a) Sự phát triển về công nghệ sử lý hình ảnh
• Công nghệ quét ảnh Interlaced dựa trên kỹ thuật phát triển cho màn hình hiển thị CRT (Cathode Ray Tube), tạo thành từ 576 đường ngang có thể nhìn thấy trên một màn hình TV chuẩn. Interlacing chia thành những dòng chẵn và lẻ và sau đó thay phiên làm mới ở 30 khung hình / giây. Sự chậm trễ nhỏ giữa kỳ chẵn và kỳ lẻ khi làm mới dòng tạo ra một số biến dạng hay gọi là "hiện tượng răng cưa”. Điều này là bởi vì chỉ có một nửa dòng đầu được giữ khi hình ảnh chuyển động trong khi nửa còn lại đang chờ đợi để được làm mới.
• Công nghệ quét Progessive, trái với interlacing, quét toàn bộ các dòng hình ảnh trong mỗi lần quét. Nói cách khác, ảnh chụp không bị phân chia thành các lần riêng biệt như trong công nghệ interlaced. Màn hình máy tính không cần interlace để hiển thị các hình ảnh trên màn hình, do đó hầu như không có hiện tượng "nhấp nháy". Như vậy, trong một ứng dụng giám sát, điều này có thể quan trọng trong việc xem chi tiết một hình ảnh có chuyển động như là một người đang chạy.
Công nghệ camera IP đã thay thế Công nghệ quét ảnh Interlaced bằng Công nghệ quét Progessive giúp cho việc quan sát hình ảnh rõ nét hơn, bắt được các chuyển động nhanh . Với loại camera IP Megapixel, có thể đưa ra giải pháp có độ phân giải đẹp hơn, cao
hơn so với hệ thống analog. Hình ảnh có thể xem xét nhiều chi tiết hơn trên một bức ảnh rộng hơn.
b) Công nghệ truyền tín hiệu
Xét về mặt nguyên lý, camera IP có cấu tạo tương tự như camera analoge. Điểm khác biệt ở chỗ chúng truyền tín hiệu dưới dạng số hoá. Bạn có thể so sánh IP camera với webcam, tuy nhiên camera IP có thể hoạt động liên tục ổn định mà không cần máy tính
hỗ trợ
1.2 Phương pháp điều chỉnh(Modify)
a) Mở rộng hệ thống camera IP
Hệ thống camera IP áp dụng phương pháp điều chỉnh lại cấu trúc một hệ thông camera quan sát, sao cho có thể mở rộng theo sự đầu tư của bạn. Bạn có thể thêm vào nhiều sản phẩm mới vào hệ thống như mong muốn và không tốn chi phí để thay đổi cấu trúc hệ thống mạng. Bạn có thể lắp đặt và hòa vào mạng các thiết bị mới tại bất kỳ vị trị nào trong hệ thống.
Chính vì áp dụng phương pháp điều chỉnh này giúp chúng ta dễ dàng mở rộng hay thu hẹp hệ thống camera quan sát , nhằm đem lại hiệu suất sử dụng cao nhất cho người dùng .
b) Giảm chi phí (thu nhỏ)
Tổng chi phí TCO – Total cost of ownership. Bao gồm chi phí thiết bị, chi phí lắp đặt , chi phí lắp đặt và chuyển giao vận hành hệ thống, chi phí bảo hành và sửa chữa, chi phí hỗ trợ kỹ thuật và các chi phí khác
c) Dễ dàng mở rộng, cải tạo và nâng cấp hệ thống(gia tăng).
Tốc độ mạng LAN hiện tại có thể lên tới 100Mb/s (mạng qua nguồn AC có thể lên tới 195Mb/s), mạng ADSL cũng không ngừng phát triển đã giúp bạn mở rộng không hạn chế số lượng camera IP trên cùng hệ thống của mình. Bên cạnh đó các máy tính tốc độ cao, các phần mềm ngày một thông minh hơn đã hỗ trợ đắc lực cho các bạn trong việc quản lý
và giám sát các hệ thống camera của mình
1.3Phương pháp thích nghi(Adapt)
a) Giảm giá thành cho hệ thống
Hệ thống giám sát IP có tổng giá trị đầu tư thấp hơn so với hệ thống analog truyền thống. Chi phí cho quản lý và thiết bị sẽ thấp hơn khi các ứng dụng hệ thống và lưu trử được vận hành theo đúng tiêu chuẩn công nghiệp, hệ thống mở, chạy trên nền máy chủ, không phụ thuộc hoàn toàn vào một thiết bị phần cứng nào khác giống như thiết bị DVR của hệ thống analog truyền thống. Chúng ta sẽ tiết kiệm chi phí khi sử dụng lại hệ thống mạng đã có, sẽ rẻ hơn so với việc phải đầu tư mới về cáp (đồng trục hoặc cáp quang) trong hệ thống analog khi bạn mở rộng thêm thiết bị.
