4.1.3.1 Tăng trọng/ngày trong giai đoạn 1 tháng đầu thí nghiệm
Sau 1 tháng thí nghiệm, tăng trọng/ngày ở lô TN3 cao hơn lô TN2 và TN1 , sự khác biệt rất có ý nghĩa về phƣơng diện thống kê. Lô TN2 có khuynh hƣớng cao hơn lô TN1 nhƣng sự khác biệt không có ý nghĩa về phƣơng diện thống kê.
Bảng 4.7 Tăng trọng/ngày trung bình trong 1 tháng đầu thí nghiệm
Lô n X(kg) SD (kg) CV(%) F
TN1 16 0,32b 0,14 43,03
TN2 16 0,33b 0,056 18,07 **
TN3 16 0,45 a 0,08 17,60
Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê, ** khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%
Bê trong lô TN2 có khuynh hƣớng tăng trọng cao hơn so với lô TN1 điều này cho thấy có thể dùng chất thay thế sữa nuôi bê trong tháng đầu thay cho sữa nguyên mà không ảnh hƣởng đến tăng trọng.
Bê trong lô TN3 tăng trọng cao hơn lô TN2 có thể là do ảnh hƣởng của mức ăn thức ăn tinh cao hoặc do ảnh hƣởng của chế phẩm nấm men hoặc sự kết hợp 2 yếu tố đó.
Trong tháng thí nghiệm thứ 2, tăng trọng/ngày của bê ở lô TN3 cao hơn lô TN2 và TN1, sự khác biệt rất có ý nghĩa về phƣơng diện thống kê. Bê ở lô TN2 cao hơn lô TN1 nhƣng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết quả đƣợc trình bày trong bảng 4.8
Bảng 4.8 Tăng trọng/ngày trong tháng thí nghiệm thứ 2
Lô n X(kg) SD(kg) CV (%) F
TN1 16 0,98b 0,08 8,33
TN2 16 1,01b 0,13 12,86 ***
TN3 16 1,21a 0,13 10,74
Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê, *** khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 0,1%
Tăng trọng/ngày trong tháng thí nghiệm thứ 2 cao hơn so với trong tháng đầu, điều này là do trong tháng thứ 2 sức ăn cám của bê cao hơn so với tháng đầu, cám cũng đƣợc cung cấp nhiều hơn.
4.1.3.3 Tăng trọng/ngày trong tháng thí nghiệm thứ 3
Bảng 4.9 Tăng trọng/ngày trong tháng thí nghiệm thứ 3
Lô n X(kg) SD (kg) CV (%) F
TN1 16 0,61 0,0934 15,25
TN2 16 0,73 0,1404 19,14 ns
TN3 16 0,66 0,2341 35,33
Ghi chú: ns khác biệt không có ý nghĩa về thống kê , p > 0,05 )
Qua bảng 4.9 thấy đƣợc tăng trọng/ngày cao nhất ở lô TN2 kế đến là TN3 và TN1. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa về thống kê.
Nhƣ vậy tăng trọng/ngày trong tháng thí nghiệm thứ ba cao hơn trong tháng thứ nhất nhƣng thấp hơn tháng thứ 2, điều này có thể do trong tháng thứ 3 lƣợng sữa nguyên và chất thay thế sữa đã giảm đi so với tháng thứ 2.
Trong kết quả thí nghiệm của Trần Ngọc Bích (2000) tăng trọng/ngày từ 75-105 ngày tuổi của lô dùng sữa nguyên là 0,53 kg và lô thay thế một phần sữa nguyên bằng chất thay thế sữa là 0,55 kg/ngày; nhƣ vậy tăng trọng/ngày của cả 3 lô
trong thí nghiệm này đều lớn hơn, sự khác biệt có thể do thời điểm tính khác nhau và điều kiện nuôi dƣỡng khác nhau.
