Bước 1: Download bộ cài Joomla
Các bạn nên vào trực tiếp trang download của Joomla tại địa chỉ: http://www.joomla.org/download.html
Và thực hiện download phiên bản mới nhất tại thời điểm hiện tại về để tiến hành cài đặt.
Bước 2: Giải nén bộ cài đặt Joomla ra thư mục Hosting chạy web
Tùy vào định dạng nén của bộ cài đặt mà bạn có thể dùng các chương trình giải nén tùy loại để có thể giải nén bộ cài.
Ảnh 1: Chụp cấu trúc thư mục của Joomla 3.2.x Bước 3: Tiến hành cài đặt
Cài đặt bằng cách truy cập trực tiếp bằng trình duyệt.
Với các bạn cài đặt trên XAMPP, thì đường dẫn sẽ có dạng: http://localhost/ten_thu_muc_joomla/
Hoặc: http://127.0.0.1/ten_thu_muc_joomla/
Như các bạn thấy ngay trên màn hình, bước đầu tiên của Joomla thực hiện công việc kiểm tra các thông số cấu hình yêu cầu để Joomla có thể hoạt động được. Trong phần kiểm tra có 2 cột khác nhau:
Pre-installation Check: Phần yêu cầu bắt buộc để Joomla có thể hoạt động được. Bắt buộc tất cả các thông số đều phải được thỏa mãn.
Recommended setting: Các cấu hình mà Joomla khuyến cáo tốt nhất để website hoạt động. Nghĩa là ở các cột này, nếu các thông số nếu thỏa mãn thì rất tốt, còn không thì cũng không sao.
Trong bài hướng dẫn này, ngay đến đây, có 1 thông số chính thay đổi mà từ phiên bản Jooma 3.2.x trở đi yêu cầu đó là Magic Quote GPC = Off. Tức là bắt buộc Hosting phải tắt chức năng mở rộng này của PHP.
Các bạn có thể tham khảo trực tiếp tất cả các cách tắt module này tại đây: http://php.net/manual/en/security.magicquotes.disabling.php
Còn ở đây, tôi dùng cách nhanh nhất để vô hiệu hóa thành phần mở rộng này, cách này thông dụng ở chỗ dễ thực hiện, và được đa số hầu hết các nhà cung cấp Hosting hỗ trợ.
Thực hiện bằng cách thêm dòng code sau đây vào ngay đầu tiên của file .htaccess php_flag magic_quotes_gpc Off
Sau khi Joomla kiểm tra thỏa mãn hoàn toàn các chức năng yêu cầu, thì bạn mới có thể chuyển sang bước kế tiếp:
Bước này Joomla yêu cầu bạn khai báo các thông số chính cho website. Chi tiết bao gồm:
Site name: Tên của website
Description: Mô tả ngắn website của bạn
Admin email: Tài khoản email của người quản trị chính Admin username: Tên đăng nhập cho người quản trị chính
Password: Mật khẩu cho tài khoản người quản trị chính (Nhập 2 lần xác nhận) Site offline: Kích hoạt là “Yes” nếu bạn muốn dựng website nhưng chưa muốn cho khách duyệt web có thể xem được ngay.
Sau khi cung cấp xong các thông tin cơ bản, các bạn sẽ chuyển sang bước kế tiếp
Trong bước này, các bạn phải khai báo kết nối đến cơ sở dữ liệu. Các thông số chi tiết bao gồm:
Database type: Kiểu module PHP kết nối với MySQL. Nên để mặc định của Joomla đã chọn lựa.
Hostname: thông thường là localhost. Nếu hosting của bạn đặt server MySQL tại địa chỉ khác, thì có thể nhập IP của server hoặc domain của server tùy thuộc vào cách cấu hình MySQL trên server đó.
Username: Tên tài khoản truy cập cơ sở dữ liệu. Thông thường nếu bạn cài thử trên máy cá nhân dùng XAMPP, WAMPP thì username thường để luôn tài khoản gốc là root
Password: Mật khẩu của tài khoản truy cập cơ sở dữ liệu. Mật khẩu này nếu bạn sử dụng Hosting thì do khi tại Username bạn thiết lập. Còn nếu dùng các môi trường test như XAMPP thì mật khẩu mặc định để trống.
Database name: Tên cơ sở dữ liệu
Table Prefix: Tiếp đầu ngữ cho các bảng trong cơ sở dữ liệu. Có thể để Joomla lựa chọn ngẫu nhiên, hoặc nhập vào giá trị bạn muốn.
Old database process: Tiến trình cho biết Joomla sẽ đối xử thế nào nếu cơ sỡ dữ liệu bạn khai báo ở trên đã có dữ liệu. Chọn mặc định là Backup nếu muốn sao lưu lại, còn Remove nếu muốn xóa bỏ các dữ liệu đã có.
