Việt

Sau hơn 2 năm đi vào hoạt động Nam Việt đã có những bước tiến đáng kể trong giao dịch.

− Với hệ thống cơ sở vật chất được trang bị khá là hiện đại với 8 quầy giao dịch, 2 camera và 16 nhân viên, các giao dịch của ngân hàng đang ngày càng nhanh chóng, linh hoạt và thuận tiện, thu hút nhiều khách hàng tới giao dịch. Phòng Quỹ được bố trí nằm ngay trong Phòng Dịch vụ khách hàng tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tiền từ quỹ chính tới các quỹ phụ và ngược lại. Hệ thống phần mềm Microbank hoạt động khá hiệu quả, ít mắc lỗi tạo điều kiện cho nhân viên tiến hành giao dịch an toàn, làm hài lòng hơn đối với khách hàng. Cán bộ nhân viên cũng đã tỏ ra khá là chuyên nghiệp trong vai trò là một kế toán giao dịch với việc thao tác một cách thành thạo các phần mềm, ít mắc lỗi hạch toán và vẩy tiền chuyên nghiệp trong vai trò là một thủ quỹ. Theo dõi trung bình một giao dịch gửi tiền hay khách hàng rút tiền mất thời gian trung bình khoảng 15 phút, tất nhiên là phụ thuộc nhiều vào lượng tiền mà khách hàng thực hiện giao dịch. Thái độ nhã nhặn, nhẹ nhàng và ân cần của giao dịch viên đã làm hài lòng khá là nhiều khách hàng lúc tới giao dịch.

− Tính đến tháng 2 năm 2008 tổng số vốn huy động được của Nam Việt là 9,465,543,000,000 đây là một con số khá cao so với thời gian hoạt động trước đây của Nam Việt, như trong những tháng cuối năm 2007 lượng vốn huy động được chỉ 5,348,112,000,000. Điều này thể hiện dịch vụ tiền gửi ngày càng nhiều khách hàng. Bên cạnh đó Nam Việt thường mở những chương trình dự thưởng cho các dịch vụ tiền gửi, thu hút khá là đông khách hàng tới giao dịch.

− Đối với những khách hàng tới giao dịch một lượng lớn, tại một cửa của giao dịch viên được hỗ trợ thêm một nhân viên quỹ để phục vụ công tác kiểm đếm, giúp giao dịch được thực hiện nhanh hơn tránh tình trạng để khách hàng phải chờ đợi lâu. Và thậm chí có những khách hàng đến giao dịch một lượng lớn thì nhân viên giao dịch vẫn sẵn sàng làm việc thông trưa để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

− Các giao dịch viên được cấp user riêng đảm bảo tính bảo mật trong các giao dịch. Và được kiểm soát một cách chặt chẽ số tiền được cấp đầu ngày giao dịch, thường thì một giao dịch viên được tạm ứng đầu ngày khoản tiền là 80 cho đến 100 triệu và bất kỳ

thời điểm nào trong lúc giao dịch thì số tiền mặt phải bằng số tiền trên sổ kế toán. Và Nam Việt quy định giao dịch viên không được nắm giữ số tiền mặt vượt 200 triệu đồng và cũng không được ít hơn 50 triệu đồng nhằm đảm bảo tính an toàn, tiện lợi trong giaodịch với khách hàng.

− Tất cả các chứng từ kế toán giao dịch trong ngày thì cuối ngày đều được tập trung lên phòng kế toán, và nhân viên phòng kế toán có nhiệm vụ kiểm tra chứng từ càng sớm càng tốt, không được để quá 4 ngày nhằm bổ sung và phát hiện những sai sót trong chứng từ giao dịch

− Ngân hàng đang có xu hướng mở rộng thêm nhiều dịch vụ mà trước đây chưa có nhằm đáp ứng cạnh tranhvới các ngân hàng lớn khác như ngân hàng vừa phát hành thẻ Navicard, sắp sửa cho ra đời phòng thanh toán quốc tế…Thể hiện chất lượng dịch vụ ngày càng tăng trong ngân hàng, kích thích việc mở rộng đa dạng hoá thêm cáo dịch vụ mới phục vụ tốt hơn các nhu cầu của khách hàng.

− Tinh thần hợp tác cao giữa nhân viên kế toán và nhân viên dịch vụ trong việc phát hiện, bổ sung và sửa chữa sai sót trong chứng từ kế toán giúp ngày càng hoàn thiện hơn mô hình giao dịch một cửa tại đây.

