Khối lƣợng bê qua các giai đoạn thí nghiệm

Một phần của tài liệu Theo dõi khả năng tăng trưởng và phát triển của bê nuôi bằng một số khẩu phần tại trang trại bò sữa Bình Định (Trang 31)

4.1.1.1 Khối lƣợng bê đƣa vào thí nghiệm

Bảng 4.1 Khối lƣợng bê đƣa vào thí nghiệm

Ghi chú ns: sự khác biệt không có ý nghĩa về thống kê

Bê sơ sinh đƣợc bố trí vào các lô thí nghiêm có khối lƣợng tƣơng đối đồng đều nhau, kết quả trình bày trong Bảng 4.1 cho thấy khối lƣợng trung bình của bê ở các lô chệnh lệch không cao, sự khác biệt không có ý nghĩa về phƣơng diện thống kê.

4.1.1.2 Khối lƣợng bê sau 1 tháng thí nghiệm

Khối lƣợng bê ở 1 tháng thí nghiệm của lô TN3 cao hơn lô TN2

và TN1, sự khác biệt rất có ý nghĩa về thống kê ; lô TN2 có khuynh hƣớng cao hơn lô TN1 tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa về thống kê. Khối lƣợng bê sau 1 tháng thí nghiệm đƣợc trình bày trong Bảng 4.2

N X(kg) SD(kg) CV (%) F TN1 16 29,50 3,45 11,68

TN2 16 29,81 1,28 4,28 ns

Bảng 4.2 Khối lƣợng bê 1 sau 1 tháng thí nghiệm

N X (kg) SD (kg) CV (%) F

TN1 16 39,06 b 1,61 4,12

TN2 16 39,69b 1,49 3,76 ***

TN3 16 43,00a 2,31 5,37

Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê, *** khác biệt rất có ý nghĩa thống kê ở mức 0,1%

Sau 1 tháng thí nghiệm khối lƣợng ở các lô TN1 và TN2 tƣơng đƣơng nhau, điều đó cho thấy có thể sử dụng chất thay thế sữa để thay thế cho sữa nguyên từ trong độ tuổi dƣới 1 tháng.

Khối lƣợng bê sau 1 tháng thí nghiệm của lô TN3 cao hơn hẳn các lô khác, điều này có thể do ảnh hƣởng của lƣợng cám ăn vào nhiều hoặc ảnh hƣởng của chế phẩm nấm men giúp bê tiêu hóa tốt hoặc sự tác động kết hợp của 2 yếu tố trên.

So với khối lƣợng chuẩn bê cái HF từ sơ sinh đến 1 tháng tuổi ( 45- 50 kg) thì kết quả thí nghiệm cả 3 lô đều thấp hơn, tuy nhiên do khối lƣợng đem vào thí nghiệm vẫn thấp hơn so với khối lƣợng sơ sinh chuẩn của bê cái HF.

4.1.1.2 Khối lƣợng bê sau 2 tháng thí nghiệm

Khối lƣợng bê sau 2 tháng thí nghiệm cao nhất là lô TN3 kế là lô TN2 và thấp nhất là lô TN1, sự khác biệt giữa lô TN3 và hai lô TN1, TN2 rất có ý nghĩa về phƣơng diện thống kê. Lô TN2 cao hơn lô TN1 nhƣng khác biệt không có ý nghĩa về phƣơng diện thống kê, kết quả khối lƣợng bê sau 2 tháng thí nghiệm đƣợc trình bày trong bảng 4.3

Bảng 4.3 Khối lƣợng bê sau 2 tháng thí nghiệm.

N X(kg) SD(kg) CV (%) F

TN1 16 68,44b 2,19 3,2

TN2 16 69,94b 3,28 4,68 ***

TN3 16 79,19a 3,41 4,31

Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê, *** khác biệt rất có ý nghĩa thống kê ở mức 0,1%

Sau 2 tháng thí nghiệm khối lƣợng ở lô TN2 cao hơn TN1 trung bình 1,5kg/con, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, điều này cho thấy có thể sử dụng chất thay thế sữa để thay thế cho sữa nguyên từ ở độ tuổi 2 tháng.

Khối lƣợng bê ở lô TN3 vƣợt trội 2 lô khác, điều này có thể là do ảnh hƣởng của việc ăn nhiều thức ăn tinh hoặc do ảnh hƣởng của chế phẩm nấm men hoặc cả 2 yếu tố đó.

So với khối lƣợng bê chuẩn ở 2 tháng tuổi của công ty ( 70 – 75 kg) thì bê ở lô TN3 cao hơn, các bê ở lô TN2 và TN1 thấp hơn.