Sau khi đã điền xong các thông số, bạn sẽ đến với bước tiếp theo
Đến phần này, hầu hết các thông số bạn đã cài đặt xong, hệ thống Joomla đã được đặt vào bệ phóng chuẩn bị hoạt động. Tại bước này, thêm 1 thông số lựa chọn nữa cho bạn là có muốn cài đặt dữ liệu mẫu vào website hay không. Nếu bạn chưa từng
liệu mẫu chuẩn vào website cho bạn. Còn nếu bạn đã biết dùng và chuẩn bị xây dựng website mới, thì nên chọn là None và đến bước kế tiếp:
Tiếp theo Joomla sẽ thực thi công việc tương tác với cơ sở dữ liệu của bạn. Cho đến khi hiện ra giao diện như hình trên, thì việc cài đặt website đã được hoàn tất.
Và để bảo mật website, thì Joomla yêu cầu bạn phải xóa bỏ thư mục cài đặt của Joomla tên là Installation khỏi website.
Từ phiên bản 1.6 trở đi, Joomla đã tích hợp sẵn chức năng xóa bỏ vào trình cài đặt. Bạn có thể click vào nút “Remove installation folder” để xóa. Hoặc vào trực tiếp trình quản lý file của máy tính để xóa thư mục này.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG 2.1. Khảo sát hệ thống.
2.1.1.Giới thiệu đề tài Website bán đồ lưu niệm
* Thực trạng:
Hiện nay, cửa hàng vẫn áp dụng hình thức bán hàng trực tiếp và thanh toán theo phương thức truyền thống. Theo đó, khi khách hàng có nhu cầu mua hàng họ sẽ tới tận cửa hàng để xem và tìm hiểu sản phẩm mình muốn mua và thanh toán trực tiếp với cửa hàng.
Khách hàng đến với Việt Khôi thuộc nhiều đối tượng khác nhau. Phần lớn là sinh viên từ các trường đại học và các khách hàng có nhu cầu mua hàng ở khu vực lân cận.
Ưu điểm:
- Giao hàng trực tiếp tới tay khách hàng hoặc các đối tác, khách hàng sẽ có thể kiểm tra hàng trước khi mua vì thế cửa hàng dễ dàng nhận được ý kiến, yêu cầu, trao đổi trực tiếp từ khách hàng.
- Là hình thức đơn giản, không đòi hỏi công nghệ hiện đại, yêu cầu nhân lực. - Độ an toàn và tin cậy cao
Nhược điểm:
- Tốn kém chi phí, thời gian - Hạn chế không gian địa lý.
*Giải pháp:
Website giới thiệu sản phẩm sẽ là công cụ hỗ trợ việc bán hàng hiệu quả nhất cho cửa hàng. Website sẽ là cầu nối để khách hàng có thể tiếp cận sản phẩm, dịch vụ của cửa hàng một cách hiệu quả. Website sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cửa hàng như:
- Cung cấp thông tin nhanh chóng, mang tính cập nhật để phục vụ tốt các đối tượng khách hàng.
- Thông tin luôn sẵn sang có trên website và có thể được xem bất kỳ lúc nào, tìm kiếm dễ dàng.
- Tiết kiệm chi phí, thời gian.
* Ý nghĩa:
- Đối với khách hàng: Khách hàng sẽ tiết kiệm thời gian lựa chọn tìm sản phẩm, chi phí đi lại cho mình. Thay vào đó họ chỉ cần ở nhà sử dụng máy tính truy cập Internet mà có thể tìm thấy được tất cả các thông tin về mặt hàng mình cần mua, thao tác đơn giản nhanh chóng đã có thể đặt hàng và được giao hàng tận nơi trong thời gian sớm nhất.
- Đối với cửa hàng: Ngoài lợi ích đem lại cho người tiêu dùng, nó còn giúp cho cửa hàng mở rộng thị trường, thu hút thêm nhiều khách hàng, cắt giảm được nhiều chi phí, quảng bá thương hiệu và sản phẩm một cách rẻ và hiệu quả, thuận tiện cho việc quản lý sản phẩm và các dịch vụ khuyến mãi, chăm sóc khách hàng, nhất là giao dịch sẽ được thực hiện nhanh chóng và an toàn giúp cửa hàng thu hồi lợi nhuận trong thời gian ngắn nhất.
3.1.2. Các chức năng chính trong hệ thống Phần quản trị web
Quản lý tài khoản người quản trị
• Đăng nhập • Đổi mật khẩu • Đăng xuất
Quản lý tài khoản người dùng
• Quản lý thông tin khách hàng.
