Sơ đồ 1.03 Qui trình phân tích, xếp hạng doanh nghiệp của NHTM

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP (Trang 28 - 31)

Phân loại doanh nghiệp Chấm điểm chỉ tiêu phân tích Chấm điểm qui mô doanh nghiệp Thu thập thông tin

Tổng hợp điểm và xếp hạng Ứng dụng kết quả xếp hạng

(Nguồn tham khảo từ sổ tay tín dụng của 4 NHTM Nhà nước) Bước 1- Thu thập thông tin:

Các thông tin thu thập để sử dụng trong quá trình phân tích bao gồm: - Hồ sơ do khách hàng cung cấp: Giấy tờ pháp lý và các báo cáo tài chính - Phỏng vấn trực tiếp khách hàng

- Đi thăm thực địa khách hàng

- Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác

- Báo cáo nghiên cứu thị trường của các tổ chức chuyên nghiệp. - Phòng thông tin kinh tế - Tài chính

- Trung tâm thông tin tín dụng - NHNN - Các nguồn thông tin khác.

Bước 2 - Phân loại doanh nghiệp theo ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất kinh

doanh.

Bốn ngành cơ bản sau đã được áp dụng trong quá trình phân tích, xếp hạng doanh nghiệp tại các NHTM, bao gồm:

- Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp - Sản xuất Công nghiệp

- Xây dựng cơ bản

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề thì phân loại theo ngành nghề, lĩnh vực nào đem lại tỷ trọng doanh thu lớn nhất cho doanh nghiệp.

Bước 3 - Chấm điểm doanh nghiệp theo quy mô:

Qui mô doanh nghiệp được xác định dựa vào các tiêu chí: nguồn vốn kinh doanh; lao động; doanh thu thuần; nộp ngân sách Nhà nước.

Với bốn tiêu thức trên, tổng số điểm của doanh nghiệp được xác định căn cứ vào trị số cụ thể về vốn, lao động, doanh thu, nộp ngân sách nhà nước. Căn cứ vào thang điểm, tính số điểm theo từng tiêu thức. Tổng số điểm quy mô doanh nghiệp bằng các điểm của từng tiêu thức cộng lại, qua đó xác định được qui mô hoạt động doanh nghiệp. Việc tính điểm quy mô doanh nghiệp hoạt động các NHTM được áp dụng tượng tự như cách tính điểm của CIC và sẽ được cụ thể ở chương sau.

Bước 4 - Chấm điểm theo các chỉ tiêu phân tích:

Chấm điểm theo các chỉ tiêu tài chính:

Trên cơ sở xác định qui mô và ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các NHTM sử dụng các chỉ tiêu tài chính như ở phụ lục 1.04- Bảng các chỉ tiêu tài chính của NHTM.

Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính:

Các NHTM đã thực hiện lượng hoá các chỉ tiêu phi tài chính thành thang điểm cụ thể để chấm điểm theo 5 nhóm chỉ tiêu phi tài chính, được thể hiện ở phụ lục 1.05- Bảng tổng hợp tỷ trọng các chỉ tiêu phi tài chính của NHTM.

Bước 5 - Tổng hợp điểm tín dụng, được thể hiện ở phụ lục 1.06- Bảng tổng hợp tỷ trọng tính điểm các chỉ tiêu của NHTM.

Bước 6 - Sau khi xác định được điểm tổng hợp, các NHTM NN tiến hành xếp hạng doanh nghiệp theo phụ lục 1.07 – Bảng tổng hợp tính điểm của NHTM.

Bước 7 - Ứng dụng kết quả trong việc ra quyết định cấp tín dụng và giám sát sau khi cho vay.

Sau khi hoàn tất và được phê duyệt về kết qủa chấm điểm tín dụng, xếp hạng doanh nghiệp, kết quả được cập nhật vào hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng. Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp được các NHTM ứng dụng trong việc ra quyết định cấp tín dụng và giám sát sau khi cho vay như hướng dẫn ở phụ lục 1.08 – Ý nghĩa xếp hạng doanh nghiệp của NHTM. [13,14,15,16]

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trên đây là những kinh nghiệm xếp hạng doanh nghiệp của một số tổ chức trong và ngoài nước. Kinh nghiệm hoạt động xếp hạng doanh nghiệp đã giúp luận văn đưa ra khái quát một số vấn đề lý luận về xếp hạng doanh nghiệp của cơ quan thông tin tín dụng nói chung. Từ đó góp phần hoàn thiện một bước khâu xử lý thông tin phát triển đa dạng hoá sản phảm thông tin đầu ra của Trung tâm thông tin tín dụng, đồng thời trên cơ sở chắt lọc kinh nghiệm đề xuất một giải pháp tương đối khả thi cho việc xếp hạng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng đối với Trung tâm thông tin tín dụng.

Qua những kiến thức từ các tài liệu thu thập được luận văn đã cô đọng lại một số nét lớn, có tính thông lệ, được áp dụng phổ biến đối với quá trình phân tích, xếp hạng tín dụng nhưa sau:

Một là, kết quả xếp hạng chỉ có giá trị trong 1 khoảng thời gian nhất định.

Hai là, các chỉ tiêu thông tin để đưa vào phân tích phải bao gồm cả chỉ tiêu tài

chính và phi tài chính. Việc lựa chọn các chỉ tiêu phân tích tuỳ thuộc vào mục đích của chủ thể xếp hạng doanh nghiệp.

Ba là, việc xếp hạng doanh nghiệp đối với một số chỉ tiêu tài chính và phi tài

chính phải được đặt trong môi trường ngành kinh tế và qui mô của doanh nghiệp.

Bốn là, qui trình xếp loại thường qua 5 giai đoạn chính như sơ đồ 1.01.

Năm là, về bảng xếp hạng doanh nghiệp thường chia thành nhiều hạng được ký

hiệu bằng các chữ cái A, B, C, D... và được xếp thứ tự từ cao xuống thấp tùy theo độ tín nhiệm được đánh giá.

Kết luận chương 1

Chương 1 của luận văn đã khái quát một số vấn đề cơ bản về xếp hạng doanh nghiệp; nghiên cứu nội dung, bản chất, mục đích, ý nghĩa, sự cần thiết và các đặc trưng khác của quá trình xếp hạng doanh nghiệp; phân tích quy trình thu thập thông tin, các bước tiến hành, các chỉ tiêu, các phương pháp dùng trong xếp hạng doanh nghiệp; khái quát một vài vấn đề chung nhất về xếp hạng doanh nghiệp. Đồng thời chương này cũng nghiên cứu cách xếp hạng doanh nghiệp đối với một số cơ quan xếp hạng khác để có thêm những bài học kinh nghiệm củng cố thêm về mặt lý luận và liên hệ với thực tiễn ở Trung tâm thông tin tín dụng sẽ được trình bày ở các chương sau.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w