0
Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

MÔ HÌNH TÌM TỈ SỐ PHẦN TRĂM

Một phần của tài liệu SKKN LÀM VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TIỂU HỌC BA TÔ (Trang 26 -26 )

- Dùng một tờ giấy rô ki lớn kích thước 100x70 cm, có trang trí viềng xung quanh, một tấm thiết khổ 70 cm có keo dán ở phía sau tấm rô ki.

MÔ HÌNH TÌM TỈ SỐ PHẦN TRĂM

* Vật liệu: Một tờ giấy rô ki, 1 bộ chữ gồm phần âm đầu, vần, dấu thanh của câu ca dao trong SGK tiếng Việt lớp 4, tập 1.

* Cách làm: - Trên tờ giấy rô ki kẻ sẵn 1 bảng gồm 4 cột dọc, cột 1: ghi các tiếng, cột 2 ghi âm đầu, cột 3 ghi phần vần, cột 4 ghi dấu thanh.

- Xung quanh tờ giấy có trang trí cho đẹp.

- Đánh máy hoặc viết các tiếng của câu ca dao lớp 4( có thể lớp 1,2,3,5)và đánh riêng các bộ phần của từng tiếng.

* Cách sử dụng: - Dùng dạy từ lớp 1 đến lớp 5: Ở lớp 4day bài cấu tạo của tiếng và bài luyện tập cấu tạo của tiếng môn luyện từ và câu.

* Hiệu quả thực hiện: Học sinh nắm kĩ cấu tạo của tiếng và hứng thú học tập hơn.Viết chính tả ít sai lỗi hơn.

Tên đồ dùng : CỜ ĐỒ - MI - NÔ

* Vật liệu: Một số hình ảnh thể hiện các từ ghép tổng hợp và phân loại; một tờ giấy rô ki

* Cách làm: Cắt giấy rô ki thành những thanh có kích thước 2 x 6 (cm).Trên mỗi thanh chia hai phần, một phần dùng viết 1 từ ghép (phân loại hoặc tổng hợp) , một phần dán hình ảnh thể hiện từ ghép khác

* Lưu ý: Những hình ảnh từ loại nào thì viết theo từ loại đó.

* Cách sử dụng: Với đồ dùng có thể sử dụng dạy từ lớp 1 đến 5. Ở lớp 4,5 dạy bài luyện tập từ ghep và từ láy; ở bài tập 1 có thể cho HS chơi cờ theo nhóm đôi để tìm để tìm những từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại.Lớp 12,3 có thể cho HS chơi để tìm hình ảnh.

* Hiệu quả thực hiện: Học sinh hứng thú trong học tập và thích chơi cờ , với bài luyện tập từ láy và từ ghép HS dễ hiểu và nhớ lâu hơn.

* Vật liệu: 1 tờ giấy rô ki, bút màu, 2 con chữ a, 2 con chữ h, 2 con chữ b

* Cách làm: Trang trí đường viền bằng bút màu cho đẹp, dễ nhìn.

- Chia khoảng cách để vẽ các hình sao cho phù hợp, thẩm mĩ. Hình chữ nhật có kích thước 24 x 14( cm); hình thang: đáy lớn 28cm, đáy bé 14cm ,chiều cao 14cm. hình tròn có r = 8 cm. Hình bình hành cạnh 25cm, chiều cao 14cm. Hình tam giác cạnh đáy 25cm, chiều cao14cm.

- Phía trong các hình viết công thức tính diện tích có để ô trống để HS tìm chữ thích hợp gắn vào. Phía ngoài viết công thức tính chu vi cũng để ô trống để gắn chữ thích hợp vào.

* Cách sử dụng: Có thể sử dụng dạy từ lớp 3 đến lớp 5

Dùng để dạy bài mới và ôn tập, dạy xong treo sau lớp để hàng ngày học sinh xem khắc sâu kiến thức.

*Hiệu quả thực hiện: Học sinh nhớ công công thức tính diện tích và tính chu vi của các hình lâu hơn.

Trên đây là một số đồ dùng tự làm để sử dụng hiệu quả vào tiết dạy tôi đưa ra để đồng nghiệp cùng tham khảo.

Một điều cuối cùng tôi muốn nói ở đây đó là muốn nâng cao hiệu quả khi sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học phải tuân theo những nguyên tắc sau đây :

Gắn với nội dung của sách giáo khoa; Phù hợp với hình thức dạy học bộ môn ; Phù hợp với kế hoạch bài học ; Đúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ; Tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học phải phù hợp điều kiện kinh tế nhưng vẫn phải đảm bảo được tính chính xác, khoa học, thẩm mỹ . Ví dụ : Trong bài ôn tập từ ghép phân loại hay tổng hợp chỉ cần cho học sinh chơi cờ đô-mi-nô theo cặp thì qua trò chơi học sinh sẽ hứng thú hơn, kiến thức được khắc sâu hơn là giáo viên cho học sinh làm bài tập. Ví dụ : Trong bài Loài vật sống ở đâu môn tự nhiên lớp 2, giáo viên cắt các hình con vật cho học sinh đội lên đầu, chia 2 phần bảng , một bên vẽ cảnh dưới nước, bên kia vẽ cảnh trên bờ, khi củng cố bài cho các em chia thành 2 đội, học sinh lên chọn con vật mình thích và đứng vào vị trí thích hợp với loài vật sống. thực hành như vậy học sinh khắc sâu kiến thức lâu hơn…. Không có một đồ dùng dạy học nào là vạn năng chỉ có thể sử dụng hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng và kết hợp khéo léo mới đem lại hiệu quả thiết thực.