Quản lý danh mục tin tức
• Quản lý danh mục tin tức • Quản lý bài viết tin tức
Quản lý banner
• Quản lí banner • Quản lý quảng cáo
Quản lý đối tác Quản lý Back up
Chức Năng Tìm Kiếm
Quản lý và hiển thị danh mục các website liên kết Quản lý việc lấy tin từ website khác
Quản lý các tệp đa phương tiện (video, flash, mp3, hình)
2.1.2.Các yêu cầu trong hệ thống
Phần giao diện:
• Thân thiện, dễ sử dụng với người duyệt web.
• Thể hiện được màu sắc của công ty thông qua các màu chủ đạo. • Bố cục website rõ ràng, không quá phức tạp tránh gây khó chịu cho
người dùng.
• Đảm bảo sự linh động cho website, không để các liên kết rỗng. • Màu sắc font chữ được định dạng hợp lý, phù hợp với nội dung của
website.
• Tin tức cập nhật thường xuyên • Trung thực chính xác ngắn gọn
Phần chức năng:
• Đảm bảo đầy đủ chức năng của một hệ thống website thương mại điện tử.
• Đảm bảo tính linh động cho các chức năng (module) để có thể chỉnh sửa dễ dàng khi muốn nâng cấp hoặc hệ thống gặp lỗi. Giúp lập trình viên có thể dễ dàng tìm và sửa được lỗi.
• Chức năng gọn nhẹ những phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu thực tế của hệ thống.
• Chức năng dễ sử dụng với cả người quản trị và người xem
Đối tượng sử dụng hệ thống:
o Người quản trị (Admin)
o Khách hàng (Người dùng) a, Khách hàng
Khách hàng là những người dùng có nhu cầu mua hàng. Họ sẽ tìm kiếm những mặt hàng cần thiết từ hệ thống và đặt mua những mặt hàng này. Vì thế trang web phải thỏa mãn những chức năng sau:
+ Hiển thị danh mục sản phẩm để khách hàng xem và chọn. - Đưa ra các sản phẩm mới
- Đưa ra sản phẩm bán chạy.
+ Cung cấp chức năng tìm kiếm sản phẩm. Với nhu cầu của người sử dụng khi bước vào trang web thương mại là tìm kiếm các mặt hàng mà họ cần và muốn mua. Đôi lúc cũng có nhiều khách hàng vào website này không có ý định mua gì thì yêu cầu hệ thống là làm thế nào để khách hàng có thể tìm kiếm nhanh và hiệu quả các mặt hàng mà họ cần tìm.
+ Sau khi khách hàng lựa chọn xong những mặt hàng cần đặt mua và thanh toán thì hệ thống có chức năng hiển thị đơn đặt hàng để khách hàng nhập những thông tin cần thiết, tránh đòi hỏi hay những thông tin yêu cầu quá nhiều, quá chi tiết từ phía khách hàng, tạo cảm giác thoải mái riêng tư cho khách hàng.
+ Xem thông tin về cửa hàng + Gửi phản hồi
Ngoài ra khách hàng còn có một số chức năng sau: đăng ký, đăng nhập. Khách hàng có thể thay đổi thông tin cá nhân, mật khẩu của mình.
b, Người quản trị
Người quản trị là người làm chủ hệ thống, họ có quyền kiểm soát mọi hoạt động của website. Mỗi người quản trị Web sẽ được cấp một username và password để thực hiện việc đăng nhập và chỉnh sửa theo ý muốn. Nếu đăng nhập thành công thì người quản trị sẽ có những chức năng sau:
* Cập nhật thông tin shop * Quản lý sản phẩm
- Thêm sản phẩm mới - Xóa sản phẩm
- Sửa thông tin sản phẩm
- Hiển thị số lượng tồn của sản phẩm.
* Quản lý hóa đơn hàng
- Hiển thị danh sách các đơn đặt hàng đã giao hay chưa giao. Đánh dấu tình trạng giao hàng ứng với đơn đặt hang đã giao.
- Xóa đơn đặt hàng
* Quản lý khách hàng
- Hiển thị thong tin khách hàng. - Sắp xếp khách hàng..
* Trả lời phản hồi
2.3. Cách thức thực hiện của từng đối tượng 2.3.1. Khách hàng 2.3.1. Khách hàng
a,Xem sản phẩm bán chạy
1. Người dùng vào trang web (trang chủ)
2. Click vào xem sản phẩm bán chạy (hoặc click xem thêm) 3. Click vào Chi tiết… để xem chi tiết sản phẩm
4. Hiển thị thông tin sản phẩm gồm: tên sản phẩm, mã sản phẩm, giá, hình ảnh, phí vận chuyển, các dịch vụ khác,…
5. Có thể xem được các sản phẩm liên quan 6. Kết thúc (có thể click mua hàng).
b, Thêm vào giỏ hàng
1. Người dùng đang ở trang xem sản phẩm cần mua 2. Click vào Mua Ngay
3. Chọn sản phẩm
4. Sản phẩm tự đưa vào giỏ hàng. Hiển thị thông tin Giỏ hàng gồm: Xóa, Sản phẩm, đơn giá, số lượng, thành tiền…. Khách hàng có thể mua thêm.