c) Nhận diện chuyển động
Camera sẽ kích hoạt tự động bất cứ lúc nào máy nhận thấy có sự thay đổi trong trường quan sát. Điều này rất thuận tiện cho chế độ giám sát toàn thời gian hoặc khi không cần ghi hình thường trực.
d) Quan sát cảnh đêm có màu
Khi đối tượng thiếu sáng, camera sẽ tự động chỉnh độ sáng để ghi nhận. Bạn sẽ thấy hình ảnh thật rõ ràng, dễ xem – ngay cả trong bóng tối.Và còn chống ngược sáng.
e) Tương thích IPv6
Đây là những camera mạng đầu tiên trên thế giới hỗ trợ chuẩn IPv6. Những camera này có thể hoạt động với mạng IPv4 hiện nay và cả với mạng IPv6 trong tương lai.
f) Tương thích IPsec
Trong quá trình chuyển tải, các gói dữ liệu đều được mã hoá. Ngay cả khi ai đó dùng kỹ thuật điện tử để lấy trộm thông tin, cũng sẽ cực kỳ khó khăn mới giải mã được. Công nghệ này còn được áp dụng cho tên người dùng định trước và chứng thực mật khẩu, nhằm nâng cao tính bảo mật hơn nữa.
1.4Phương pháp kết hợp(Combine)
a) Kết hợp các công nghệ PoE
Camera IP đã được tích hợp thêm một công nghệ mới PoE (hệ thống analog không có) có thể được sử dụng vào hệ thống mạng camera để cung cấp nguồn cho thiết bị, tăng tính linh hoạt và an toàn cho hệ thống.
Công nghệ PoE tạo ra một nền tảng đơn giản hỗ trợ cung cấp điện năng và kiểm soát các thiết bị mạng như camera giám sát. Khả năng kết hợp truyền tải dữ liệu và điện năng trên cùng một sợi cáp của PoE đặc biệt hữu dụng để bố trí cho những thiết bị cần cả kết nối mạng và sử dụng điện năng, giúp người dùng khắc phục được hạn chế về mặt kiến trúc thông qua việc loại bỏ bớt dây dẫn điện và các bộ chuyển đổi dòng điện xoay chiều (AC).
Khi mở rộng hệ thống mạng, nhu cầu kéo lại đường dây điện thường gây tốn kém rất nhiều thời gian và chi phí. Do đó, nếu tận dụng khả năng của PoE để loại bỏ bớt nhu cầu sử dụng ổ điện cho từng thiết bị mạng, việc lắp đặt và mở rộng hệ thống mạng sẽ trở nên rất nhanh chóng, dễ dàng, an toàn và hiệu quả hơn rất nhiều, đặc biệt về chi phí.
Ngoài ra, PoE còn cung cấp cho người dùng một quy trình xử lý sự cố đơn giản, an toàn và hiệu quả. Ví dụ: với khả năng kiểm soát và truy cập thiết bị từ xa của một camera an ninh có hỗ trợ PoE được lắp đặt ở trên cao, người dùng có thể thao tác hoặc tắt mở nguồn của camera thông qua một máy tính có kết nối mạng. Với những camera analog thông thường không hỗ trợ tính năng PoE, việc này sẽ phải thực hiện thủ công, gây tổn thất về mặt thời gian và nhân lực và đôi khi là bất khả thi.
b) Tích hợp công nghệ số hóa ảnh.
Camera IP hay còn gọi là Network camera là loại camera có khả năng số hoá hình ảnh, nén dữ liệu rồi truyền đi xa qua hệ thống mạng Lan, Internet… (tương tự như webcam) Người sử dụng có thể dùng máy tính để kết nối tới camera để quan sát và điều khiển ngay tại đó hoặc từ nơi cách xa hàng nghìn kilomet. Hình ảnh từ camera IP có thể ghi lại bằng thiết bị chuyên dụng hoặc
Sử dụng kết hợp với các hệ thống khác một cách đơn giản: alarm, audio, access control… c) Kết hợp PTZ ( điều chỉnh gốc quay camera)
Điều chỉnh góc quay của camera từ xa với hệ thống IP là điều hoàn toàn có thể. Chỉ với những thao tác đơn giản bạn có thể điều khiển xoay ống kính trên Camera IP thông qua kết nối mạng (PTZ support)
d) Kết hợp công nghệ cảm biến nhiệt
Cảm biến người lắp sẵn: Bộ cảm biến người hoặc động vật dựa vào sự chênh lệch nhiệt độ. e) Kết hợp công nghệ dò tìm chuyển động.