Bảng 4.4 Kết quả khối lƣợng 2 tháng tuổi từ một số nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tác giả Năm Nơi nghiên cứu Nghiệm thức Tuổi (ngày) Khối lƣợng (kg)

20/15 56 79,4 Anthony 2009 Louisiana 20/20 56 69,8 28/20 56 76,8 WM 56 60,3 Grobler 2008 Irelen CMR 56 60,2 WM 70 89,8 Lee 2009 Hàn Quốc CMR 70 81,9

Ghi chú 20/20 chất thay thế sữa có hàm lượng protein/béo là 20/20

Kết quả nghiên cứu của Grobler (2008) khối lƣợng cơ thể bê ở 56 ngày tuổi là 60,3 và 60,2 tƣơng ứng với sữa nguyên và chất thay thế sữa , cả ba lô trong thử

(mức tăng trọng 0,4kg/ngày) nên có thể nói kết quả khối lƣợng bê ở 2 tháng tuổi trong lô TN1 và TN2 của chúng tôi và của Grobler là tƣơng đƣơng.

So với kết quả nghiên cứu của Anthony (2009), bê ở lô TN1 và TN2 của chúng tôi có khối lƣợng tƣơng đƣơng bê ở lô 20/20 của Anthony. Tuy nhiên kết quả của chúng tôi ở 64 ngày tuổi, nên thấp hơn của Anthony.Khối lƣợng bê ở lô TN3 của chúng tôi tƣơng đƣơng bê ở lô 20/20 và 28/20, thấp hơn lô 20/15 của Anthony. Khối lƣợng bê ở 3 lô của chúng tôi đều thấp hơn bê ở lô WM của Lee. Khối lƣợng bê ở lô TN3 tƣơng đƣơng bê ở lô CMR của Lee.

So với các nghiên cứu ở nƣớc ngoài thì nhìn chung các lô thí nghiệm của chúng tôi đều thấp hơn có thể do điều kiện nuôi dƣỡng kém hơn, tuy nhiên lô TN3 cho kết quả gần tƣơng đƣơng với các kết quả ở nƣớc ngoài có thể là do tác động của chế phẩm nấm men.

4.1.1.2 Khối lƣợng bê sau 3 tháng thí nghiệm

Sau 3 tháng thí nghiệm khối lƣợng bê ở lô TN3 cao hơn lô TN2 và TN1, sự khác biệt rất có ý nghĩa về phƣơng diện thống kê, lô TN2 cao hơn lô TN1 khác biệt cũng rất có ý nghĩa về phƣơng diện thống kê. Kết quả khối lƣợng bê ở 3 tháng tuổi đƣợc trình bày trong bảng 4.5

Bảng 4.5 khối lƣợng cơ thể ở 90 ngày thí nghiệm

N X (kg) SD(kg) CV (%) F

TN1 16 86,80 a 2,17 2,50

TN2 16 91,94 b 2,67 2,93 ***

TN3 16 99,06 c 5,00 5,05

Ghi chú: Trong cùng một cột những số có chữ theo sau khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê, *** khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 0,1%

Lô TN2 cao hơn lô TN1, cho thấy dùng chất thay thế sữa trong trong thời gian 3 tháng cho hiệu quả cao hơn dùng sữa nguyên.

Lô TN3 vƣợt hẳn lô TN2 và TN1 có thể do ảnh hƣởng của lƣợng cám ăn vào nhiều hơn hoặc do tác động của chế phẩm nấm men lên tiêu hóa hoặc sự tác động kết hợp của cả 2 yếu tố đó.

So với khối lƣợng bê 3 tháng chuẩn của công ty ( 85 – 100 kg) cả ba lô đều nằm trong khoảng hợp lý, lô TN2 và TN1.

So với kết quả thí nghiệm các lô thay thế 2/3 và 1/2 sữa nguyên bằng chất thay thế sữa của Trần Ngọc Bích (2000), khối lƣợng của bê lúc 105 ngày tuổi lần lƣợt là 94,5 và 96,3 kg thì lô TN2 thấp hơn và lô TN3 cao hơn. Tuy nhiên khối lƣợng bê của thí nghiệm Trần Ngọc Bích lớn hơn thí nghiệm của chúng tôi 10 ngày, do đó nếu tính đầy đủ thì khối lƣợng bê ở lô TN2 và TN3 của chúng tôi cao hơn, điều này có thể do thức ăn tinh trong thí nghiệm của chúng tôi đƣợc cung cấp nhiều hơn, chất thay thế sữa có thể đƣợc cải thiện tốt hơn.

So sánh với kết quả khảo sát khả năng sinh trƣởng của bê cái HF nhập nội nuôi tại Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì (Ngô Thành Vinh và các cộng sự,2004) thì khối lƣợng bê trong lô TN2 thấp hơn ( 91,94 so với 101), lô TN3 gần tƣơng đƣơng.

So sánh với kết quả nghiên cứu khẩu phần nuôi dƣỡng bê cái của Hoàng Thị Ngân và Đinh Văn Cải (2006) khối lƣợng bê cai sữa ở 12 tuần là 96,45 kg thì kết quả trong lô TN2 và TN1 của chúng tôi thấp hơn. Kết quả trong lô TN3 tƣơng đƣơng.

Một phần của tài liệu Theo dõi khả năng tăng trưởng và phát triển của bê nuôi bằng một số khẩu phần tại trang trại bò sữa Bình Định (Trang 31)