6. Đăng nhập hoặc tạo tài khoản mới c, Xem, sửa, xóa sản phẩm trong giỏ hàng
1. Click giỏ hàng
2. Tùy chỉnh thêm, sửa, xóa sản phẩm trong giỏ hàng 3. Kết thúc (có thể đặt mua hoặc không)
d, Xem, hủy đơn hàng đã đặt 1. Click Lịch sử mua hàng 2. Chọn xóa sản phẩm 3. Kết thúc e, Gửi phản hồi 1. Click phản hồi 2. Nhập thông tin 3. Gửi
f,Xem thông tin cửa hàng 1. Click thông tin Shop 2. Chọn thông tin cần xem 3. Kết thúc
g, Sửa thông tin cá nhân nếu có tài khoản 1. Click chọn thông tin cá nhân 2. Chỉnh sửa thông tin
3. Kết thúc h, Tìm kiếm sản phẩm
2.3.2. Người quản trị (admin)
a, Cập nhật thông tin shop b, Quản lý sản phẩm c, Quản lý hóa đơn bán d, Quản lý khách hàng e, Trả lời phản hồi f, thống kê
Thống kê số lượng sản phẩm đã bán được, tổng giá trị mình đã thu về cho sản phẩm đó, thống kê xem khách hàng đã mua bao nhiêu hàng, đã thanh toán cho mình bao nhiêu.
2.4. Biểu đồ Use case tổng quát
Người quản trị cũng có tất cả những chức năng của khách vãng lai và thành viên.
2.5. Các biểu đồ cho từng chức năng của hệ thống1/ Chức năng xem thông tin shop 1/ Chức năng xem thông tin shop
* Biểu đồ trình tự:
2-Chức năng xem thông tin sản phẩm
* Biểu đồ trình tự:
3/ Chức năng tìm kiếm sản phẩm
* Biểu đồ trình tự:
4/ Chức năng đăng ký
* Biểu đồ trình tự:
5/ Chức năng thêm vào giỏ hàng
7/ Chức năng đăng nhập
* Biểu đồ hoạt động:
* Biểu đồ trình tự:
8/ Chức năng thanh toán
9/ Chức năng xem các đơn đặt hàng 10/ Chức năng sửa thông tin cá nhân
* Biểu đồ trình tự:
11/ Chức năng đặt hàng
* Biểu đồ trình tự:
12/ Chức năng gửi phản hồi 13/ Chức năng quản lý hóa đơn
* Biểu đồ trình tự:
14/ Chức năng quản lý sản phẩm
*Biểu đồ trình tự:
15/ Chức năng quản lý thành viên
*Biểu đồ trình tự:
16/ Chức năng cập nhật thông tin cửa hàng
16/ Chức năng trả lời phản hồi 17/ Chức năng thống kê Tổng hợp Các View View errors message data show() showerrors() showmessage() Các controller Controller model view loadModel() memberController login() logout() register() profile() pageController gioi thieu() lien he() cartController viewcart() checkout() checkout2() checkout3() add() setqty() remove() sanphamController sanphammoi() sanphambanchay() chitietsanpham() timkiem() danhmuc() <<use>> <<use>> <<use>> <<use>> Các model
Model errors data messages db memberModel login() updateUserSession() GetMemberInfo() register() updateprofile() changepassword() OrderModel orderhistory() cancel() opname() Getdetail() cartModel getCart() remove() buildOrder() completeOder() sanphamModel Laysanphammoi() laysanphambanchay() laythongtinsanpham() timkiem() Sptrongdanhmuc() <<use>> <<use>> <<use>> <<use>>
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG WEBSITE
3.1 Giao diện trang chủ
Hình ảnh giao diện trang chủ
Trang chủ là trang web mà khi người dùng gõ địa chỉ website nó sẽ hiển thị ra đầu tiên. Vì vậy, trang chủ phải là trang mà thể hiện được toàn bộ các nội dung của website một cách tổng quát nhất. Các sản phẩm mới nhất của công ty phải được thể hiện một cách đầy đủ. Giao diện thân thiện bắt mắt là yếu tố đầu tiên cho người duyệt có cảm hứng xem các nội dung tiếp theo. Bố cục chặt chẽ, gọn gàng của website sẽ làm cho website trở nên trong sáng, đẹp hơn.
3.2 Giao diện form đăng nhập