Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GIÁ THÀNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VÀ XÂY DỰNG QUẢNG NINH NĂM 2008 (Trang 26 - 29)

Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí phát sinh trong quá trình tổ chức quản lý và điều hành doanh nghiệp gồm: lương nhân viên, khấu hao tài sản cố định, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và chi phí bằng tiền khác phục vụ ở bộ phận quản lý doanh nghiệp.

Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2008 so với thực hiện năm 2007 và kế hoạch năm 2008 đều tăng, công ty cần phải quan tâm hơn đến khoản mục chi phí này.

2.3.3 Phân tích kết cấu giá thành (Bảng 2-14)

Kết cấu giá thành sản phẩm là tập hợp các tỷ lệ phần trăm của từng loại chi phí chiếm trong tổng giá thành. Thông qua phân tích kết cấu giá thành để xem xét mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến giá thành toàn bộ.

Phân tích kết cấu giá thành là việc so sánh tỷ trọng các yếu tố trong giá thành giữa năm 2008 với năm 2007 và kế hoạch năm 2008 để thấy được sự tăng giảm của giá thành, từ đó có những tác động vào những yếu tố sản xuất làm tăng giá thành, để có biện pháp giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm.

Căn cứ vào số liệu tính toán ở trên ta thấy kết cấu giá thành thực hiện năm 2008 của Công ty đã có những biến đổi phù hợp với điều kiện sản xuất của Công ty. Trong đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ lệ cao nhất trong giá thành. So với năm 2007 thì tỷ lệ của yếu tố nguyên vật liệu là 65,8% đến năm 2008 là 69,46%, nguyên vật liệu chính luôn là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản mục chi phí sản xuất xi măng trung bình chiếm 70% giá thành đơn vị sản phẩm.

Chi phí nhân công trực tiếp chiếm phần khá quan trọng, bao gồm các khoản như tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất cùng các khoản bảo hiểm… cho công nhân. Khoản này chiếm trung bình 8% trong kết cấu giá thành sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp năm 2008 giảm 1.523 đồng so với năm 2007, và giảm 3.224 đồng so với kế hoạch đặt ra.

Xét chi phí sản xuất chung, đây là khoản mục chi phí gồm tổng hợp nhiều yếu tố cơ bản như chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu phân xưởng, chi phí công cụ dụng cụ. Nên sự biến động của mỗi nhân tố đó ảnh hưởng đến sự biếm động của chi phí sản xuất chung. So với năm 2007, năm 2008 chi phí sản xuất chung giảm 17.617 đồng/tấn và tăng 6.500 đồng so với kế hoạch. Thực tế cho thấy công ty đã nắm bắt được sự biến động của chi phí sản xuất nói chung do nhiều nguyên nhân như lương tối thiểu tăng lên, giá cả các loại vật tư tăng để điều chỉnh kịp thời nhằm thu được lợi nhuận, tránh tình trạng bù lỗ sau này. Chi phí sản xuất chung năm 2008 chiếm tỷ trọng là 24,87% tổng giá thành sản phẩm.

Cũng qua số liệu trên cho thấy xu hướng giá thành của công ty giảm chủ yếu là do giảm yếu tố chi phí mua ngoài, tức là công ty đang giảm dần việc sử dụng chi phí này do đã tự chủ được về máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Đây là những yếu tố góp phần quan trọng trong việc giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, do doanh nghiệp đã sử dụng và có biện pháp quản lý tốt nên đã tiết kiệm được chi phí.

2.3.4 Phân tích tỷ lệ và mức hạ giá thành

Trong kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, các doanh nghiệp thường đặt nhiệm vụ giảm giá thành so với năm trước thông qua việc xác lập giá thành đơn vị thấp hơn so với năm trước. Nhiệm vụ giảm giá thành được phản ánh bằng 2 chỉ tiêu đó là mức giảm và tỷ lệ giảm giá thành là chỉ tiêu tính mức độ tiết kiệm của giá thành kỳ phân tích so với giá thành kỳ gốc.

- Mức giảm giá thành biểu hiện bằng số tuyệt đối - Tỷ lệ giảm giá thành biểu hiện bằng số tương đối

Mức giảm giá thành sản phẩm theo kế hoạch được tính theo công thức: MKH = ( ZKH - ZG ) × QKH (đồng) (2-22) Trong đó:

MKH : Mức giảm giá thành theo kế hoạch

ZKH , ZG : Giá thành 1 tấn xi măng kỳ kế hoạch và kỳ gốc (đ/tấn) QKH : Sản lượng kế hoạch (tấn)

Thay số ta có:

MKH = (559.370– 578.461) × 422.000 = -8.056.402.000 (đồng) Tỷ lệ giảm giá thành theo kế hoạch:

TKH = MKH  100% (2-23) QKH  ZG TKH = -8.056.402.000  100% = -3,3% 422.000 578.461 Mức giảm giá thành thực tế: MTT = ( ZTT - ZG ) × QTT (đồng) (2-24) Trong đó: MTT : Mức giảm giá thành thực tế

ZKH , ZG : Giá thành 1 tấn xi măng kỳ phân tích và kỳ gốc (đ/tấn) QTT : Sản lượng thực tế (tấn)

MTT = (536.009 – 578.461) × 434.275 = -18.435.842.300 đồng Tỷ lệ giảm giá thành thực tế: TTT = MTT  100% (2-25) QTT  ZG TTT = -18.435.842.300  100% = -7,34% 434.275 578.461

Như vậy, trong năm 2008 công ty đã làm tốt nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm, cụ thể là theo kế hoạch Công ty dự kiến hạ giá thành 3,3% tương ứng với mức giảm xuống là 8.056.402.000 đồng, xong thực tế giá thành lại hạ 7,34% tương ứng với mức hạ 18.435.842.300 đồng. Đó là thành tích tốt và là tiền đề nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GIÁ THÀNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VÀ XÂY DỰNG QUẢNG NINH NĂM 2008 (Trang 26 - 29)