4.1.3.4 Tăng trọng/ngày trong toàn thời gian thí nghiệm Bảng 4.10 Tăng trọng/ngày trong toàn thời gian thí nghiệm
Lô n X(kg) SD (kg) CV % F
TN1 16 0,64c 0,038 5,9
TN2 16 0,69 b 0,034 4,91 ***
TN3 16 0,77 a 0,055 7,11
Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê, *** khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 0,1%
Qua bảng 4.10 thấy đƣợc tăng trọng/ngày suốt giai đoạn thí nghiệm cao nhất ở lô TN3 0,77 kg/ngày, kế là lô TN2 và thấp nhất lô TN1, sự khác biệt rất có ý nghĩa về phƣơng diện thống kê.
So với các giai đoạn thí nghiệm thì tăng trọng/ngày trong toàn thời gian thí nghiệm cao hơn tháng đầu, thấp hơn tháng thứ 2 và cao hơn tháng thứ 3, điều này là do trong tháng đầu mức ăn cám của bê còn thấp; tháng thứ 2 mức ăn cám tƣơng đối cao, uống sữa nhiều; tháng thứ 3 mức ăn cám tăng lên nhƣng lƣợng sữa bị cắt giảm.
Trong toàn thời gian thí nghiệm bê trong lô TN2 có mức tăng trọng/ngày cao hơn bê trong lô TN1 có thể do trong lô TN1 bê bị tiêu chảy nhiều hơn, có thể tiêu chảy do vi sinh vật gây ra làm cho màng ruột của bê bị tổn thƣơng làm cản trở việc hấp thu dƣỡng chất. Bê trong lô TN3 có mức tăng trọng cao hơn lô TN2 do có thể do tác động của lƣợng cám ăn nhiều, tác động tích cực của chế phẩm nấm men hoặc cả 2 yếu tố trên.
So với kết quả khảo sát trên bê HF của công ty TNHH MTV Bò Sữa TP HCM, Huỳnh Vũ Sang ( 2009) tăng trọng/ngày ở các lô TN1, TN2 và TN3 đều cao hơn kết quả của Huỳnh Vũ Sang (0,64 kg;0,69 kg và 0,77 kg so với 0,5 kg tƣơng ứng). Điều này có thể do chế độ nuôi dƣỡng khác nhau, điều kiện chăn nuôi khác nhau.
So với kết quả khảo sát sinh trƣởng của đàn bê HF nuôi tại trung tâm nghiên cứu bò sữa và đồng cỏ Ba Vì của Ngô Thành Vinh và các cộng sự (2004) thì tăng trọng/ngày của bê ở lô TN2 thấp hơn kết quả của Ngô Thành Vinh ( 770 so với 743 g/ngày), tăng trọng/ngày của bê ở lô TN3 cao hơn kết quả của Ngô Thành Vinh (770 so với 743 g/ngày).
Bảng 4.11 Tăng trọng/ngày trong giai đoạn 0 - 3 tháng tuổi ở một số nghiên cứu
Tác giả Năm Tăng trọng/ngày
Trần Ngọc Bích 2000 0,58
Hoàng Thị Ngân và Đinh Văn Cải 2006 0,785
Nguyễn Văn Khanh 2007 0,44
So với kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Bích (2000) tăng tăng trọng ở 3 lô thí nghiệm của chúng tôi đều cao hơn, sự khác biệt này có thể là do chất lƣợng thức ăn cũng nhƣ chất thay thế sữa đã đƣợc cải thiện.
So với kết quả nghiên cứu chế độ nuôi dƣỡng bê cái làm giống của Hoàng Thị Ngân và Đinh Văn Cải ( 2006) trên bê 7/8 HF, cả 3 lô thí nghiệm của chúng tôi đều thấp hơn, điều này có thể do chế độ nuôi dƣỡng khác nhau, trong nghiên cứu của Hoàng Thị Ngân và Đinh Văn Cải thức ăn tinh thí nghiệm có 18% protein và dùng 350 kg sữa nguyên, thức ăn tinh đƣợc cho ăn tự do.