Về tác dụng của OS35 trên hành vi tình dục động vật thực nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng tăng cường chức năng sinh dục nam của OS35 trên chuột cống đực thực nghiệm (Trang 42)

Rối loạn chức năng tình dục ảnh hưởng đến xấu đến khả năng sinh sản và hạnh phúc nhiều gia đình. Do vậy, việc nghiên cứu các thuốc có tác dụng điều trị các bệnh rối loạn chức năng tình dục đã và đang thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Các mô hình dược lý được phát triển để nghiên cứu các hoạt chất có tác dụng cải thiện chức năng tình dục nam giới đã được đưa ra và thử nghiệm thành công. Trong các mô hình, mô hình nghiên cứu tác dụng của thuốc trên hành vi tình dục được sử dụng khá phổ biến.

Hành vi tình dục là sự phối hợp tổng thể của thần kinh trung ương, thần kinh ngoại vi, tuyến sinh dục, chức năng cương dương, sự xuất tinh. Vì vậy, mô hình nghiên cứu tác dụng của thuốc trên hoạt động tình dục có tính chất sàng lọc và định hướng nghiên cứu tác dụng của thuốc trên chức năng tình dục.

Các thông số trong nghiên cứu phản ánh khá đầy đủ các yếu tố liên quan đến hoạt động tình dục ở người:

Hoạt động nhảy (mouting) phản ánh sự hoạt hóa tình dục (sexual motivation),

sự mong muốn tình dục (sexual desire) hay sự thức tỉnh tình dục (sexual arousal), các hoạt động này gắn liền với khái niệm dục tính “libido” ở người. Thông số đánh giá sự ham muốn (hay sự thức tỉnh) tình dục là thời gian nhảy (ML) [24].

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5 và 3.6 cho thấy, OS35 với liều 150 mg/kg làm tăng tỷ lệ chuột nhảy và giảm thời gian đạt đến hành vi nhảy (ML) một cách có ý nghĩa thống kê so với lô chứng ngay sau khi dùng thuốc 15 phút, và sau khi dùng thuốc 5 ngày. Điều này gợi ý cơ chế tác dụng của thuốc, thuốc làm tăng tỷ lệ chuột nhảy và giảm thời gian đạt đến hành vi nhảy cơ chế có thể do làm tăng nồng độ testosteron máu . Do điều khiển hành vi nhảy là vai trò của hệ thần kinh trung ương,

thông qua việc làm thay đổi các chất trung gian hóa học đặc hiệu hoặc nồng độ hormon giới tính đặc hiệu testosteron.

Hoạt động xâm nhập (intromission) cần có sự cương của dương vật, kết hợp với hoạt động của cơ vân ở dương vật. Sự cương dương vật cần có sự phối hợp tổng thể của hoạt động giãn mạch, các hormon nội tiết và yếu tố thần kinh [25]. Do đó hoạt động “thâm nhập” đặc trưng cho sức mạnh tình dục hay hiệu quả giao cấu (potency). Các chỉ số đánh giá hiệu quả giao cấu là: số lần xâm nhập (IF) và thời gian đạt đến xâm nhập (ML). ML cho thấy khả năng đạt được cương dương để tiến hành thâm nhập, IF thể hiện sự duy trì cương dương để tiến hành giao hợp. Chỉ số IF rất quan trọng, nó gắn liền với hoạt động của dương vật, và là tiền đề cho hiện tượng xuất tinh. Vì vậy IF phản ánh rõ hiệu quả giao cấu (potency) hơn ML, tuy nhiên ML còn phản ánh ham muốn tình dục (sexual motivation), tăng cường ham muốn tình dục cũng làm giảm ML [24, 45].