6.2 Những tồn tại và nguyên nhân

6.2.1. Những tồn tại

− Là ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô còn bé như so với hệ thống ngân hàng Việt Nam như Nam Việt bước đầu áp dụng mô hình giao dịch một cửa trong giao dịch mà thu được nhiều kết quả khả quan, như thế cũng đã một sự thành công. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó cũng còn tồn tại nhiều hạn chế mà chúng ta cần phải dần dần khắc phục và hoàn thiện.

− Để tiến hành giao dịch một cửa các ngân hàng cần phải có lượng vốn lớn để trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại như văn phòng giao dịch, camera, có những phần mềm tin học tiến bộ…Tuy nhiên, quy mô về vốn của Nam Việt không phải là lớn nên cho dù đã cố gắng trang bị mọi thứ một cách tốt nhất thì vẫn còn có những khó khăn trước mắt. Đó là máy móc chưa thực sự hiện đại, văn phòng chưa thực sự rộng rãi, các quầy giao

dịch của giao dịch viên chưa được nhiều…nên chưa thể phục vụ tốt nhất cho mô hình giao dịch một cửa được.

− Đây đang là một mô hình mới, áp dụng khi hệ thống pháp luật chưa thực sự ổn đình và các quy định về giao dịch một cửa chưa thực sự được hoàn thiện. Bên cạnh đó mô hình giao dịch chưa đồng bộ khi mà còn nhiều ngân hàng thương mại vẫn còn áp dụng mô hình giao dịch đa cửa, chưa tạo được sự liên kết chặt chẽ trong hệ thống.

− Trình độ cán bộ nghiệp vụ ở ngân hàng chưa thể đạt ngay đến một mức độ như mô hình giao dịch một cửa yêu cầu, vừa làm vừa học hỏi để hoàn thiện và nâng cao trình độ, chưa có sự trải nghiệm thực tế và rút ra kinh nghiệm nên vẫn còn gặp một số khó khăn trong quá trình phục vụ khách hàng. Các giao dịch viên vẫn còn có những sai sót và chưa có nhiều kinh nghiệm để có thể đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng.

− Hệ thống quản lý và phân cấp phân quyền trong mô hình này vốn rất phức tạp, đòi hỏi những cán bộ có kinh nghiệm trong mô hình nên khi mới áp dụng thì công tác quản lý chưa thể đáp ứng tốt như nhu cầu đòi hỏi của mô hình. Hơn nữa, giao dịch đã hoàn tất sau khi chứng từ tới tay các kế toán viên, kế toán viên không thể xử lý ngay những sai sót trong giao dịch, nếu phát sinh sai sót thì quá trình khắc phục cũng gặp nhiều khó khăn. Còn có tình trạng phải khắc phục sai sót trên chứng từ mà không gặp được khách hàng nên xảy ra tình trạng ẩu là tự ký thay khách hàng…Và người quản lý cũng không thể xác định được sai sót khắc phục có hợp pháp không.

− Sản phẩm của ngân hàng chưa thực sự đa dạng như chưa có dịch vụ thanh toán quốc tế, sản phẩm thẻ chưa đa dạng mới chỉ cho ra đời Navicard…nên chưa thể phục vụ tốt cho mọi nhu cầu của khách hàng được. Hơn nữa, để thực hiện thanh toán quốc tế thì ngân hàng lại phải nhờ một ngân hàng khác thực hiện hộ nên chưa thể giảm thiểu chi phí cho khách hàng, và thời gian để dịch vụ của khách hàng được hoàn tất lại bị kéo dài.

6.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan

− Mô hình còn khá mới mẻ, chưa được áp dụng đồng bộ, chưa học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các ngân hàng khác nên còn để lại nhiều cản trở cho ngân hàng.

− Hệ thống pháp luật chưa thực sự đầy đủ và hoàn thiện để mô hình được áp dụng một cách suôn sẻ hơn.

Nguyên nhân chủ quan

− Quy mô ngân hàng còn bé nên chưa có lượng vốn lớn để trang bị cho cơ sở vật chất kỹ thuật như máy móc, nhà xưởng…như yêu cầu của giao dịch một cửa.

− Nhân viên vừa làm việc và vừa phải tự học hỏi, trình độ nghiệp vụ và trình độ quản lý chưa thực sự cao nên chưa thể phục vụ tốt nhất tới nhu cầu của khách hàng.

− Sản phẩm dịch vụ chưa thực sự đa dạng nên chưa thu hút được nhiều khách hàng tới đây giao dịch.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH GIAO DỊCH MỘT CỬA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT (Trang 38 - 42)