3.6 Kết quả:

Qua việc nghiên cứu về làm và sử dụng đồ dùng dạy học ở trường tiểu học miền núi bản thân tôi thấy công việc này hết sức cần thiết và quan trọng vì để thực hiện được mục tiêu của ngành, của địa phương, của đơn vị thì phải thực hiện tốt việc khắc phục tình trạng “dạy chay, học chay” nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Sau khi thực hiện các biện pháp trên tôi nhận thấy số học sinh có tiến bộ hơn và không còn lười biếng hay cảm thấy chán nản trong giừ học nữa .

Với kết quả đạt được qua áp dụng kinh nghiệm ở trường, tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng dần chất lượng giảng dạy – học tập nói chung, giảm bớt tình trạng học sinh nhàm chán trong giờ học nói riêng cũng như góp phần vào việc nâng cao chất lượng học tập các môn học khác ở tiểu học cũng như các bậc học tiếp theo.

So sánh kết quả học tập của năm trước với đầu năm sau thì số học sinh khá, giỏi tăng lên và học sinh yếu giảm dần. Học sinh học tích cực hơn, tiết học trở nên nhẹ nhàng hơn. Chứng tỏ rằng khi có sự quan tâm chỉ đạo, nhắc nhở thường xuyên kiểm tra theo dõi việc làm và sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học của giáo viên và học sinh thì chất lượng dạy học cũng được nâng cao.

Bảng so sánh kết quả học tập của học sinh: năm 2013- 2014 và cuối kỳ 1 2014-2015 Năm học Tổng số GIỎI KHÁ T.BÌNH YẾU SL TL SL TL SL TL SL TL Cuối năm 504 123 24,6 139 27,9 226 45,3 11 2,2

Năm học TS HS Hoàn thành Chưa hoàn thành

SL TL SL TL

Cuối kỳ 1 519 507 98,8 7 1,2

( Có 5 em khuyết tật không xếp loại)

Qua kết quả đạt được ở trên cho thấy tính khả thi của việc áp dụng làm và sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học là rất phù hợp, rất cần thiết. Bởi thông qua đồ dùng trực quan giúp học sinh lĩnh hội tri thức, phát huy tính tích cực, chủ động hoạt động độc lập gây hứng thú trong học tập, chất lượng học sinh đạt khá giỏi trong hai năm qua tương đối cao, số lượng trung bình trở lên chiếm 98,6 và số lượng học sinh yếu giảm, không có học sinh kém.

3.7- Tiểu kết:

Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng, là cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người. Do vậy qua việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm về tài “Một số kinh nghiệm: Làm và sử dụng đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy- học” là rất cần thiết, là yêu cầu cấp bách có ý nghĩa quan trọng đối với người làm công tác quản lý và mọi tầng lớp xã hội. Đứng trước thực trạng về học sinh yếu, lưu ban, ngồi nhầm lớp giải quyết vấn đề này không chỉ là sự

quan tâm của nhà trường mà còn là vấn đề của ngành và của toàn xã hội. Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài tôi nhận thức được: Hoạt động giáo dục ở tiểu học là một quá trình tổ chức hoạt động phức tạp. Nó bao gồm tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. Sự hình thành nhân cách học sinh không thể tách rời sự tham gia các hoạt động ngoại khoá, các hoạt động xã hội. Tuy vậy nổi bật lên tất cả vẫn là hai hoạt động chính của nhà trường; hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Nó là cơ sở của các hoạt động giáo dục khác của nhà trường.

Như vậy, muốn nâng cao chất lượng dạy học và khắc phục tình trạng học sinh yếu, lưu ban, ngồi nhầm lớp đòi hỏi người quản lí phải nghiên cứu xây dựng được các biện pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường mình. Trong đó, cần chú ý đến: Nâng cao đến việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học đạt hiệu quả cho đội ngũ giáo viên, đổi mới phương pháp dạy học, công tác kiểm tra chuyên môn, chất lượng học tập của học sinh … Bên cạnh đó quản lý phải kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, Hội cha mẹ học sinh cùng hợp tác để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện. Thường xuyên quan tâm củng cố tu sửa cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học để tạo điều kiện cho giáo viên lên lớp có hiệu quả.

Qua thực tế tại trường Tiểu học Ba Tô trong học 2012 – 2013; 2013 – 2014 và học kì I năm học 2014- 2015, tôi đã rút ra nhiều bài học bổ ích, kinh nghiệm trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng qua“ Một số kinh nghiệm: Làm và sử dụng đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy- học

Một phần của tài liệu SKKN LÀM VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TIỂU HỌC BA TÔ (Trang 26 -26 )

×