Đánh giá khả năng xử lý COD, TSS qua các cột hệ ABR

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển hệ yếm khí trong xử lý nước thải giàu hàm lượng hữu cơ Luận văn ThS. Khoa học môi trường và bảo vệ môi trường (Trang 66)

59

Với hệ ABR tiến hành lấy mẫu phân tích nước thải ở bồn đầu vào trước khi cho qua hệ xử lý, lấy mẫu nước đã xử lý qua cột 2, cột 3 và đầu ra cột 4 của hệ ABR.Về mặt lý thuyết, hệ ABR được thiết gồm 4 cột với chức năng của từng cột:

- Cột 1 chủ yếu diễn ra quá trình thủy phân

- Cột 2 các chất sau thủy phân sẽ bị axit hóa và axetat hóa - Cột 3 diễn ra quá trình mêtan hóa

- Cột 4 để lắng bùn, giảm thất thoát sinh khối

Hình 36. Diễn biến CODt , Hiệu suất xử lý CODt theo giảm dần HRT của hệ ABR qua các cột

60

Hình 37. Diễn biến CODht , Hiệu suất xử lý CODht theo giảm dần HRT của hệ ABR qua các cột

Ở giai đoạn đầu, mặc dù HRT lớn nhất nhưng do CODht đầu vào là của nước thải lưu trữ có giá trị không ổn định, nhiều khi rất thấp nên hiệu quả xử lý dao động mạnh và rất không ổn định. Tuy nhiên, hiệu quả xử lý CODt rất cao so với CODht, đó là do lớp bùn vi sinh dày lưu giữ bùn rất tốt. Hiệu suất trung bình xử lý CODt qua các HRT cột 2 đạt 45-60%, cột 3 đạt 55-65%, cột 4 đạt 60-80%; hiệu suất xử lý CODht cột 2: 40-60%, cột 3: 45-78% , cột 4: 50-80%.

61

Từ khảo sát các HRT khác nhau tìm ra được HRT hệ hoạt động tối ưu là 20h, tại HRT 20h với CODt, vào tb 4682mg/l thì hiệu suất xử lý CODt đạt cao nhất 80% đối với cột 4 và thấp nhất với cột 2 là 55% . Cũng tại HRT 20h, với CODht vào trung bình 2.497mg/l thì CODht ra cột 2 tb là 830 mg/l( đạt 64%), CODht ra cột 3 tb là 731 mg/l( đạt 71%), CODht ra cột 4 đạt hiệu suất cao nhất 86% ( trung bình 79%). Như vậy sau khi nước thải qua cột 2 hàm lượng COD đã được loại bỏ đi đáng kể, trong khi hàm lượng COD loại bỏ được khi qua cột 3 và 4 là gần tương đương nhau, điều nay cho thấy quá trình thủy phân hóa diễn ra mạnh mẽ tại cột 2, cột 3,4 chỉ đóng vai trò sinh khí metan và lắng để nhằm tránh vi sinh thoát ra ngoài. Từ nghiên cứu này chúng tôi đã cải tiến hệ ABR thành hệ pilot xử lý nước thải lợn tại suối Cốc- Hiệp Hòa- thị trấn Lương Sơn- Hòa Bình, với quy mô 20-30 m3/d và đã đạt được những thành công bước đầu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển hệ yếm khí trong xử lý nước thải giàu hàm lượng hữu cơ Luận văn ThS. Khoa học môi trường và bảo vệ môi trường (Trang 66)