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.1 và 3.2 cho thấy việc dùng liều đơn sildenafil 10 mg/kg làm tăng tỷ lệ chuột thể hiện hành vi xâm nhập và số lần xâm nhập (IF) so với lô chứng thể hiện tác dụng tăng cường hiệu quả giao cấu của sildebafil. Kết quả này phù hợp với cơ chế tác dụng của sildenafil là cải thiện chức năng cương dương thông qua ức chế PDE5 tăng cường hoạt động của cGMP gây giãn mạch máu đến thể hang tăng cường cương dương. Tác dụng tăng cường hiệu quả giao cấu và cải thiện chức năng cương dương của sildenafil cũng được ghi nhận trong nghiên cứu của A. Ottani và cộng sự (2002) trên đối tượng chuột xuất tinh chậm và xuất tinh bình thường [21]. OS35 liều 150 mg/kg liều đơn làm tăng tỷ lệ chuột thể hiện hành vi xâm nhập, tăng số lần xâm nhập một cách có ý nghĩa thống kê so với lô chứng (p < 0,05), tương tự như sildenafil. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước của nhóm nghiên cứu về tác dụng của OS35 trên test cương dương, việc dùng OS35 sau 15 phút đã làm tăng có ý nghĩa độ dài dương vật thỏ so với lô chứng (kết quả chưa được công bố). Như vậy có thể kết

luận, ngay khi dùng OS35 với liều 150 mg/kg sau 15 phút đã thể hiện tác dụng tăng cường hiệu quả giao cấu do đó làm tăng số lần xâm nhập và tỷ lệ chuột xâm nhập. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Chen J, et al. osthole gây dãn cơ trơn thể hang cô lập theo cơ chế ức chế PDE5, tăng cường giải phóng NO [17]. Nghiên cứu của Yan trên đối tượng là chuột cống thiến sử dụng liên tục osthole trong 20 ngày, cả liều cao và liều thấp osthole đều làm tăng cường hoạt động của NOS [47].

Tuy nhiên ngoài tăng số lần xâm nhập, OS35 còn làm giảm thời gian đạt đến xâm nhập có ý nghĩa thống kê so với lô chứng (p < 0,05). Chỉ số thời gian đạt đến xâm nhập là chỉ số vừa phản ánh hiệu quả giao cấu (potency) vừa phản ánh sự ham muốn tình dục (sexual motivation). Như vậy, khác với sildenafil ngoài cơ chế gây dãn mạch máu đến thể hang, OS35 còn tác dụng theo cả cơ chế khác làm tăng ham muốn tình dục.

Hoạt động xuất tinh (Ejaculation): xuất tinh là sự phóng ra của tinh dịch qua

một chuỗi hiện tượng phức hợp xảy ra vào giai đoạn cuối của cuộc giao hợp. Đối với nam giới, xuất tinh là sự kết thúc của quá trình giao hợp. Sau khi xuất tinh, người nam giới đã thỏa mãn hoàn toàn; trong khi ở nữ giới, khoái cảm còn duy trì một thời gian dài rồi mới giảm xuống từ từ. Một cuộc giao hợp trọn vẹn làm tăng sự hòa hợp khăng khít của mỗi cặp vợ- chồng, xuất tinh quá sớm làm cho người phụ nữ chưa đủ thời gian nhận cảm các khoái cảm để thỏa mãn hoàn toàn; ngược lại, xuất tinh chậm hoặc không xuất tinh cũng khiến cho người nam giới không đạt được khoái cảm dẫn đến trạng thái căng thẳng, bực bội, người phụ nữ có tâm trạng chịu đựng, chán chường [2].

Kết quả ở bảng 3.1, 3.2 và 3.3 cho thấy việc dùng liều đơn OS35 và sidenafil không làm tăng tỷ lệ chuột thể hiện hành vi xuất tinh và giảm thời gian đạt đến xuất

tinh so với lô chứngmà không ảnh hưởng đến các hành vi khác. Việc cải thiện hành vi

xuất tinh cần cơ chế toàn diện và cần sự tác động lâu dài. Việc cải thiện hành vi xuất tinh thể hiện khi dùng lặp lại OS35 ở mức liều 150mg/kg, thuốc làm tăng tỷ lệ chuột

xuất tinh và giảm thời gian đạt đến xuất tinh có ý nghĩa thống kê so với lô chứng (p < 0,05).

