TRONG HỆ ĐIỀU HÀNH UBUNTU
4.1. Software Center (Nguyên lý sử dụng trung gian)
Đây là một cải tiến rất đáng kể của Ubuntu khi công cụ Add/Remove Software (bổ sung/gỡ phần mềm) cũ đã được tân trang, trở thành Software Center. Công cụ này rất thân thiện, giống như phương án xử lý của ứng dụng cũ, ngoài ra có thêm danh sách các phần mềm thương mại. Cuối cùng thì Ubuntu cũng được tích hợp phương án cài đặt các ứng dụng chia sẻ. Người dùng sẽ có thể cài đặt những phần mềm mã mở miễn phí, đồng thời dễ dàng mua, tải về và cài đặt các gói ứng dụng thương mại với một vài click chuột. Đây thật sự là một tin hấp dẫn với nhóm người dùng doanh nghiệp khi họ thường cần những công cụ, sản phẩm chuyên nghiệp hơn ngoài những gì cộng đồng mã mở giới thiệu.
Software center: trung tâm điều phối ứng dụng trên Ubuntu
4.2. Ubuntu One (Nguyên lý dự phòng)
Nếu từng sử dụng DropBox, hẳn người dùng cũng nhận ra sẽ thật tuyệt vời nếu có thêm công cụ đồng bộ tập tin/thư mục. Ubuntu One chính là câu trả lời. Công cụ này có trên Karmic Koala, giúp người dùng dễ dàng sử dụng dịch vụ lưu trữ DropBox, khi Ubuntu One có thể tự đồng bộ một cách nhanh chóng.
Bạn có hai lựa chọn: gói miễn phí với dung lượng lưu trữ 2GB và gói trả phí dung lượng lưu trữ 50GB. Bạn có thể bổ sung bao nhiêu máy tùy ý cùng với một tài khoản Ubuntu One duy nhất.
4.3. Ubuntu Enterprise Cloud Images (Nguyên lý linh động)
Với bản 9.10, người dùng doanh nghiệp sẽ có thể tiếp cận với điện toán đám mây thông qua giải pháp Ubuntu Enterprise Cloud.
Ubuntu 9.10 gồm các ảnh để dùng trên Ubuntu Enterprise Cloud cũng như EC2 của Amazone. Các ảnh này cho phép bạn xây dựng máy chủ ảo dựa vào Ubuntu một cách linh động trên các máy chủ từ xa và sử dụng vào bất kỳ mục đích nào.
4.4. Quickly (Nguyên lý vượt nhanh)
Quickly là một framewordk sẽ giúp các nhà phát triển tăng tốc quá trình thiết kế của mình. Giải pháp này cung cấp một framework, tích hợp trình ứng dụng xử lý bằng dòng lệnh để phát triển mã, đóng gói và phát hành phần mềm. Quickly sử dụng một số mẫu (template) có sẵn, giúp các nhà phát triển có thể nhanh chóng tùy biến, xây dựng và phát triển dự án riêng.
4.5. Hỗ trợ giao đồ họa Intel tốt hơn (Nguyên lý đồng nhất)
Nhân Linux mới trang bị trên Ubuntu 9.10 hỗ trợ đồ họa Intel tốt hơn hẳn so với các thế hệ trước. Hệ thống driver cũng chuyển từ phương pháp tăng tốc đồ họa EXA hay gặp trục trặc sang kiểu mới UXA, và bất kỳ ai sử dụng đồ họa Intel cũng sẽ thấy tốc độ xử lý nhanh hơn hẳn.
4.6. AppArmor nhanh, mạnh hơn (Nguyên lý linh động)
Duyệt web với Firefox 3.5
Ubuntu 9.10 sẽ tích hợp nhiều profile dành cho AppArmor hơn và một quá trình biên dịch được cải tiến dùng để lưu tạm các tập tin sẽ tăng tốc quá trình khởi động. Mặc dù AppArmor không phải là một công cụ dành cho những người mới làm quen với Linux, nhưng đây thật sự là một giải pháp đáng xem xét khi giúp PC cài Ubuntu trở nên an toàn hơn.
Bạn còn có thể dùng Firefox với một profile AppArmor. Ngoài ra, Ubuntu 9.10 sẽ có thể chuyển đổi một quá trình sang profile AppArmor hoặc có thể chạy mà không cần profile.
4.7. Ngăn những module không hoạt động (Nguyên lý phẩm chất cục bộ) cục bộ)
Tính năng mới trên Ubuntu 9.10 sẽ cho phép hệ thống khóa những module không chạy mỗi khi máy phải khởi động. Điểm tập trung ưu tiên của tính năng này là ngăn các kit gốc trong nhân hệ thống khỏi cài đặt.
4.8. Thời gian khởi động nhanh hơn (Nguyên lý vượt nhanh)
Hiện tại mục tiêu khởi động siêu nhanh trong vòng 10 giây đã gần đạt được. Với hàng loạt cải tiến, thời gian khởi động vào hệ thống của bản Ubuntu 9.10 đã được rút ngắn đáng kể so với thế hệ 9.04 - là thông tin hấp dẫn với người dùng doanh nghiệp.
4.9. Cải tiến các tác vụ Suspend và Hibernate (Nguyên lý sao chép) chép)
Một số hệ thống thứ cấp đã bắt đầu được chuyển khỏi HAL (Hardware Abstraction Layer - Lớp quản lý phần cứng). Nhờ đó, các tác vụ điều khiển PC quen thuộc trên Windows như Suspend/Hibernate sẽ không còn là điều xa lạ với Linux. Chuyển đổi từ HAL sang DeviceKit - một dịch vụ sử dụng D- Bus - để cung cấp thông tin về các thiết bị được kết nối với hệ thống và udev, nhờ đó các hệ thống này sẽ trở nên đáng tin cậy hơn nhiều.
Điều đó cũng có nghĩa các tác vụ và quá trình Suspend (tạm ngưng), Hibernate (ngủ đông) sẽ hoạt động một cách chính xác như mong đợi.
4.10. Telepathy (Nguyên lý kết hợp)
Các tác vụ liên lạc cơ bản (chat/ VoIP…)
Telepathy là “anh tài” còn khá mới mẻ với thế giới Linux. Đây là nền tảng hỗ trợ giao tiếp theo thời gian thực qua chat, voIP, videoIP… Ngoài ra, hấp hẫn hơn, framework này sẽ có mặt trên nhiều chương trình.
Telepathy sẽ có thể chia sẻ kết nối giữa các máy khác (như tin nhắn, thư, các công cụ đồng bộ chia sẻ), trong đó hiện nay có các thành phần cơ bản là Gabble, Salut, Idle vàTelepathy-SofiaSIP (SIP connection manager). Một số công cụ khác vẫn đang trong quá trình phát triển.
Lợi ích dễ thấy của Telepathy là cung cấp một giao diện chuẩn hóa, sẽ đơn giản quá trình phát triển của ứng dụng thứ ba, cần giao tiếp với các chức năng voice/IM.