Phân tích theo ngành nghề.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH LONG AN (Trang 26 - 27)

Bảng 15: Nợ quá hạn theo ngành nghề qua ba năm 2005-2007

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Công nghiệp chế biến 3.563 2.026 3.566 -1.537 -43,14 1.540 76,01 Ngành xây dựng 4.294 1.376 4.941 -2.918 -67,96 3.565 259,08 Ngành thương nghiệp 9.010 2.362 2.652 -6.648 -73,78 290 12,28 HĐ phục vụ cá nhân 3.226 940 2.007 -2.286 -70,86 1.067 113,51 Ngành khác 2.438 1.347 2.778 -1.091 -44,75 1.431 106,24 Tổng 22.531 8.051 15.944 -14.480 -64,27 7.893 98,04 (Nguồn: Phòng Tín dụng)

Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thì nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi. Khách hàng đến ngân hàng vay tiền về để sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, xây dựng…. thì bên cạnh những người cố tình hay không có thiện ý trả đúng hạn thì còn có nhiều khách hàng do trong quá trình sản xuất, kinh doanh của mình có nhiều rủi ro nên dẫn đến quá hạn. Thường thì trong các ngành như công nghiệp chế biến, và ngành thương nghiệp là ngành thường xảy ra nợ quá hạn nhiều nhất. Để hiểu rõ hơn ta đi vào phân tích nợ quá hạn theo ngành nghề của chi nhánh qua ba năm 2005-2007.

Hình 18: Kết cấu nợ quá hạn theo ngành qua ba năm

Qua bảng số liệu ta thấy nợ quá hạn của chi nhánh chủ yếu tập trung vào ba ngành: ngành công nghiệp chế biến, ngành xây dựng và ngành thương nghiệp.

Đối với ngành xây dựng: Tình hình nợ quá hạn của ngành này có xu hướng tăng giảm không ổn định qua ba năm. Cụ thể năm 2006 nợ quá hạn chiếm tỷ trọng 17% trên tổng nợ quá hạn giảm 2% so với tỷ trọng năm 2005, với mức là 1.376 triệu đồng, giảm 2.918 triệu đồng, tương ứng giảm 67,96% so với năm 2005. Tính đến cuối năm 2007 nợ quá hạn của ngành chiếm tỷ trọng 31% trên tổng nợ quá hạn tăng 14% so với tỷ trọng năm 2006. Hay ở mức 4,941 triệu đồng tăng 3.565 triệu đồng tương ứng tăng 259,08% so với cùng kỳ năm 2006.

Đối với ngành thương nghiệp và ngành công nghiệp chế biến tình hình nợ quá hạn giảm trong năm 2006 nhưng lại tăng mạnh trở lại vào năm 2007. Nợ quá hạn của hai ngành này cần được giảm xuống, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ mang đến nhiều rủi ro cho Ngân hàng. Và nợ quá hạn của hoạt động phục vụ cá nhân cũng giảm đáng kể trong năm 2006 với mức là 940 triệu giảm 70,86% so với năm 2005. Đến năm 2007 nợ quá hạn của ngành này ở mức là 2.007 triệu đồng tăng 1.067 triệu đồng, tương ứng tăng 113,51% so với năm trước. Ngoài ra nợ quá hạn đối với các ngành khác như nông nghiệp, thủy sản … cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu nợ quá hạn của Ngân hàng. Cụ thể năm 2005 chiếm tỷ trọng 11%, năm 2006 chiếm 17% và năm 2007 là 17% trên tổng số nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH LONG AN (Trang 26 - 27)