Thời gian đạt tới nhảy lại (Post interval ejaculation) là khoảng thời gian để chuột hồi sức lại sau mỗi đợt giao cấu, và cũng là chỉ số đánh giá sự ham muốn tình dục [43, 45]. Thí nghiệm này cho thấy OS35 và sildenafil khi dùng liều đơn không làm tăng tỷ lệ chuột nhảy lại và không làm giảm thời gian chuột đạt tới nhảy lại so với lô chứng. Tuy nhiên việc dùng lặp lại OS35 sau 5 ngày làm tăng đáng kể tỷ lệ chuột nhảy lại và giảm thời gian chuột đạt tới nhảy lại so với lô chứng (p < 0,05).

Như vậy OS35 dùng liều đơn làm tăng tỷ lệ chuột nhảy, xâm nhập, làm giảm thời gian chuột đạt tới nhảy, làm tăng số lần xâm nhập và giảm thời gian chuột đạt xâm nhập so với lô chứng, tuy nhiên không ảnh hưởng đến tỷ lệ và thời gian chuột xuất tinh và nhảy lại. Việc dùng lặp lại OS35 sau 5 ngày làm tăng tỷ lệ, giảm thời gian chuột đạt tới xuất tinh và giảm thời gian chuột nhảy lại, giảm thời gian chuột đạt tới hành vi nhảy nhưng không ảnh hưởng đến tỷ lệ và thời gian chuột đạt tới xâm nhập. Tác dụng trên hành vi xâm nhập đã được chứng minh do cơ chế cơ chế ức chế PDE5, tăng cường giải phóng NO, gây dãn mạch thể hang. Tuy nhiên cơ chế này không giải thích được cho tác dụng của thuốc trên hành vi nhảy, xâm nhập, xuất tinh đặc biệt khi dùng ở liều lặp lại. Với mong muốn bước đầu tìm hiểu cơ chế của OS35 trên việc dùng liều lặp lại, đề tài tiến hành đánh giá tác dụng của osthole theo một số cơ chế khác. Trong đó, cơ chế có liên quan nhiều nhất được cho là do tính androgen của thuốc. Theo Agmo, bất cứ một yếu tố nào ảnh hưởng đến nồng độ testosteron máu đều ảnh hưởng đến hành vi giao cấu của chuột. Do testosteron có vai trò rất quan trọng trong việc khởi động tình dục, hoạt hóa, thức tỉnh và thúc đẩy sự ham muốn tình dục. Các thuốc có hoạt tính androgen, gonadotropin hay estrogen đều được xem là có tác dụng kích dục “aphrodisiac” [12, 13]. Do vậy đề tài tiến hành đánh giá hoạt tính androgen của OS35.

3.3.2. Hoạt tính androgen của OS35 trên chuột cống đực trưởng thành

Hành vi tình dục là sự phối hợp tổng thể của thần kinh trung ương, thần kinh ngoại vi, tuyến sinh dục, chức năng cương dương, sự xuất tinh. Các thuốc tác dụng theo cơ chế thần kinh trung ương, theo cơ chế ngoại vi, tác dụng trên tuyến sinh dục đều làm tăng hoạt động tình dục. Mô hình nghiên cứu tác dụng của thuốc trên hoạt động tình dục có tính chất sàng lọc tuy nhiên chưa định hướng cơ chế tác dụng của thuốc. Với mong muốn tìm hiểu cơ chế tác dụng của OS35 trên hành vi tình dục, đề tài tiến hành đánh giá hoạt tính androgen của OS35 thông qua sự thay đổi khối lượng cơ quan sinh dục phụ của chuột cống đực trưởng thành.

