Chạy hệ ABR (HRT=6h), IC(HRT=6h)( thời gian khảosát 45 ngày)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển hệ yếm khí trong xử lý nước thải giàu hàm lượng hữu cơ Luận văn ThS. Khoa học môi trường và bảo vệ môi trường (Trang 61)

54

Hình 31. Đồ thị diễn biến xử lý CODt hệ ABR 6h, IC 6h

55

Hình 33. Đồ thị hiệu suất xử lý COD hệ ABR 6h, IC 6h

Với thời gian lưu 6h, hiệu suất xử lí cả 2 hệ CODt thấp và không ổn định, dao động rất lớn, có khi đầu ra bằng hoặc thậm chí cao hơn đầu vào nên hiệu suất xử lý bằng 0 hoặc bị âm. Mặt khác có ngày hiệu suất lại đạt tới 80%, nhìn chung tại chế độ HRT 6h, hệ ABR chỉ loại bỏ được 38% CODt, hệ IC chỉ loại bỏ được 35%. Hiệu suất xử lí CODht trong những ngày đầu thấp nằm trong khoảng 30 - 75%, nhưng những ngày cuối của chế độ hiệu suất lại tăng dần lên và đạt tới 75% với hệ ABR và 59% với hệ IC.

Nguyên nhân: Hiệu suất xử lí CODt thấp là do sự khuấy trộn thủy lực lớn làm bùn bị tràn ra ngoài, có một số ngày hiệu suất lại tăng cao đột ngột là do hệ bị tắc, không có nước đầu vào nên bùn bị chìm xuống nên nước đầu ra trong và ít bùn.

Hiệu suất xử lí CODht trong những ngày đầu thấp, những ngày sau cao là do: khi lưu lượng đầu vào lớn làm cho tải lượng hữu cơ đầu vào cao, nguồn thức ăn của vi sinh dồi dào làm cho vi sinh phát triển rất mạnh. Khi mật độ vi sinh lớn thì hiệu quả xử lý sẽ cao.

Như vậy xét về khả năng xử lí CODht ở chế độ thời gian lưu 6h thì vẫn tốt nếu ta tăng mật độ bùn trong cột lên và phải thường xuyên kiểm soát lượng bùn sinh ra trong cột vì tốc độ phát triển bùn sẽ rất nhanh do giá trị TSS đầu vào lớn. Nhưng xét

56

về khả năng xử lí CODt thì kém nếu không khắc phục được sự cố tràn bùn ra ngoài khi có sự khuấy trộn thủy lực lớn. Với chế độ này cho thấy khả năng giữ bùn trong hệ ABR tốt hơn so với hệ IC.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển hệ yếm khí trong xử lý nước thải giàu hàm lượng hữu cơ Luận văn ThS. Khoa học môi trường và bảo vệ môi trường (Trang 61)