Dò tìm chuyển động: Camera sẽ ghi nhận hình ảnh chỉ khi phát hiện có chuyển động vượt quá ngưỡng độ nhạy định trước.
1.5 Phương pháp đảo ngược ( Reverse)
a) Tính năng bảo mật
Áp dụng tốt phương thức đảo ngược, thay vì như đối với camera Analog thì tín hiệu được truyền trực tiếp đến đầu DVR , tại đây DVR mới thực hiện một loạt các thao tác mã hóa dữ liệu trước khi lưu vào ổ cứng. Đối vối camera IP thì hoàn toàn ngược lại dữ liệu được mã hóa trực tiếp ngay tại camera theo các dạng chuẩn như :
• WEP.
• WPA.
• WPA2.
• TKIS.
• AES .
b) Tuỳ biến tăng cường độ tương phản
Camera tự động điều chỉnh khi có 1 vùng ảnh bị quá tối. Camera cũng tăng cường độ sáng chỉ cho những vùng tối, vì thế toàn bộ hình ảnh sẽ có mức sáng nay đủ, dễ dàng quan sát trọn vẹn.
1.6 Phương pháp loại bỏ(Eliminate)
a) Đơn giản quá trình quan sát
Trong ứng dụng hệ thống camera quan sát analog, tín hiệu hình ảnh thu được từ camera là tín hiệu analog, được truyền từ camera analog, qua đường cáp đồng trục tới đầu ghi hình kỹ thuật số (DVR). Màn hiển thị được đấu nối trực tiếp với DVR để hiển thị hình ảnh từ DVR .
Nhưng với công nghệ của camera IP hiện nay ngoài việc có thể quan sát trực tiếp qua màn hình máy tính thì camera IP còn có thêm một ưu điểm mang đến rất nhiều sự tiện lợi cho người dùng đó chính là việc giám sát từ xa các hình ảnh thu được từ camera với các thiết bị số như PC, laptop, smartphone, tablet… Xem hình ảnh từ bất cứ nơi đâu
thị hình ảnh, quản lý, lưu trử hình ảnh và phần mềm quản lý hình ảnh . Không như hệ thống camera analog, hệ thống cáp phải được kéo thẳng từ camera tại vị trí lắp đặt về đến phòng trung tâm và kết nối trực tiếp vào thiết bị ghi hình .Hệ thống camera IP sử dụng hạ tầng mạng để truyền tải thông tin. Với ứng dụng của hệ thống camera IP, mọi hình ảnh (âm thanh) đã số hóa có thể truyền đi đến bất kỳ vị trí nào – thậm chí vòng quanh thế giới - bằng hệ thống mạng cáp đồng\wireless
c) Đơn giản thiết bị lưu trữ.
Dữ liệu hình ảnh có thể được lưu lại không cần kết nối mạng, đơn giản bằng cách lắp thẻ SD vào camera. Trong dòng máy HCM5series, thẻ SD có thể được thay thế (swap) ngay cả khi không có máy tính, cho phép camera hoạt động như 1 thiết bị quan sát đơn lẻ đặt tại những vị trí có nguồn điện cung cấp nhưng không thể thiết lập mạng hoặc nối dây cáp nào khác.
Thẻ SD có thể lưu âm thanh cũng như hình ảnh để nâng chất lượng giám sát cao hơn nữa. Hình ảnh quan sát có kèm âm thanh sẽ tăng cường tính an ninh nhờ được cung cấp thêm những thông tin mà hình ảnh không thể chuyển tải đầy đủ.
1.7Phương pháp dùng vào việc khác ( Put)
a) Giao tiếp thông qua camera giám sát.
Hơn hẳn với những chiếc camera analog, camera IP có hỗ trợ tương tác âm thanh 2 chiều nên vừa có thể xem và trao đổi thông qua camera.
b) Hệ thống cảnh báo
Camera IP hỗ trợ nhiều ứng dụng cao cấp như phát hiện chuyển động giúp cảnh báo khi có người đi vào vùng cấm hay thông báo mỗi khi có đột nhập, thay đổi, báo cháy …