Androgen là những hormon steroid, có tác dụng kích thích hay kiểm soát sự phát triển và duy trì các đặc tính nam thứ phát của động vật có xương sống. Những androgen quan trọng trong cơ thể là testosteron, dihydrotestosteron (DHT), dehydroepiandrosteron (DHEA), androstenedion và androstenendiol, trong đó androgen chính là testosteron [1, 7].

Với nam giới sau thời kỳ dậy thì, testosteron làm xuất hiện và bảo tồn các đặc tính sinh dục nam thứ phát như làm tăng kích thước của dương vật, tinh hoàn, làm phát triển tuyến tiền liệt, túi tinh, đường dẫn tinh. Testosteron sẽ kích thích hình thành và phát triển các đặc điểm sinh dục thứ cấp từ khi bắt đầu dậy thì đến khi thành thục về tính dục [2, 3].

Trong cơ thể nam giới, testosteron được bài tiết chủ yếu từ tế bào Leydig của tinh hoàn (95%) và một lượng nhỏ được bài tiết ở tuyến thượng thận. Tế bào Leydig bài tiết testosreron thông qua cơ chế điều hòa phức hợp vùng dưới đồi – tuyến yên – tinh hoàn. Vùng dưới đồi phóng thích ra GnRH, GnRH tác động lên các tế bào hướng sinh dục nằm rải rác trong thùy trước tuyến yên để tổng hợp FSH và LH. LH tác động vào các tế bào Leydig ở tinh hoàn để sản xuất testosteron, FSH có vai trò gián tiếp trong quá trình sản xuất steroid bằng cách thúc đẩy sự trưởng thành của các tế bào

Leydig và tăng số lượng thụ thể LH trên màng tế bào Leydig. Ngược lại hormon sinh dục và chất chuyển hóa nhờ men aromatase của chúng ức chế các hormon hướng sinh dục vùng dưới đồi và tuyến yên [1, 3].

Hiện nay trên thế giới, mô hình được sử dụng phổ biến để đánh giá hoạt tính androgen của thuốc là mô hình Hershberger. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã nghiên cứu và chuẩn hóa mô hình kết luận: đây là mô hình đáng tin cậy, dễ tiến hành, độ lặp lại cao. Mô hình được tiến hành trên đối tượng là chuột đực non thực nghiệm và chuột trưởng thành [34]. Trong mô hình Hershberger, hoạt tính androgen của thuốc thử được xác định dựa vào sự tăng khối lượng của các cơ quan sinh dục phụ bao gồm túi tinh, tuyến tiền liệt, tuyến cowper, cơ nâng hậu môn, quy đầu, tinh hoàn. Đây là các cơ quan có sự phát triển phụ thuộc nhiều vào hoạt động của androgen. Khi khối lượng của hai hay trên hai cơ quan tăng lên có ý nghĩa thống kê so với lô chứng, thuốc thử được coi là có hoạt tính androgen [34].

Trong thử nghiệm hoạt tính androgen của OS 35 với chứng dương là testosteron propionat tiêm dưới da liều 0,4 mg/kg. Kết quả nghiên cứu ở hình 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6 cho thấy testoteron propionat tiêm dưới da liên tục 10 ngày thể hiện hoạt tính androgen rõ rệt làm tăng khối lượng của túi tinh, tuyến cowper, cơ nâng hậu môn, tuyến tiền liệt. Kết quả này trùng hợp với các nghiên cứu trước đây khi tiến hành trên chuột cống không thiến.

OS35 có tác dụng androgen, tác dụng này của thuốc phụ thuộc liều, liều 150 mg/kg chỉ làm tăng khối lượng của túi tinh tuy nhiên chưa làm tăng khối lượng các cơ quan khác, trong khi OS35 mức liều 250 mg/kg làm tăng cả túi tinh và tuyến cowper. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Yuan về nghiên cứu ảnh hưởng của osthole lên nồng độ androgen và hoạt động của NOS trên chuột cống thiến. Nghiên cứu cho thấy nồng độ testosteron, LH, FSH đều tăng lên trong huyết tương chuột cống thiến sau

20 ngày dùng osthole. Cơ chế tác dụng của osthole có thể tương tự như các androgen hay các hormon tuyến yên [47].

