Trùng hợp Anion (Polime hóa mạch Anion):

Một phần của tài liệu giáo án bài soạn hóa học polymer (Trang 31)

- Giai đoạn phát triển mạch:

3.2.3/ Trùng hợp Anion (Polime hóa mạch Anion):

Quá trình polime hóa mạch Anion có thể được khơi mào bằng các bazơ mạnh: n- BuLi, NaNH2, hay Natri naptalenua.

Do tâm hoạt tính là các Anion nên monomer vinyl phải có nhóm rút điện tử. Hoạt tính của một số monomer vinyl tiêu biểu được sắp xếp theo thứ tự giảm dần sau:

CH2=CHCN > CH2=C(CH3)COOCH3 > CH2=CHPh > CH2=CH-CH=CH2

Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào hằng số điện ly của dung môi, độ âm điện của chất khơi mào, độ bền cộng hưởng của Cacbanion, độ solvate hóa của đối ion. Các chất khơi mào yếu như tác chất Grignard có thể dung cho monomer có nhóm thế rút điện tử mạnh, nhưng monomer có nhóm thế rút điện tử yếu cần dùng chất khơi mào mạnh như n-butyl Liti.

Quá trình polime hóa Anion được bắt đầu từ chất khơi mào Anion. Có nhiều loại chất khơi mào Anion, trong đó thường dùng là n-butyl Liti. Chất khơi mào này có thể phân ly thành Cation Li+ và Cacbanion butyl.

Quá trình Butyl Liti phân li và cộng vào monomer đầu tiên gọi là quá trình khơi mào.

Sau đó Cacbanion lại phản ứng với phân tử monomer khác giống như chất khơi mào cộng vào phân tử monomer đầu tiên và một Cacbanion mới lại xuất hiện. Quá trình này cứ tiếp tục xảy ra và từ đó mạch polime phát triển dần. Quá trình cộng lần lượt các monomer gọi là quá trình phát triển mạch.

Để chấm dứt phản ứng có thể dung các tác nhân như H2O, EtOH, CO2. Nếu dùng CO2, polime thu được sau khi axit hóa sẽ có nhóm chức axit cuối mạch.

32CH3CH2CH2CH2 _ Li+ + CHC C 3CH2CH2CH2 Li_ +

Một phần của tài liệu giáo án bài soạn hóa học polymer (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w