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KẾT LUẬN

Từ kết quả thu được trên các mô hình dược lý thực nghiệm thực hiện trong đề tài chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Về tác dụng tăng cường chức năng sinh dục nam:

Liều đơn 150 mg/kg OS35 có tác dụng tăng cường chức năng sinh dục nam thể hiện qua việc tăng tỷ lệ chuột nhảy, xâm nhập và rút ngắn thời gian nhảy và xâm nhập so với lô chứng (p < 0,05).

Việc sử dụng liều lặp lại OS35 sau 5 ngày với liều 150 mg/kg ngoài việc rút ngắn thời gian nhảy còn làm giảm thời gian đạt tới xuất tinh, thời gian nhảy lại so với lô chứng (p < 0,05).

2. Về ảnh hưởng của OS35 lên hoạt tính androgen:

OS35 có tác dụng tăng hoạt tính androgen, tác dụng này phụ thuộc liều. Ở liều 150 mg/kg thuốc làm tăng trọng lượng túi tinh, liều 250 mg/kg thuốc làm tăng cả trọng lượng túi tinh và tuyến cowper có ý nghĩa so với lô chứng (p < 0,05).

ĐỀ XUẤT

Để có thể khai thác và sử dụng OS35 có hiệu quả trong điều trị rối loạn chức năng sinh dục nam, đề tài xin đề xuất

1. Tiếp tục đánh giá tác dụng của OS35 trên động vật được gây suy giảm chức năng tình dục.

2. Đánh giá độ an toàn của OS35 thông qua đánh giá độc tính bán trường diễn, độc

tính sinh sản.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Trần Quán Anh; Nguyễn Bửu Triều (2002), Bệnh học giới tính nam, NBX Y

học, Hà Nội.

2. Bộ Môn Sức Khỏe Sinh Sản, Trường Đại Học Y Tế Công Cộng (2004), Bài

giảng sức khỏe sinh sản, NXB Y học, Hà Nội.

3. Bộ Y Tế (2007), Sinh lý học, NXB Y học, Hà Nội, 340-350.

4. Bộ Y Tế (2008), Dược liệu học, Vol. 1, NXB Y học, Hà Nội, 49.

5. Nguyễn Thị Hải Hà (2008), Tổng quan các mô hình nghiên cứu tác dụng của thuốc trên chức năng sinh sản nam, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.

6. Bùi Đức Hiển (2010), Androgen và vai trò của androgen đối với bệnh lý suy sinh dục ở nam giới, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.

7. Vương Tiến Hoà (2012), Bệnh học nam giới với sinh sản và tình dục, NXB Y

học, Hà Nội.

8. Hosrem (2006), Lý thuyết nam khoa cơ bản, NXB Y học, Hồ Chí Minh.

9. Dương Thị Ly Hương (2012), Nghiên cứu tác dụng lên chức năng sinh sản và

độc tính của rễ bá bệnh Việt Nam (Eurycoma longifoia J.) trên động vật thực nghiệm, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

10. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội,

82.

11. TS. Nguyễn Quang (2012), Bệnh học nam khoa cơ bản, NXB Y học, Hà Nội.

TIẾNG ANH

12. Agmo, A. (1997), "Male rat sexual behavior", Brain research protocols 1, pp. 203 – 209.

13. Agmo, A. and Fernandez, H. (1989), "Dopamine and sexual behavior in the male rat: a reevaluation", J Neural Transm. 77(1), pp. 21-37.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng tăng cường chức năng sinh dục nam của OS35 trên chuột cống đực thực nghiệm (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)